Tác động của BĐKH tại huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào hệ sinh thái tại huyện ba tri, tỉnh bến tre (Trang 43 - 54)

6. Vấn đề nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu

2.3. Tác động của BĐKH tại huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre

Nếu xem vùng đồng bằng sông Cửu Long là điểm nóng điển hình của diễn biến BĐKH thì tỉnh Bến Tre được xem là nơi chịu tác động rõ rệt và nặng

biết khó lường hơn, gió bão ảnh hưởng thường xuyên hơn, nước mặn xâm nhập sâu hơn vào đất liền, tình trạng xói lở bờ biển diễn ra càng thêm nghiêm trọng. Là một huyện ven biển của tỉnh Bến Tre, hàng năm, Ba Tri luôn phải chịu nhiều tác động do BĐKH; các hệ sinh thái, hoạt động sản xuất nông nghiệp cũng như sự phát triển toàn diện về kinh tế, xã hội của huyện phải đối mặt với nhiều khó khăn. Vào mùa khô, Ba Tri thường xuyên phải chịu hạn hán và xâm nhập mặn, có năm rất gay gắt; trong khi vào mùa mưa, hiện tượng nước dâng thường xảy ra do thuỷ triều, lũ, bão và áp thấp nhiệt đới. Hiện nay, trên địa bàn huyện, tình trạng xói lở bờ biển đã và đang diễn ra nghiêm trọng tại các xã Bảo Thuận, Tân Thuỷ, An Thuỷ, đe doạ đến đời sống người dân và các công trình hạ tầng cơ sở.

Tổng cộng số hộ được phỏng vấn tại huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre là 50 hộ. Việc đánh giá tác động của BĐKH sẽ được dựa trên 02 chỉ số là biểu hiện của các hiện tượng thiên tai và mức độ tác động của chúng đối với 4 hoạt động sản xuất bao gồm: canh tác nông nghiệp, đánh bắt ven bờ, nuôi trồng tôm, khai thác các loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ.

2.3.1. Biu hin ca BĐKH ti huyn Ba Tri, tnh Bến Tre

a. Gia tăng nhiệt độ và tình trạng hạn hán

Theo số liệu cung cấp từ trạm khí tượng thủy văn tỉnh Bến Tre, mức nhiệt tối cao trung bình của Ba Tri trong khoảng thời gian từ năm 2010 đến năm 2014 đã cao hơn khoảng thời gian từ năm 2005 đến năm 2009 là 0,60C. Mức nhiệt trung bình của huyện Ba Tri trong khoảng thời gian từ năm 2010 đến năm 2014 cao hơn trước từ 0,2 đến 0,50C. Vào tháng 5 năm 2010, nhiệt độ trung bình tháng tăng cao đến 300C.

Hình 2.3: Biến thiên nhit độ trung bình tháng trong 5 năm (2010 – 2014) ti huyn Ba Tri (Nguồn: Trung tâm Khí tượng Thủy văn tỉnh Bến Tre)

Cùng với gia tăng nhiệt độ, hạn hán được cho là có những tác động nghiêm trọng nhất lên huyện Ba Tri. Kết quả điều tra phỏng vấn cho thấy, từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2010, hiện tượng hạn hán được các hộ gia đình tại huyện Ba Tri nhận định là khá nghiêm trọng so với các đợt hạn hán đã từng xảy ra.

b. Thay đổi về lượng mưa và tình trạng bão lũ

Vào mùa mưa năm 2011, huyện Ba Tri có lượng mưa trung bình tháng thấp nhất trong 5 năm từ 2010 đến năm 2014, chỉ có 184,9 mm. Trong thời điểm giữa mùa mưa từ năm 2010 đến năm 2014 (từ tháng 5 đến tháng 9 hàng năm), lưu lượng mưa thấp nhất đo được là 25,1 mm và cao nhất là 320.9 mm. Trong năm 2010, lượng mưa diễn biến có phần bất thường hơn, cụ thể là vào thời điểm giữa mùa mưa, lượng mưa đo được thấp nhất là 78,5 mm và cao nhất 288,2 mm.

