Cơ sở pháp lý để thực hiện thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào hệ sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào hệ sinh thái tại huyện ba tri, tỉnh bến tre (Trang 70 - 74)

6. Vấn đề nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu

3.1. Cơ sở pháp lý để thực hiện thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào hệ sinh

sinh thái tại huyện Ba Tri

Nhận thức được những tác động nghiêm trọng của biến đổi khí hậu đến sự phát triển bền vững của đất nước, Việt Nam đã có những cam kết và hành động mạnh mẽ nhằm ứng phó với những thách thức của biến đổi khí hậu. Ở cấp độ quốc tế, Việt Nam đã tham gia vào các quá trình đàm phán khí hậu quốc tế và xây dựng các chính sách về giảm nhẹ và thích ứng theo yêu cầu của cộng đồng quốc tế. Việt Nam đã phê chuẩn Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về BĐKH (năm 1994) và Nghị định thư Kyoto (năm 2002). Việt Nam đã trình Thông báo Quốc gia lần thứ nhất (năm 2003) và lần thứ hai (năm 2010) cho Ban thư ký của UNFCCC. Bên cạnh đó, Việt Nam ký Nghị định thư Kyoto năm 1998 và phê chuẩn vào năm 2002. Đồng thời, Việt Nam đã ký kết tham gia Công ước của Liên Hợp Quốc về Chống sa mạc hóa (UNCCD) vào năm 1998 và năm 2011, Việt Nam đã ký Khung hành động Hyogo về Giảm nhẹ thiên tai giai đoạn 2005 -2015.

Nhằm ứng phó với các tác động của biến đổi khí hậu, Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản pháp luật quan trọng như Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu; Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu; Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh; Chiến lược quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020. Đồng thời, các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu đã được xác định trong các ngành/lĩnh vực như lâm nghiệp, nông nghiệp, tài nguyên nước, thiên tai, v.v... Đặc biệt, Nghị quyết số 24- NQ/TW về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường đã được Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 7, khóa XI thông qua vào tháng 6 năm 2013.

Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu thể hiện cam kết mạnh mẽ và định hướng chiến lược của Chính phủ Việt Nam trong vấn đề ứng phó với biến

đổi khí hậu. Mục tiêu chung của Chiến lược là tăng cường năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu của con người và các hệ thống tự nhiên, phát triển nền kinh tế các-bon thấp nhằm bảo vệ và nâng cao chất lượng cuộc sống, đảm bảo an ninh và phát triển bền vững quốc gia trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu và tích cực cùng cộng đồng quốc tế bảo vệ hệ thống khí hậu và bầu khí quyển Trái đất.

Một trọng tâm khác của Việt Nam là thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2012 – 2015. Mục tiêu chung của Chương trình là từng bước hiện thực hóa Chiến lược quốc gia về BĐKH, tăng cường nhận thức và năng lực thích ứng với BĐKH, giảm phát thải khí nhà kính, xây dựng nền kinh tế các-bon thấp, tích cực cùng cộng đồng quốc tế bảo vệ hệ thống khí hậu và bầu khí quyển Trái đất.

Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh là một trọng tâm chính sách góp phần ứng phó với BĐKH, giảm nghèo và đảm bảo phát triển kinh tế bền vững. Mục tiêu chung của Chiến lược là tăng trưởng xanh, tiến tới nền kinh tế các-bon thấp, làm giàu vốn tự nhiên trở thành xu hướng chủ đạo trong phát triển kinh tế bền vững; giảm phát thải và tăng khả năng hấp thụ khí nhà kính dần trở thành chỉ tiêu bắt buộc và quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội.

Nghị quyết số 24-NQ/TW về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường đã xác định các mục tiêu dài hạn để ứng phó với BĐKH, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường trong thời gian tới. Theo đó, mục tiêu tổng quát đến năm 2020 của Nghị quyết về cơ bản là chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng tránh thiên tai, giảm phát thải khí nhà kính; có bước chuyển biến cơ bản trong khai thác, sử dụng tài nguyên theo hướng hợp lý, hiệu quả và bền vững, kiềm chế mức độ gia tăng ô nhiễm môi trường, suy giảm đa dạng sinh học nhằm đảm bảo chất lượng môi trường sống, duy trì cân bằng sinh thái, hướng tới nền kinh tế xanh, thân thiện với môi trường.

