Cơ sở thực tiễn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng mô hình truyền thông về biến đổi khí hậu cho đối tượng nông dân tại huyện hương khê, tỉnh hà tĩnh luận văn ths biến đổi khí hậu (Trang 28 - 33)

CHƢƠNG I TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.4.Cơ sở thực tiễn

1.4.1. Thực trạng vấn đề truyền thông về biến đổi khí hậu cho nông dân

Ngày 21 tháng 7 năm 2014, Hội nghị lần thứ tƣ Ban Chấp hành Trung ƣơng Hội Nông dân Việt Nam (Khóa VI đã ban hành nghị quyết Số 20 -NQ/HNDTW về nâng cao trách nhiệm của hội nông dânViệt Nam tham gia bảo vệ môi trƣờng nông thôn và chủ động thích ứng với BĐKH giai đoạn 2014 - 2020.

Trên cơ sở Nghị quyết 20 - NQ/HNDTW, Ban Thƣờng vụ Trung ƣơng hội chỉ đạo triển khai thực hiện nghị quyết trong hệ thống hội. Các tỉnh, thành hội tổ chức nghiên cứu, phổ biến, quán triệt Nghị quyết đến cơ sở hội, cán bộ, hội viên, nông dân; xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết phù hợp điều kiện thực tế của địa phƣơng. Thƣờng xuyên kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm trong quá trình triển khai thực hiện nghị quyết. Hàng năm, báo cáo ban thƣờng vụ Trung ƣơng hội kết quả thực hiện nghị quyết.

Các nội dung, mục tiêu cụ thể của Nghị Quyết 20-NQ/HNDTW:

1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm bảo vệ môi trƣờng nông thôn,sử dụng tiết kiệm tài nguyênvà thích ứng với biến đổi khí hậu

Tuyên truyền, vận động, giáo dục nâng cao nhận thức của cán bộ, hội viên, nông dân nắm vững và chấp hành đúng các chủ trƣơng, chính sách, pháp luật về tài nguyên và môi trƣờng, ứng phó với BĐKH. Thƣờng xuyên cập nhật, nghiên cứu, cụ thể hoá chủ trƣơng, chính sách của Đảng và nhà nƣớc về bảo vệ môi trƣờng, ứng phó với BĐKH trong hệ thống hội, phù hợp với yêu cầu thực tế địa bàn nông thôn. Chú trọng đổi mới nội dung, hình thức tổ chức tuyên truyền phong phú, sát với tình hình

17

thực tiễn nhƣ: tuyên truyền miệng, các hội thi, hội thảo; các hoạt động mít tinh, ra quân hƣởng ứng các sự kiện môi trƣờng hàng năm.

Đẩy mạnh thông tin tuyên truyền trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng, truyền thông của hội để cung cấp đầy đủ, kịp thời những kiến thức cần thiết về môi trƣờng, phản ánh những bức xúc về môi trƣờng, đất đai, nguồn nƣớc; thấy rõ hậu quả tác động tiêu cực của BĐKH, những nguy cơ, hiểm họa và giải pháp cần thực hiện để hạn chế, giảm nhẹ và thích ứng cho cán bộ, hội viên, nông dân, từ đó nâng cao nhận thức, kiến thức, thay đổi thái độ, hành vi theo hƣớng ứng phó thích hợp có hiệu quả trong đời sống và phát triển sản xuất.

Tuyên truyền kịp thời những quan điểm, chính sách của Đảng và nhà nƣớc đối với nhiệm vụ bảo vệ môi trƣờng trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc và hội nhập quốc tế. Biên soạn ấn phẩm, tài liệu, các tờ rơi tờ gấp liên quan đến bảo vệ môi trƣờng và ứng phó với BĐKH. Gắn nội dung hoạt động bảo vệ môi trƣờng, BĐKH trong các công tác của HND và các phong trào nông dân thi đua yêu nƣớc.