Hình 2.4: Biến thiên lượng mưa trong 5 năm (2010 – 2014) ti huyn Ba Tri

(Nguồn: Trung tâm Khí tượng Thủy văn tỉnh Bến Tre)

Bão lũ là nguyên nhân gây ra tác động nghiêm trọng cho cộng đồng địa phương ven biển huyện Ba Tri. Từ năm 2000 đến 2004, huyện Ba Tri, ít bị ảnh hưởng bởi bão và áp thấp nhiệt đới. Thế nhưng, trong cuối tháng 12 năm 2006, tình hình áp thấp nhiệt đới có những biến động lớn và hình thành nên bão số 9 (bão Durian) đã gây thiệt hại nặng nề về của cải vật chất đến toàn tỉnh Bến Tre nói chung, huyện Ba Tri nói riêng.

Theo thống kê của Phòng Nông nghiệp huyện Ba Tri, trong năm 2013 và năm 2014, đã xảy ra 20 cơn bão, áp thấp nhiệt đới; tình trạng mưa kéo dài do ảnh hưởng của bão, áp thấp nhiệt đới kết hợp với triều cường đã gây ngập úng cục bộ một số vùng đồng trũng của huyện như Mỹ Thạnh, Mỹ Chánh, Mỹ Hòa, Phú Lễ, Mỹ Nhơn,... làm ảnh hưởng đến sự phát triển của vụ lúa Thu Đông. Cán bộ chính quyền địa phương đã chia sẻ rằng các cơn bão tác động lớn đến tình trạng xói mòn bờ biển; đây là một mối nguy lớn tại huyện Ba Tri. Huyện Ba Tri không phải hứng chịu các cơn bão trong thời gian trước năm 1990, chính vì thế, chính quyền và người dân đang gặp những khó khăn nhất định trong việc lập kế hoạch thích ứng do không có kinh nghiệm thực tế.

Hàng năm, vào mựa mưa, những trận mưa lớn kết hợp với triều cường, lũ trên thượng nguồn đổ về gây ngập lụt cục bộ, sạt lở đê bao, làm hư hỏng các cơ sở hạ tầng, thiệt hại trực tiếp cho các lĩnh vực kinh tế, nông nghiệp, thủy sản, diêm nghiệp, du lịch,… Ba Tri là một trong những nơi hứng chịu nặng nề nhất tác động của lũ tại tỉnh Bến Tre do nằm ven biển và cuối nguồn sông.

Các năm qua, tuy áp thấp nhiệt đới, bão không ảnh hưởng trực tiếp đến huyện nhưng cũng gián tiếp gây ra những trận mưa lớn, kết hợp triều cường, lũ thượng nguồn đổ về, gây ngập lụt cục bộ, sạt lở đê bao, hư hỏng đường giao thông, thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp và nhiều công trình khác.

c. Nước biển dâng và xâm nhập mặn

Những năm gần đây, hiện tượng nước dâng trong mùa mưa bão đã gây thiệt hại rất nghiêm trọng, làm ngập úng rộng trên diện tích lớn đất nông nghiệp (vườn cây ăn trái, hoa màu, ruộng lúa, nuôi trồng thủy sản,…); những vùng đất trũng, thấp; các cồn, đất ven sông bị sạt lở do dòng chảy xâm thực; gây ngập, hư hỏng các công trình giao thông, thủy lợi, đê bao,…

Hiện tượng nước biển dâng chủ yếu do triều cường gây ra, thường xuất hiện từ khoảng giữa mùa mưa đến cuối năm. Theo Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng năm 2012 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, nếu nước biển dâng 1m, khoảng 39% diện tích đồng bằng sông Cửu Long có nguy cơ bị ngập. Với diễn tiến của biến đổi khí hậu, nằm giữa lưu vực và cuối dòng chảy sông Mê Kông, tỉnh Bến Tre nói chung và huyện Ba Tri nói riêng sẽ là địa bàn mất nhiều đất khi nước biển dâng lên kết hợp với triều cường, mưa lũ.

