Khái quát về huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào hệ sinh thái tại huyện ba tri, tỉnh bến tre (Trang 31 - 38)

6. Vấn đề nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu

2.1. Khái quát về huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre

2.1.1. Điu kin t nhiên

a. Vị trí địa lý

Huyện Ba Tri là một trong 09 đơn vị hành chính cấp huyện của Bến Tre, nằm ở phía đông Cù Lao Bảo, được bao bọc ba phía bởi sông và biển, là một trong ba huyện ven biển của tỉnh Bến Tre, cách trung tâm thành phố Bến Tre 36km theo đường tỉnh lộ 885. Huyện có diện tích tự nhiên 354,8 km², chiếm 15,29% diện tích toàn tỉnh. Ba Tri nằm trong tọa độ từ 9057’ đến 10011’ vĩ độ Bắc và từ 106028’ đến 106041’ kinh độ Đông, phía Bắc giáp huyện Bình Đại, có chung ranh giới con sông Ba Lai, phía Nam giáp huyện Thạnh Phú, có chung ranh giới con sông Hàm Luông, phía Đông giáp với biển (với chiều dài bờ biển gần 22 km), phía Tây giáp huyện Giồng Trôm.

Nằm giữa hai con sông huyết mạch của tỉnh là Hàm Luông và Ba Lai, cùng với các phụ lưu và kênh rạch tưới tiêu dày đặc, Ba Tri có hệ thống giao thông đường thuỷ thuận lợi. Cùng với đường tỉnh 885 nối liền với huyện Giồng Trôm và thành phố Bến Tre, đường trong dự án di dãn dân Cồn Hố - Cồn Tròn, đường D1 từ Bảo Thuận đi Cồn Nhàn, đường đê của dự án đê biển đưa huyện Ba Tri trở thành cửa ngõ giao lưu của tỉnh Bến Tre nói chung và huyện Ba Tri nói riêng với biển Đông có nhiều thuận lợi qua điểm khu cảng cá An Thuỷ và 12 km bờ biển của Ba Tri cũng như việc kết nối giữa huyện Ba Tri và các vùng phụ cận bằng hệ thống giao thông đường bộ.

Hình 2.1 Bn đồ hành chính huyn Ba Tri

b. Đặc điểm khí hậu

- Bức xạ mặt trời: Ba Tri nằm trong khu vực có chế độ nhiệt đới gió mùa cận xích đạo nhưng lại nằm ngoài ảnh hưởng của gió mùa cực đới nên nhiệt độ cao, ít biến đổi trong năm, nhiệt độ trung bình hàng năm từ 260C đến 270C. Trong năm, không có nhiệt độ tháng nào trung bình dưới 200C. Hàng năm, mặt trời đi qua thiên đỉnh hai lần (16 tháng 4 và 27 tháng 7). Lượng bức xạ khá dồi dào, trung bình đạt tới 160kcal/cm2.

- Chế độ nhiệt: Do ở vĩ độ thấp nên Ba Tri tiếp nhận được ánh nắng dồi dào, độ dài ban ngày lớn, bức xạ và nhiệt độ cao. Tổng số giờ nắng trong năm vào khoảng 2.630 giờ. Trong mùa khô, số giờ nắng trung bình mỗi ngày đạt từ 8 đến 9 giờ; tháng mùa mưa, trung bình từ 5 đến 7 giờ trong ngày. Nhiệt độ của huyện cũng tương đối cao, trị số trung bình vào khoảng 270C. Tháng nóng nhất là tháng 4, tháng 5, nhiệt độ trung bình vào khoảng 290C. Chênh lệch giữa tháng

ít nóng nhất và tháng nóng nhất là 40C. Trong toàn huyện, chưa bao giờ nhiệt độ trung bình ngày xuống dưới 250C.

- Độ ẩm không khí: Ba Tri có hệ thống kênh rạch, sông ngòi chằng chịt, do đó có độ ẩm trong không khí tương đối cao, phân hóa thành hai mùa tương phản: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, ẩm độ cao, bốc hơi yếu; mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4, ẩm độ thấp, bốc hơi mạnh.