Hình 3.1: Các chính sách, chiến lược ng phó vi biến đổi khí hu, qun lý ri ro thiên tai và bo v tài nguyên thiên nhiên ti Vit Nam

Những văn bản, chính sách quan trọng trên thể hiện Việt Nam đã có những cam kết mạnh mẽ cùng với quyết tâm, nỗ lực cao trong cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu, bảo tồn và quản lý tài nguyên thiên nhiên. Vai trò của hệ sinh thái, quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên để duy trì các lợi ích cũng như tăng cường khả năng thích ứng của cộng đồng đã được xác định trong Nghị quyết số 24-NQ/TW, Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh; Chiến lược quốc gia về BĐKH. Đây là những văn bản pháp lý quan trọng, nhấn mạnh sự cần thiết của việc duy trì và phục hồi các hệ sinh thái trong ứng phó BĐKH tại Việt Nam.

Thời gian qua, tỉnh Bến Tre cũng ban hành một số chính sách về thích ứng với biến đổi khí hậu. Cụ thể, ngày 27 tháng 5 năm 2011, Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre đã ký Quyết định số 1224/QĐ-UBND, thi hành Khung Chương trình hành động của tỉnh Bến Tre ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Ngày 01 tháng 10 năm 2009, Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre ký Quyết định số 2369/QĐ-UBND thành lập Ban chỉ đạo ứng phó biến đổi khí hậu các cấp; các ngành. Quyết định này được cập nhật, sửa đổi lại vào ngày 15 tháng 02 năm 2011 theo Quyết định số 302/QĐ-UBND. Hệ thống sắp xếp thể chế về biến đổi khí hậu của tỉnh Bến Tre được trình bày như Hình 3.2 dưới đây:

Chiến lược quốc gia về

BĐKH

Chiến lược quốc gia về phòng chống, và giảm nhẹ

thiên tai đến đến 2020

Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006-2020 NTP-RCC Chương trình Hỗ trợứng phó với BĐKH (SP-RCC) Chương trình nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý thiên tai dựa vào cộng đồng (CBDRM) Chương trình thí điểm bảo hiểm nông nghiệp giai đoạn 2011-2013 Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011– 2020 Chương trình REDD + giai đoạn 2011– 2020 Kế hoạch hành động thích ứng với BĐKH của các ngành Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011-2020, và tầm nhìn đến năm 2050 Nghị quyết số 24- NQ/TW về chủđộng ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường

Hình 3.2: Sơ đồ t chc các hot động ng phó vi biến đổi khí hu ca tnh Bến Tre (Nguồn: Văn phòng Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến

đổi khí hậu tỉnh Bến Tre, 2013)

Ngày 23 tháng 5 năm 2011, Uỷ ban nhân dân tỉnh Bến Tre ký Quyết định số 1143/QĐ-UBND, ra thông báo phê duyệt dự án “Đánh giá tác động, các kịch bản chi tiết về biến đổi khí hậu của tỉnh Bến Tre và đề xuất giải pháp thích ứng”. Tiếp đó, ngày 06 tháng 9 năm 2011, UBND tỉnh Bến Tre đã ban hành Quyết định số 1983/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đề án “Kế hoạch Ứng phó với BĐKH và nước biển dâng giai đoạn 2011 – 2015 và tầm nhìn đến năm 2020”. Mục tiêu của Đề án giai đoạn 2011 - 2015 là tăng cường năng lực đội ngũ cán bộ nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác ứng phó với BĐKH và nước biển dâng, hiện đại hóa về đo đạc số liệu các thành phần môi trường, khí tượng thủy văn, từng bước xây dựng hệ thống giám sát môi trường và xây dựng hệ thống cảnh báo thiên tai, thời tiết; chi tiết hóa được kịch bản, đánh giá tác động BĐKH tỉnh Bến Tre; xác định được giải pháp lâu dài trong cấp nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt cho toàn tỉnh trong điều kiện nước biển dâng và xâm nhập mặn; thực hiện các chương trình, dự án củng cố nâng cấp hệ thống đê sông, đê biển, công trình ngăn lũ, ngăn mặn, hồ chứa nước ngọt; mở rộng diện tích rừng ngập mặn, phòng hộ và đặc dụng ven biển, bãi bồi; nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ để bảo tồn được giống cây trồng, vật nuôi bản địa; có trên 60%

Ban Chỉđạo tỉnh Văn phòng Chương trình BĐKH Tư vấn quốc tế Sở, Ban ngành cấp tỉnh

Ủy ban nhân dân huyện,

thành phố

Tổ chức,

đoàn thể tỉnh Ghi chú: - Quan hệ chỉđạo:

trình giảng dạy; thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân; xây dựng nông thôn mới gắn liền với bảo vệ môi trường và ứng phó với BĐKH.

Có thể nói, các văn bản trên là cơ sở pháp lý vững chắc để có thể tiến hành các hoạt động nhằm thích ứng với BĐKH dựa vào hệ sinh thái tại huyện Ba Tri.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào hệ sinh thái tại huyện ba tri, tỉnh bến tre (Trang 70 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)