Kết quả thu được tại trạm quan trắc Hàm Luông cho thấy mực nước bình quân từ năm 2010 đến 2014 có khuynh hướng tăng dần và biên độ dao động trong năm ngày càng giảm dần. Tại trạm quan trắc Hàm Luông, từ năm 2010 đến năm 2014 mực nước thấp nhất đo được là -201cm và mực nước cao nhất đo được là 193 cm. So với thời kì trước, mực nước thấp nhất và cao nhất đã tăng

khuynh hướng dâng lên, gây nguy cơ xâm lấn ảnh hưởng đến đời sống của người dân tại huyện Ba Tri.

Hàng năm vào mùa khô, mặn theo dòng triều xâm nhập sâu vào các sông chính trong vùng, làm thiệt hại ít nhiều đến sản xuất và đời sống. Do ảnh hưởng từ triều nên một ngày cũng thường xuất hiện 2 đỉnh mặn và 2 chân mặn. Trị số đỉnh mặn và chân mặn thường xuất hiện sau đỉnh triều và chân triều từ 1 – 3 giờ. Giá trị độ mặn trong sông càng về thượng nguồn càng giảm.

Hình 2.5: Tình trng xâm nhp mn tnh Bến Tre năm 2009 (Nguồn: Viện

Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường, 2011)

Huyện Ba Tri có vị trí địa lí ở vùng cửa biển nên chịu ảnh hưởng xâm nhập mặn trên hai con sông Hàm Luông và Ba Lai. Mức độ nhiễm mặn của huyện Ba Tri khá cao và tăng dần rõ rệt theo các năm. Trong đó độ mặn đạt đỉnh cao nhất trong suốt 5 từ năm 2010 đến năm 2014 là 30‰ vào tháng 3 năm 2010. Trong những năm gần đây, sự xâm nhập của nước mặn vào sâu trong nội, vào các cánh đồng lúa và khu vực đầm nuôi trồng thủy sản ở Ba Tri đã trở nên nghiêm trọng hơn trong mùa khô do giảm dòng chảy từ thượng nguồn sông Mê Kông; sự xuất hiện của gió mùa đông bắc và sự gia tăng mực nước biển ở phía

Đông của biển Đông. Tình hình tiếp diễn như trên sẽ gây ảnh hưởng khá nghiêm trọng đối với hệ sinh thái động thực vật, đồng thời sẽ ảnh hưởng đến đời sống kinh tế của người dân tại đây. Đặc biệt, xâm nhập mặn và nước biển dâng sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạt động nông nghiệp và các hệ sinh thái ven biển. Chính vì vậy, người dân và các cấp chính quyền cần có các biện pháp khắc phục phù hợp, thay đổi cơ cấu sản xuất kinh tế, hệ sinh thái động thực vật nhằm thích ứng và giảm thiểu tác hại với tình hình biến đổi như trên.

2.3.2. Tác động ca BĐKH ti huyn Ba Tri, tnh Bến Tre

a. Tác động của BĐKH đến canh tác nông nghiệp tại huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre

Bng 2.1. Nhn thc ca người dân v nh hưởng ca BĐKH đối vi canh tác nông nghip ca h gia đình giai đon 2009 – 2014

Đơn vị tính: % Diện tích canh tác giảm Năng suất giảm Cây sinh trưởng chậm Thiếu nước tưới Dịch bệnh nhiều Đất bị xói mòn, thoái hóa Mất mùa Hạn hán 10,4 38,3 40,0 54,3 16,5 0 33,9 Mưa lớn 7,8 63,4 10,0 0,5 2,4 9,3 31,6 Ngập lụt 9,5 40,3 13,9 0,7 18,6 6,3 54,1 Bão 8,0 60,0 15,2 0 7,4 5,9 63,3 Lũ quét 0 0,1 0 0 0,6 0 2,6 Nước biển dâng 2,3 4,5 3,4 2,0 2,1 1,5 6,2 Xâm nhập mặn 4,0 37,4 25,9 1,6 5,3 6,3 30,0

nông nghiệp của các hộ là mưa lớn, bãohạn hán và xâm nhập mặn. Các hiện tượng như nước biển dâng, ngập lụt, lũ quét hầu như không gây ảnh hưởng hoặc ảnh hưởng rất ít. Biểu hiện của những ảnh hưởng từ các hiện tượng này là làm giảm năng suất, cây sinh trưởng chậm, thiếu nước tưới và dịch bệnh nhiều.