- Chế độ gió: Cũng như toàn tỉnh, huyện Ba Tri chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam và gió mùa Đông Bắc. Trong mùa mưa, gió thịnh hành là gió Tây Nam đến Tây Tây Nam, tốc độ trung bình cấp 3 – 4. Từ tháng 5 đến tháng 11, gió chuyển tiếp yếu gồm gió Đông Bắc đến Đông Nam, tốc độ thường ở mức cấp 2. Đến tháng 1 và tháng 2, gió thịnh hành ở cấp 3 – 4 theo hướng Đông Bắc đến Đông Nam. Vào các tháng 3 và 4, gió thịnh hành ở cấp 3 – 4, chủ yếu hướng Đông đến Đông Nam. Tháng 7 có tần suất lặng gió là 17% do có những đợt hạn (hoặc ít mưa) xảy ra.

- Đặc điểm mưa: Ba Tri là huyện có lượng mưa thuộc vào loại thấp nhất của vùng đồng bằng sông Cửu Long (< 1.400 mm). Mùa mưa trùng với gió mùa Tây Nam, lượng mưa hàng năm trung bình ở Ba Tri là 1.371,5 mm. Lượng mưa cao tập trung vào mùa mưa (65,2 – 97,7%). Mưa bắt đầu từ ngày 04 đến ngày 18 tháng 5 ở Ba Tri và kết thúc từ ngày 13 đến ngày 30 tháng 10. Trong mùa mưa, xen kẽ có nhiều ngày không mưa. Số ngày mưa trong mùa mưa cũng không đồng đều trong toàn huyện (khoảng 50 đến 60 ngày).

c. Đặc điểm địa hình, thổ nhưỡng

Huyện Ba Tri có địa hình tương đối bằng phẳng, độ cao trung bình khoảng 1,2m so với mặt nước biển, cao độ giảm dần từ ven sông vào trung tâm và từ Tây sang Đông. Vùng ven sông có cao trình 0,9 đến 1,3 m và có khuynh hướng thấp dần hướng về khu trung tâm; vùng đồng bằng giữa hai sông có cao trình 0,7 đến 1,0 m, cá biệt có những vùng trũng có cao trình dưới 0,4 m; vùng

tâm huyện theo những giồng cát hình vòng cung. Do ở vùng cửa sông ven biển, chịu ảnh hưởng của triều, gió chướng, sóng... nên huyện Ba Tri bị mặn xâm nhập, nhất là trong mùa khô. Độ mặn của nước biển biến thiên theo từng tháng do ảnh hưởng phối hợp của thuỷ triều và lưu lượng nước thuỷ triều đổ về.

Huyện Ba Tri nằm trong vùng đồng bằng ven biển thuộc tam giác châu sông Tiền, bao gồm ba dạng địa mạo: đê sông Tiền, đê sông Hàm Luông (kể cả các cù lao), đồng bằng nhiễm mặn giữa hai sông và vùng đầm lầy mặn – bãi bồi ven biển. Về địa chất, địa bàn được hình thành chủ yếu qua quá trình bồi lắng trầm tích biển và phù sa của sông Cửu Long, bao gồm hai loại trầm tích: holocene (phù sa mới) và pleistocene (phù sa cổ); đi từ Tây sang Đông, lớp phù sa cổ có khuynh hướng chìm thấp dần.

d. Hệ thống sông rạch, chế độ thủy văn

- Hệ thống sông rạch: Trên địa bàn huyện Ba Tri, sông Ba Lai tiếp giáp với địa bàn các xã: Tân Mỹ, Tân Xuân, Bảo Thạnh. Các rạch lớn đổ ra sông Ba Lai gồm: rạch Vàm Hồ (dài 7,5 km) thuộc xã Tân Mỹ, rạch Mỹ Nhiên (dài 7 km) thuộc xã Tân Xuân và rạch Ruộng Muối (dài 5 km) thuộc xã Bảo Thạnh. Các rạch này nối với hệ thống kênh rạch nội đồng khá phát triển.

- Chế độ thủy văn: Địa bàn huyện Ba Tri nằm giữa sông Hàm Luông và sông Ba Lai đoạn đổ ra biển nên điều kiện thủy văn hoàn toàn chịu ảnh hưởng chế độ bán nhật triều không đều biển Đông, biên độ triều dao động trong khoảng 2 đến 2,4 m (vùng nội địa) và trên 3 m (vùng ven biển). Vào thời kì cao điểm mùa khô (tháng 3 đến tháng 4), độ mặn tối đa vùng cửa sông Ba Lai và Hàm Luông có thể lên đến 23 đến 28gl; vào đầu mùa mưa (tháng 6), vùng cửa sông vẫn nhiễm mặn 10 đến 15g/l. Đường bờ biển Ba Tri được bồi khá mạnh, trong vòng 100 năm qua, bờ biển được bồi thêm khoảng 200 đến 250 m (Bảo Thạnh), 400 đến 600 m (An Thủy) và gần 1.000 m (Bảo Thuận). Về địa chất thủy văn, nguồn nước ngọt duy nhất trên địa bàn là nước giồng cát, được hình thành do quá trình thấm lọc của nước mưa và tích tụ trong các giồng cát tại xã An Hòa Tây, An Thủy, Tân Thủy, Bảo Thuận, Bảo Thạch, Tân Xuân với trữ lượng thấp