Tập trung tuyên truyền Luật bảo vệ môi trƣờng, Luật đa dạng sinh học, Luật đất đai, Luật bảo vệ và phát triển rừng, Luật tài nguyên nƣớc cho cán bộ, hội viên nông dân. Tích cực bảo vệ môi trƣờng, bảo vệ đa dạng sinh học; phát huy hiệu quả sử dụng đất đai, có ý thức và trách nhiệm bảo vệ nguồn nƣớc phục vụ cho sinh hoạt và đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất.

2.Tăng cƣờng kiến thức, nâng cao năng lực, ý thức chủ độngphòng, tránh, giảm nhẹ thiên tai,thích ứng với biến đổi khí hậu

Tăng cƣờng kiến thức, nâng cao năng lực, kỹ năng phòng tránh thiên tai, thích ứng với BĐKH cho cán bộ, hội viên, nông dân, nhất là những vùng có nguy cơ bị ảnh hƣởng nặng nề của BĐKH, vùng thƣờng xuyên bị tác động của thiên tai. Hƣớng dẫn và cập nhật các kiến thức, thông tin, chính sách về biến đổi khí; kịch bản BĐKH và nƣớc biển dâng cho hội viên, nông dân.

Phát huy trách nhiệm của các cấp hội và hội viên, nông dân tích cực tham gia phòng, tránh, giảm nhẹ thiên tai, thích ứng với BĐKH. Hình thành ý thức chủ động phòng, tránh thiên tai bão, lụt, hạn hán; hạn chế tác động của triều cƣờng, ngập lụt,

xâm nhập mặn do nƣớc biển dâng. Ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ để nâng cao hiệu quả sản xuất; chuyển đổi cơ cấu, giống cây trồng, vật nuôi, điều chỉnh mùa vụ thích ứng với BĐKH; giảm thiểu phát thải khí nhà kính trong sản xuất nông nghiệp.

Tích cực trồng, chăm sóc cây xanh, trồng và bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng, nhất là rừng ngập mặn, rừng phòng hộ ven biển, rừng đầu nguồn; phát triển, sử dụng năng lƣợng mới, năng lƣợng sạch, năng lƣợng tái tạo, sản xuất và tiêu dùng bền vững.

3.Xây dựng và nhân rộng các mô hình điển hình của Nông dân tham gia bảo vệ môi trƣờng nông thôn, thích ứng với biến đổi khí hậu

Tích cực vận động, huy động các nguồn lực, vốn tín dụng, đóng góp của hội viên nông dân xây dựng các mô hình điểm bảo vệ môi trƣờng, thích ứng với BĐKH trên địa bàn nông thôn. Xây dựng các mô hình điểm bảo vệ môi trƣờng trong sản xuất nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp hữu cơ; mô hình bảo vệ môi trƣờng làng nghề, mô hình xử lý chất thải trong sinh hoạt góp phần giải quyết ô nhiễm môi trƣờng; đồng thời làm điểm để tuyên truyền, phổ biến và nhân rộng.

Xây dựng các mô hình các chi, tổ HND tự quản bảo vệ môi trƣờng, thích ứng với BĐKH; các qui ƣớc bảo vệ môi trƣờng; các câu lạc bộ nông dân xây dựng nông thôn mới; tham gia một số chƣơng trình, đề án bảo vệ môi trƣờng nông thôn, ứng phó với BĐKH.

Chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến bảo vệ môi trƣờng và ứng phó với BĐKH, hƣớng dẫn tái chế, tái sử dụng các phụ phẩm nông nghiệp; sử dụng công nghệ sản xuất theo hƣớng thân thiện với môi trƣờng, tiết kiệm năng lƣợng, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên đất và nƣớc, khuyến khích phát triển nông nghiệp xanh. Chú trọng phòng, chống dịch bệnh, chăm sóc sức khoẻ trong các vùng bị tác động mạnh của BĐKH. Phát huy trách nhiệm và huy động cán bộ, hội viên nông dân tích cực tham gia phòng, tránh, giảm nhẹ thiên tai, ứng phó với BĐKH.