Theo báo cáo của Phòng Nông nghiệp huyện Ba Tri, tình hình hạn mặn trên địa bàn huyện đã gây ảnh hưởng đến sản suất lúa vụ Đông xuân. Diện tích lúa năm 2012 – 2013 bị thiệt hại 70 - 100% chiếm 298 ha, diện tích bị ảnh hưởng 30 % năng suất chiếm 1.288 ha. Vào tháng 4 năm 2015, huyện Ba Tri cũng bị thiệt hại nặng do hạn hán gây ra. Hạn hán kéo dài dẫn đến năng suất lúa (diện tích lúa đông xuân xuống giống lớn nhất tỉnh với khoảng 12.600 ha (chiếm 73% diện tích lúa của cả tỉnh)) bị giảm từ 10 - 20%. Riêng tại khu vực cống Rạch Nò thuộc xã Tân Xuân và Bảo Thạnh, với 300 ha lúa, do nằm cuối nguồn nên bị thiệt hại nặng. Bảo Thạnh cũng là xã chịu nhiều ảnh hưởng nhất của xâm nhập mặn. Hiện tượng xâm nhập mặn đã làm sản lượng sản xuất nông nghiệp của nhiều vùng đất trong xã thậm chí phải bỏ hoang do không canh tác, trồng trọt được.

Hạn hán và độ mặn tuy có làm giảm sản lượng đối với các cánh đồng màu trên toàn huyện nhưng ở mức độ nhẹ, không đáng kể do vào mùa khô, người dân trồng các loại cây ngắn ngày, cùng với việc các hộ nông dân đã chủ động nguồn nước giếng, các hầm chứa nước để phục vụ cho tưới tiêu, hạn chế sử dụng các nguồn nước kênh mương đã bị nhiễm mặn.

b. Tác động của BĐKH đến đánh bắt ven bờ tại huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre

Bng 2.2. Nhn thc ca người dân v nh hưởng ca BĐKH đối vi đánh bt ven b ca h gia đình giai đon 2009 – 2014

Đơn vị tính: % Giảm giá trị dinh dưỡng của các sinh vật ven biển Năng suất giảm Nghêu được ươm nuôi sinh trưởng chậm Giảm số lượng tảo phù du Dịch bệnh nhiều Có lứa mất trắng Bãi nghêu bị cát vùi lấp Hạn hán 20,4 48,3 50,0 52,0 4,5 8,0 23,9

Mưa lớn 17,8 45,4 20,0 1,5 12,4 9,5 21,6 Ngập lụt 9,5 20,3 3,9 0,7 14,2 0 20,1 Bão 8,0 35,1 2,4 0 0,9 0 35,2 Lũ quét 0 0,1 0 0 0,1 0 0,6 Nước biển dâng 2,3 29,5 13,0 13,3 9,0 1,5 17,1 Xâm nhập mặn 14,2 17,4 10,4 1,6 12,0 4,0 10,0