và dễ bị nhiễm mặn trong điều kiện khai thác nhiều; nước dưới đất tầng nông và nước dưới đất tầng sâu hầu như không có nước ngọt, không có khả năng phục vụ cho nhu cầu ăn uống và sinh hoạt.

2.1.2. Điu kin kinh tế - xã hi

Về hành chính, huyện Ba Tri có các đơn vị trực thuộc bao gồm: thị trấn Ba Tri, thị trấn Tiệm Tôm và 23 xã. Dân số huyện Ba Tri năm 2013 là 191.097 người, bình quân mật độ người/km2 là 538,3 người. Dân số trong độ tuổi lao động khoảng 30.000 người và tỷ lệ lao động qua đào tạo chiếm 47%. Tổng số lao động được giải quyết việc làm là: 4.534 lao động, xuất khẩu lao động 105/100 người. Đến cuối năm 2013, thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn huyện đạt 24,04 triệu đồng/người/năm. Hoạt động đền ơn đáp nghĩa, cứu trợ đồng bào bị thiên tai, lũ lụt,... được triển khai dưới nhiều hình thức, kết hợp giữa chính sách của Nhà nước với sự hỗ trợ của nhân dân trong huyện và sự tài trợ của các tổ chức, cá nhân ngoài huyện, kể cả ở nước ngoài.

Những năm gần đây, Ba Tri có những đổi thay lớn trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa - xã hội. Đặc biệt, kinh tế Ba Tri có bước phát triển đáng kể và ổn định, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của huyện đạt trên 13%; cơ cấu kinh tế được chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng khu vực I, tăng dần tỷ trọng khu vực II và khu vực III.

a. Các ngành kinh tế chính

- Lĩnh vực nông – lâm – ngư nghiệp

Về nông nghiệp, tổng diện tích gieo trồng cây lúa là 39.178 ha, sản lượng 184.875 tấn. Diện tích cây màu, cây thực phẩm tiếp tục phát triển, lên đến 2.565 ha, sản lượng 39.175 tấn. Cây mía cũng góp phần vào giá trị sản xuất nông nghiệp của huyện; diện tích 196 ha, năng suất đạt 79,1 tạ/ha, tổng sản lượng 15.510 tấn. Tổng diện tích dừa qua điều tra là 2.161 ha, cây ăn quả là 354 ha. Chăn nuôi của huyện phát triển tốt, nhất là đàn bò (73.029 con). Đàn heo đã

(1.000 con). Đàn gia cầm tuy gặp rất nhiều khó khăn trong chăn nuôi do dịch cúm gia cầm, nhưng đến nay, tổng đàn gia cầm vẫn đạt 1.056.300 con.

Về lâm nghiệp, huyện Ba Tri đã trồng mới 40,15 ha rừng và 30.000 cây sao, dầu, muồng thẳm, bằng lăng, keo lai,… trên tuyến đê Hàm Luông và các xã ven biển.

Về ngư nghiệp, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản là 4.946 ha; tổng sản lượng: 16.810 tấn; tổng sản lượng khai thác 71.250 tấn Toàn huyện có 1.619 tàu đánh bắt thủy sản, trong đó có 1.202 tàu đánh bắt xa bờ. Tổng số đội khai thác thủy sản đến nay là 70 tổ đội với 278 hộ, 491 tàu và 3.788 lao động.

Về diêm nghiệp, tổng diện tích làm muối là 835 ha, tổng sản lượng đạt 31.634 tấn. Hiện nay, muối tồn khoảng 15.000 tấn. Huyện đang xây dựng mô hình sản xuất muối sạch và hỗ trợ kinh phí xây dựng nhà xưởng cho cơ sở chế biến làng nghề muối xã Bảo Thạnh.