Hiện nay Nghị quyết 20/NQ-HNDTW đã đƣợc triển khai 03 năm, các hoạt động bảo vệ môi trƣờng nông thôn và ứng phó với BĐKH đã đƣợc các cấp hội quan tâm thực hiện và đạt đƣợc một kết quả nhất định, Tuy nhiên Trung ƣơng HND có số

19

lƣợng hội viên đông đảo tập trung trên mọi lãnh thổ của đất nƣớc, Nhiều lúc những nội dung của nghị quyết, những kiến thức chung bảo vệ môi trƣờng và ứng phó biến đội khí hậu chƣa đến tận nơi ngƣời dân. Ứng phó với BĐKH cũng vẫn đang là một lĩnh vực mới tiếp cận của tổ chức đoàn các cấp, bộ, ngành vì vậy thông tin về lĩnh vực này còn hạn chế.

1.4.2. Hoạt động công tác của nông dân trong phong trào bảo vệ môi trƣờng, ứng phó với biến đổi khí hậu phó với biến đổi khí hậu

a) Tham gia các chƣơng trình tập huấn về bảo vệ môi trƣờng, ứng phó với BĐKH.

Trong những năm qua, qua các cấp hội trong cả nƣớc đã chủ động phối hợp với các ngành có liên quan tích cực tổ chức tập huấn chuyên sâu về môi trƣờng, bảo vệ môi trƣờng và ứng phó với BĐKH cho các cán bộ chủ chốt và chuyên trách của các cấp hội nhằm xây dựng mạng lƣới cộng tác viên và đội ngũ tuyên truyền viên nguồn tại các huyện, tỉnh, thành phố trong cả nƣớc.

b) Tham gia công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trƣờng và ứng phó với BĐKH.

Đẩy mạnh thông tin tuyên truyền trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng, truyền thông của hội để cung cấp đầy đủ, kịp thời những kiến thức cần thiết về môi trƣờng, phản ánh những bức xúc về môi trƣờng, đất đai, nguồn nƣớc; thấy rõ hậu quả tác động tiêu cực của BĐKH, những nguy cơ, hiểm họa và giải pháp cần thực hiện để hạn chế, giảm nhẹ và thích ứng cho cán bộ, hội viên, nông dân, từ đó nâng cao nhận thức, kiến thức, thay đổi thái độ, hành vi theo hƣớng ứng phó thích hợp có hiệu quả trong đời sống và phát triển sản xuất.

Tuyên truyền kịp thời những quan điểm, chính sách của Đảng và nhà nƣớc đối với nhiệm vụ bảo vệ môi trƣờng trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc và hội nhập quốc tế. Phát hiện, bồi dƣỡng, tôn vinh, nhân rộng các mô hình tiên tiến, hiệu quả về bảo vệ môi trƣờng; lên án các hành vi phá hoại môi trƣờng sinh thái. Biên soạn tài liệu, các ấn phẩm liên quan phù hợp để tuyên truyền; lồng ghép hoạt động bảo vệ môi trƣờng, BĐKH trong công tác hội và các phong trào nông dân

c) Tham gia các cuộc thi tìm hiểu về bảo vệ môi trƣờng và ứng phó với BĐKH, tham dự các cuộc mít tinh nhân các sự kiện môi trƣờng hàng năm.

d) Tham gia xây dựng các mô hình điểm: trong những năm qua, các cấp hội đã phát huy tính năng động, tích cực huy động mọi nguồn lực đƣợc hàng trăm tỷ đồng từ các chƣơng trình dự án trong và nƣớc ngoài cùng với sự đồng góp của ngƣời dân và hàng triệu ngày công xây dựng các công trình vệ sinh, công trình cấp nƣớc sạch, các mô hình thu gom, xử lý rác thải, chất thải, xây dựng hầm khí bioga, làng nông nghiệp sinh thái, làng nông nghiệp hữu cơ....

21

CHƢƠNG II. CƠ SỞ LÝ LUẬN, HƢỚNG TIẾP CẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng mô hình truyền thông về biến đổi khí hậu cho đối tượng nông dân tại huyện hương khê, tỉnh hà tĩnh luận văn ths biến đổi khí hậu (Trang 28 - 33)