Hạn hán là hiện tượng làm ảnh hưởng nhiều nhất đến hoạt động đánh bắt ven bờ của người dân huyện Ba Tri; trong tổng số 50 hộ được hỏi có đến 52% cho rằng hạn hán làm giảm số lượng tảo phù du là thức ăn cho nghêu con; 50% cho rằng hạn hán dẫn đến nghêu được nuôi ươm tăng trưởng chậm; ngoài ra, hạn hán còn là nguyên nhân làm cho năng suất đánh bắt ven bờ giảm. Mưa lớn cũng tác động tiêu cực đến hoạt động đánh bắt ven bờ với 45,4% số hộ được hỏi cho rằng mưa lớn làm cho năng suất giảm và 21,6% cho rằng làm bãi nghêu bị cát vùi lấp. Gió chướng tháng 11 tới tháng 01 thổi mạnh từ ngoài biển vào cũng góp phần vùi lấp các bãi nghêu. Bão cũng là một nguyên nhân gây ra thiệt hại đối với hoạt động đánh bắt ven bờ; trong các nguyên nhân làm vùi lấp các bãi nghêu thì bão chiểm tỉ lệ cao nhất với 35,2% số người được hỏi. Bên cạnh đó, nước biển dâng cũng là nguyên nhân làm cho năng suất giảm, bãi nghêu bị vùi lấp và nghêu được ươm nuôi sinh trưởng chậm với tỉ lệ phần trăm số hộ được hỏi đồng tình tương ứng là 29,5%; 17,1% và 13,3%. Theo nhận định của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Ba Tri, sự gia tăng nhiệt độ liên tục và đột ngột, tăng bốc hơi nước, dẫn đến tăng nồng độ mặn và gây ra cái chết hàng loạt của các sinh vật ven biển, gây ảnh hưởng đến hoạt động đánh bắt ven bờ của người dân. Đặc biệt, bão số 9 (năm 2006) đã làm chìm 10 chiếc tàu của ngư dân

c. Tác động của BĐKH đến nuôi trồng tôm tại huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre

Bng 2. 3. Nhn thc ca người dân vnh hưởng ca BĐKH đối vi nuôi trng tôm ca h gia đình giai đon 2009 – 2014

Đơn vị tính: % Môi trường nước thay đổi Năng suất giảm Tôm sinh trưởng chậm Khó tìm nguồn thức ăn Dịch bệnh nhiều Có lứa mất trắng Hạn hán 40,0 48,3 50,0 52,0 14,0 10,4 Mưa lớn 17,8 25,4 20,0 4,0 28,3 15,0 Ngập lụt 9,5 22,0 0 0,7 11,4 10,1 Bão 8,0 35,1 4,0 0 14,1 17,8 30,6 30,0 30,7 31,1 31,4 0 Nước biển dâng 4,0 29,5 13,0 13,3 0,4 0,5 Xâm nhập mặn 34,2 16,0 44,2 10,0 34,0 20,2

Nhìn chung, việc nuôi tôm của người dân huyện Ba Tri phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên và các hiện tượng thiên tai tai ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và hiệu quả của việc nuôi tôm. Đáng kể đến nhất đó là hạn hán và xâm nhập mặn. Hạn hán và xâm nhập mặn khiến việc nuôi trồng tôm của huyện Ba Tri bị thiệt hại nghiêm trọng. Tôm chết hàng loạt do độ mặn nước tăng cao kèm theo nắng nóng kéo dài. Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Ba Tri, có đợt hạn, số diện tích nuôi tôm bị thiệt hại lên đến hàng chục nghìn héc-ta. Tình trạng này làm giảm đáng kể sản lượng tôm của huyện. Xâm nhập mặn có thể làm mất trắng cả một vụ nuôi trồng tôm; có tới 20,2% số hộ được hỏi có cùng nhận định như vậy; 44,2%, 34,2% và 34% số hộ được hỏi cho rằng xâm nhập mặn làm cho tôm sinh trưởng chậm, thay đổi môi trường nước và

làm gia tăng dịch bệnh. Ngoài ra, lũ cũng làm cho dịch bệnh nhiều, khó tìm nguồn thức ăn, tôm chậm phát triển và hơn nữa còn làm thay đổi môi trường nước sinh sống của chúng. Trong năm 2006, ảnh hưởng của gió mạnh và triều cường đã gây thiệt hại trực tiếp đến lĩnh vực nuôi trồng tôm của huyện Ba Tri. Có 4 xã thuộc huyện Ba Tri bị thiệt hại bao gồm: Bảo Thạnh, Bảo Thuận, Tân Thủy, An Thủy do triều cường đã làm tràn hồ tôm.

d. Tác động của BĐKH đến khai thác các loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ tại huyện

Ba Tri, tỉnh Bến Tre

Bng 2.4. Nhn thc ca người dân v nh hưởng ca BĐKH đối vi khai thác các loài nhuyn th hai mnh v ca h gia đình giai đon 2009 – 2014

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào hệ sinh thái tại huyện ba tri, tỉnh bến tre (Trang 43 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)