Xu thế biến đổi khí hậu tại địa phƣơng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng mô hình truyền thông về biến đổi khí hậu cho đối tượng nông dân tại huyện hương khê, tỉnh hà tĩnh luận văn ths biến đổi khí hậu (Trang 42 - 47)

CHƢƠNG I TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

3.1. Xu thế biến đổi khí hậu tại địa phƣơng

Tác giả đã thu thập và lựa chọn các số liệu tại trạm quan trắc tại chính địa phƣơng để tiến hành khảo sát đánh giá, các số liệu lựa chọn bao gồm: Tổng lƣợng mƣa qua các năm, nhiệt độ trung bình năm, nhiệt độ tối cao, nhiệt độ tối thấp diễn ra trong vòng 50 năm từ năm 1961 đến năm 2010.

3.1.1 Nhiệt độ trung bình năm

Hình 3.1. Xu thế biến đổi của nhiệt độ trung bình năm trạm Hƣơng Khê từ năm 1961 - 2010

Qua hình 3.1 cho thấy, nhiệt độ trung bình năm trong 50 năm qua có những biến động qua từng năm và có xu thế tăng dao động từ 22,80C đến 25,10C. Tốc độ xu thế là 0,250C/thập kỷ. Phƣơng trình xu thế nhiệt độ trung bình là: y = 0,0243x + 23.248 (R2 = 0,4207).

Phân tích xu thế tăng/giảm của nhiệt độ trung bình năm tại huyện Hƣơng Khê đƣợc biểu diễn trên Hình 3.1 cho thấy, trong thời kỳ từ năm 1961 đến năm 2010 nhiệt độ trung bình năm có xu thế tăng

31

3.1.2. Lƣợng mƣa

Hình 3.2. Xu thế tổng lƣợng mƣa năm ở trạm Hƣơng Khê (1961 - 2010)

Lƣợng mƣa là yếu tố khí hậu quan trọng, nó phản ánh các hiện tƣợng thời tiết cực đoan nhƣ hạn hán, mƣa lũ trong năm. Kết quả phân tích biến đổi của lƣợng mƣa từ năm 1961 đến 2010 đƣợc thể hiện đƣợc thể hiện qua đồ thị (Hình 3.2).

Hình 3.3. Nhiệt độ tối cao trung bình năm ở trạm Hƣơng Khê (1961-2010)

Phân tích xu thế tăng/giảm của nhiệt độ tối cao (Tmax) trung bình năm tại huyện Hƣơng Khê đƣợc biểu diễn trên Hình 3.3 cho thấy, trong thời kỳ từ năm 1961 đến năm 2010 nhiệt độ Tmax trung bình năm có xu thế tăng.

Hình 3.4. Nhiệt độ tối thấp trung bình năm ở trạm Hƣơng Khê (1961-2010)

Phân tích xu thế tăng/giảm của nhiệt độ tối thấp (Tmin) trung bình năm tại huyện Hƣơng Khê đƣợc biểu diễn trên Hình 3.4 cho thấy, trong thời kỳ từ năm 1961 đến năm 2010 nhiệt độ Tmin trung bình năm có xu thế tăng.