- Lĩnh vực công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp: Tổng giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp khoảng 585 tỷ đồng, số cơ sở sản xuất tăng 46 cơ sở, toàn huyện có 706 cơ sở, tổng vốn hơn 207 tỷ đồng, với 7.580 lao động. Công tác mời gọi đầu tư trên lĩnh vực công nghiệp được quan tâm và đạt kết quả bước đầu như: dự án chế biến hạt điều xuất khẩu của Công ti trách nhiệm hữu hạn Đại Hưng Phát; cơ sở giết mổ gia súc tập trung; dự án giầy da bán thành phẩm,... đã góp phần quan trọng cho sự phát triển ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn.

- Lĩnh vực thương mại – dịch vụ – du lịch : Tổng số hộ đăng ký kinh doanh đến nay là 5.112 hộ, vốn 708,343 tỷ đồng với 15.140 lao động tham gia. Các ngành thương mại – dịch vụ từng bước phát triển đáp ứng kịp thời yêu cầu sản xuất kinh doanh và phục vụ nhu cầu đời sống nhân dân. Cơ sở thương mại và dịch vụ ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng. Hiện nay, trên địa bàn huyện đã hình thành bốn chợ đầu mối (Thị Trấn, An Ngãi Trung, Mỹ Chánh, Tiệm Tôm – An Thủy).

Tại địa bàn huyện Ba Tri, có nhiều khu di tích gắn liền với lịch sử của địa phương và của cả nước như mộ cụ Nguyễn Đình Chiểu, mộ cụ Võ Trường Toản, Đình Phú Lễ, Cây Đa Đôi… Huyện cũng có những bãi biển rộng lớn như Cồn Hố, Cồn Tròn, Cồn Ngoài. Đây chính là những tiềm năng sẵn có để đầu tư vào lĩnh vực du lịch thăm quan các danh thắng di tích lịch sử và du lịch sinh thái kết hợp với nghỉ dưỡng.

b. Giáo dục, y tế, văn hóa

- Giáo dục: Trong năm học 2013 - 2014, toàn huyện có 25 trường mầm non, mẫu giáo công lập và 05 nhóm lớp mầm non tư thục với 193 lớp mẫu giáo và 12 nhóm trẻ; có 28 trường tiểu học với 538 lớp và 15.986 học sinh; 21 trường trung học cơ sở với 342 lớp và 11.870 học sinh; 5 trường trung học phổ thông và 01 trung tâm giáo dục thường xuyên. Số học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông trung bình hàng năm khoảng 1.800 em, đạt tỷ lệ khoảng 90% số học sinh lớp 12. Hệ thống trường lớp và cơ sở vật chất dùng cho dạy học luôn được chú trọng đầu tư đáp ứng đủ nhu cầu dạy và học; hiện có 15 trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia, đạt tỷ lệ 20% so với tổng số trường.

- Y tế: Trong những năm qua, cơ sở vật chất ngành y tế đã từng bước được xây mới, trang thiết bị ngày càng được hiện đại hóa với nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích đội ngũ bác sĩ về các trạm y tế xã – thị trấn để tăng cường công tác khám chữa bệnh cho nhân dân.

- Văn hóa: Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở xã – thị trấn và gia đình văn hóa được phát triển sâu rộng, có tác dụng giáo dục, hình thành nếp sống văn hóa cá nhân, cộng đồng, đẩy lùi dần các tập tục lạc hậu. Toàn huyện đã phát huy qui chế dân chủ cơ sở, tạo sự đoàn kết, thống nhất cao để thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội.

c. Giao thông

đường từ trung tâm huyện đến các xã, đường liên xã đều được nhựa hóa 100%; đường liên xóm, ấp đều được bê tông hóa đảm bảo giao thông thuận tiện cho mọi người.

d. Điện

Hệ thống điện huyện Ba Tri đã đáp ứng đủ nhu cầu sinh hoạt và sản xuất kinh doanh của người dân; đến cuối năm 2013 đã có 99,38 % hộ sử dụng điện.

e. Nước sạch nông thôn

Nhà máy nước Tân Mỹ và các trạm cấp nước mini ở các xã do có công suất nhỏ nên chỉ tạm thời cung cấp nước cho nhu cầu sinh hoạt của nhân dân; một số hộ dân còn phải sử dụng nước giếng khoan. Số hộ sử dụng nước hợp vệ sinh chiếm 75,5%; trong đó, sử dụng nước máy là 14.145 hộ, đạt 38,5%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào hệ sinh thái tại huyện ba tri, tỉnh bến tre (Trang 31 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)