3.1.3. Các hiện tƣợng thiên tai và ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu đến huyện Hƣơng Khê Hƣơng Khê

3.1.3.1. Bão

Huyện Hƣơng Khê, tỉnh Hà Tĩnh cũng nhƣ các địa phƣơng khác thuộc duyên hải khác ở Việt Nam chịu tác động của các cơn bão và áp thấp nhiệt đới (gọi chung là bão) thuộc ổ bão Tây Bắc Thái Bình Dƣơng (TBTBD) và ổ bão Biển Đông (BĐ). Không phải cơn bão nào ở TBTBD và BĐ cũng ảnh hƣởng đến huyện song mùa bão cũng nhƣ tần suất bão ảnh hƣởng đến huyện tùy thuộc hoạt động của hai ổ bão này. Bão TBTBD có hƣớng di chuyển chủ yếu là Đông Nam – Tây Bắc hoặc Đông Đông Nam – Tây Tây Bắc xuyên qua khu vực có vĩ độ Bắc 13 – 190 và kinh độ Đông 113 – 1320 . Tần suất bão TBTBD tăng dần từ tháng I, tháng II đến tháng VIII sau đó giảm dần cho tới tháng XII là thấp nhất. Mùa bão TBTBD, với quan niệm là các tháng trung bình có trên 2 cơn bão, kéo dài từ tháng VI đến tháng XI, tập trung vào 4 tháng: VII, VIII, IX và X. Bão BĐ là một bộ phận đáng kể từ ổ bão TBTBD tới, tập trung nhiều ở khu vực có tọa độ 10 – 130 B, 112 – 1180 Đ, rất ít trong các tháng đầu năm (I, II, III, IV) tăng dần từ tháng V, tháng VI tập trung trong tháng VII, VIII, IX, X sau đó giảm

33

dần trong tháng XI và kết thúc vào tháng XII. Trong 50 năm qua Hà Tĩnh chịu ảnh hƣởng của 47 cơn bão đổ bộ hoặc áp sát khu vực bờ biển từ Quỳnh Lƣu (Nghệ An) đến Lệ Thủy (Quảng Bình). Trong số đó có 18 cơn bão đổ bộ trực tiếp lên địa phận Hà Tĩnh: (ANITA (1973), WINONA (1992), WUKONG (2000), USASI (2001), DAMREY(2007), NARI (2013), SAKIRA (2016), DOKSURI (2017)…) (ISPONRE, 2009).

Hàng năm những cơn bão đi không chỉ gây ra mƣa to gió lớn làm đổ nhiều nhà cửa, gây ra mƣa lũ trên các triền sông, gây thiệt hại nặng đến các công trình giao thông cũng nhƣ nền kinh tế vùng và đặc biệt là cƣớp đi sinh mạng của nhiều ngƣời dân. 3.1.3.2. Gió tây khô nóng

Một trong những loại hình thời tiết mùa hè đặc sắc của các tỉnh duyên hải Trung Bộ nói chung và Hà Tĩnh nói riêng là gió Tây khô nóng, trƣớc đây thƣờng gọi là gió Lào. Ngày khô nóng đƣợc xác định theo nhiều chỉ tiêu khác nhau nhằm phản ánh tình trạng nhiệt độ rất cao đồng thời độ ẩm tƣơng đối rất thấp (ISPONRE, 2009).

Hàng năm ở Hà Tĩnh có khoảng 15 – 22 đợt khô nóng, có đợt chỉ 1 -2 ngày, có đợt 12 – 14 ngày (Hà Tĩnh, 1 – 12/VIII/61; Hƣơng Khê 1 – 14/VIII/61); phổ biến là 2 – 5 ngày. Với số đợt khô nóng và thời gian kéo dài nhƣ trên, hàng năm ở Hà Tĩnh số ngày khô nóng phổ biến là 30 - 40, dƣới 30 ở Hƣơng Sơn, Thạch Hà, thành phố Hà Tĩnh, trên 40 ở Hƣơng Khê và Vũ Quang. Hoạt động của gió Tây khô nóng ở Hà Tĩnh nhiều hơn các tỉnh Thanh Hóa và Bắc Bộ, xấp xỉ Nghệ An, Quảng Bình và ít hơn các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên Huế. Gió Tây khô nóng xuất hiện từ tháng II, tháng III và kéo dài đến tháng VIII, tháng IX.Tuy vậy, mùa gió Tây khô nóng với quan niệm là các tháng liên tục trung bình có trên 2 ngày khô nóng ở Hà Tĩnh phổ biến là từ tháng IV đến tháng VIII, tƣơng tự các tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa và sớm hơn Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế. Cao điểm của mùa gió Tây khô nóng là tháng VI, tháng VII, sau mùa mƣa Tiểu Mãn và trƣớc mùa mƣa chính (ISPONRE, 2009).

Thời tiết gió Tây khô nóng gây ra tình trạng hạn hán và thiếu nƣớc ảnh hƣởng nghiêm trọng đến sinh trƣởng và phát triển của nhiều cây trồng đặc biệt là lúa. Về khí hậu, gió Tây khô nóng gây ra sự xáo trộn nghiêm trọng về chế độ mƣa dẫn đến mùa

mƣa bị gián đoạn 1 – 2 tháng, có khi 3 tháng, giữa mùa hè để sau đó mƣa dồn dập trong các tháng cuối mùa hè đầu mùa đông (ISPONRE, 2009).

3.1.3.3. Hán hán

Ngoài những đợt bão, lũ thƣờng niên, một số huyện ở Hà Tĩnh còn phải đối mặt với những biến đổi bất thƣờng của thời tiết nhƣ nắng nóng gay gắt, rét đậm, rét hại kéo dài. Trƣớc đây, nền nhiệt cao nhất ở Hà Tĩnh là 37 - 380C nhƣng nay là 40 - 410C, thậm chí, có thời điểm lên tới 430C. Nhiệt độ cao kèm theo gió lào nóng kéo dài làm cho đất đai khô nóng, lƣợng nƣớc bốc hơi lớn nên những nơi hạn trƣớc đây chỉ kéo dài khoảng 2-3 tháng thì nay đã tới 4 - 5 tháng thậm chí còn diễn ra 6 tháng (từ tháng III - tháng VIII). Hạn hán tác động đến kinh tế xã hội nhƣ giảm năng suất cây trồng, giảm diện tích gieo trồng, giảm sản lƣợng cây trồng, chủ yếu là sản lƣợng cây lƣơng thực (Trung ƣơng hội nông dân Việt Nam, 2015).

3.1.3.4. Lũ lụt

Lũ lụt ở huyện Hƣơng Khê thƣờng bắt đầu vào tháng VIII, nhiều nhất vào tháng IX, tháng X kéo dài đến tháng XI. Lũ lụt thƣờng bắt nguồn từ các hính thể sau đây:

- Xoáy thuận nhiệt đới.

- Không khí lạnh.

- Dải hội tụ nhiệt đới.

- Bão kết hợp không khí lạnh hoặc bão kết hợp dải hội tụ.

- Không khí lạnh kết hợp với dải hội tụ nhiệt đới.

Lũ lụt ở huyện Hƣơng Khê là do những cơn mƣa lớn làm lƣợng nƣớc trên sông Ngàn Sâu, sông Tiêm của huyện dâng cao gây ảnh hƣởng nặng nề đến đời sống kinh tế, xã hội của địa phƣơng. Trong mấy năm gần đây huyện Hƣơng Khê đƣợc coi là vùng “rốn lũ” do mƣa lớn lũ lụt diễn ra ngày càng mạnh (Trung ƣơng hội nông dân Việt Nam, 2015).

Hƣơng Khê là một huyện nghèo của tỉnh Hà Tĩnh là nơi có khí hậu khắc nhiệt với rất nhiều thiên tai nghiêm trọng: bão, gió Tây khô nóng, hạn hán, mƣa lớn và lũ lụt. Tác động của BĐKH bao trùm tất cả các lĩnh vực: tài nguyên nƣớc, nông nghiệp, thủy sản, lâm nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải, trong đó đáng lƣu ý nhất là ảnh

35

hƣởng tiêu cực đối với sản xuất nông – lâm – ngƣ nghiệp cũng nhƣ đời sống của con

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng mô hình truyền thông về biến đổi khí hậu cho đối tượng nông dân tại huyện hương khê, tỉnh hà tĩnh luận văn ths biến đổi khí hậu (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)