Tiểu kết Chương 3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào hệ sinh thái tại huyện ba tri, tỉnh bến tre (Trang 82 - 92)

6. Vấn đề nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu

3.3. Tiểu kết Chương 3

BĐKH đã được xác định là một trong những ưu tiên của Chính phủ Việt Nam. Nhận thức được những tác động của BĐKH, Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản pháp luật cấp quốc gia và cấp ngành/lĩnh vực. Đây có thể được xem là những nỗ lực tích cực của Việt Nam trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu. Ở cấp địa phương, trong những năm gần đấy, tỉnh Bến Tre cũng đã ban hành một số chính sách về BĐKH. Có thể nhận thấy rằng hầu hết các chiến lược, chính sách cấp quốc gia và địa phương đều tập trung vào các hành động giảm nhẹ

hạn chế, chủ yếu mới chỉ bao gồm các hành động như bảo vệ và trồng rừng đầu nguồn, bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ ven biển trong các lĩnh vực lâm nghiệp và phòng tránh thiên tai. Tuy nhiên, các văn bản này vẫn là cơ sở pháp lý vững chắc nhằm thúc đẩy tiến hành thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào hệ sinh thái tại huyện Ba Tri.

Để tăng cường hơn nữa khả năng chống chịu trước các tác động bất lợi của BĐKH, luận văn đã nêu ra bốn đề xuất theo cách tiếp cận dựa vào hệ sinh thái đối với huyện Ba Tri. Các giải pháp đó bao gồm: (i) đẩy mạnh việc khôi phục và trồng mới rừng ngập mặn thích ứng với biến đổi khí hậu; (ii) điều chỉnh qui hoạch, kế hoạch sử dụng đất; (iii) quản lý và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên nước ngọt; (iv) lồng ghép thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào hệ sinh thái vào các quy hoạch, kế hoạch có liên quan. Việc thực hiện các giải pháp thích ứng với BĐKH dựa vào hệ sinh thái tại huyện Ba Tri có thể tạo ra các lợi ích về xã hội, kinh tế và văn hóa, đóng góp vào bảo tồn đa dạng sinh học, tận dụng và phát huy những kiến thức bản địa của cộng đồng địa phương. Các biện pháp thích ứng này có thể được thực hiện một cách đơn lẻ hoặc thực hiện như một phần của chiến lược thích ứng tổng thể.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Kết luận

Qua nghiên cứu về vấn đề thích ứng với biến đối khí hậu dựa vào hệ sinh thái tại huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre, luận văn có một số kết luận như sau:

1. Thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào hệ sinh thái là giải pháp có nhiều ưu điểm, lợi ích. Thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào hệ sinh thái là biện pháp dễ tiếp cận và chi phí hiệu quả đối với các cộng đồng địa phương so với các giải pháp công trình “cứng”. Ngoài ra, thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào hệ sinh thái cũng lồng ghép và bảo tồn các tri thức truyền thống, giá trị văn hóa của địa phương trong thích ứng với thế giới tự nhiên. Tuy nhiên, thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào hệ sinh thái vẫn phải đối mặt với một loạt các rào cản như hạn chế về tri thức, về tài chính, về xung đột sử dụng đất và sự không ủng hộ của cộng đồng, thiếu thông tin về chi phí và lợi ích của các giải pháp thích ứng dựa trên hệ sinh thái v.v... Mặt khác, các hệ sinh thái tuy có khả năng chống chịu cao song không thể bảo vệ được cộng đồng từ tất cả các tác động của khí hậu hoặc các hiện tượng thời tiết cực đoan. Do đó, trong một số trường hợp, vẫn cần sử dụng các giải pháp công trình.

2. Luận văn đề xuất bốn giai đoạn thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào hệ sinh thái ở cấp huyện, bao gồm (i) xác định bối cảnh thích ứng; (ii) lựa chọn các giải pháp thích ứng; (iii) thiết kế các giải pháp thích ứng và (iv) triển khai thích ứng. Cần lưu ý rằng đánh giá các tác động của biến đổi khí hậu lên hệ sinh thái và vai trò tiềm năng của các hệ sinh thái trong quá trình thích ứng với biến đổi khí hậu sẽ giúp tìm ra được giải pháp thích ứng phù hợp. Áp dụng 4 giai đoạn thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào hệ sinh thái ở cấp huyện sẽ giúp các cộng đồng dân cư dễ bị tổn thương thích ứng với biến đổi khí hậu thông qua thực tiễn quản lí hệ sinh thái, từ đó thúc đẩy việc lồng ghép thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào hệ sinh thái vào các chiến lược, chính sách và chương trình hành động của địa phương.

3. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các hệ sinh thái ở huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre có khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu ở mức trung bình và trung bình – cao. Từ đó, luận văn đã đề xuất bốn giải pháp nhằm tăng cường khả năng thích ứng với BĐKH dựa vào hệ sinh thái tại huyện Ba Tri như sau: (i) đẩy mạnh việc khôi phục và trồng mới rừng ngập mặn thích ứng với BĐKH; (ii) điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; (iii) quản lý và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên nước ngọt và (iv) lồng ghép thích ứng với BĐKH dựa vào hệ sinh thái vào các quy hoạch, kế hoạch có liên quan. Các giải pháp này có khả năng giúp huyện Ba Tri ứng phó có hiệu quả hơn với các tác động của BĐKH.

Kiến nghị

Trong khuôn khổ của luận văn này, nội dung được thể hiện mới chỉ là nghiên cứu về bước đầu vấn đề thích ứng với biến đổi khí hậu dựa trên hệ sinh thái ở phạm vi không gian và thời gian hẹp. Để có thể thúc đẩy hiệu quả việc triển khai giải pháp thích ứng này tại các địa phương cũng như tại quốc gia, cần có những nghiên cứu sâu hơn trong thời gian tới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012), Kịch bản biến đổi khí hậu, nước

biển dâng cho Việt Nam, NXB Tài nguyên – Môi trường và Bản đồ Việt Nam.

2. Diễn đàn Phát triển Việt Nam (2012), BĐKH và sinh kế ven biển, NXB Giao thông vận tải.

3. Dự án Đói nghèo và Môi trường (2010), Xây dựng khả năng phục hồi:

Các chiến lược thích ứng cho sinh kế ven biển chịu nhiều rủi ro nhất do tác

động của BĐKH ở miền Trung Việt Nam, UNDP.

4. Ngân hàng thế giới (2007), Báo cáo Ảnh hưởng của mực nước biển

dâng cao đối với các nước đang phát triển: Phân tích so sánh, Bài nghiên cứu

chính sách của Ngân hàng thế giới.

5. Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (2012), Đánh giá nhanh tổng hợp tính

tổn thương và khả năng thích ứng với BĐKH tại ba huyện ven biển tỉnh Bến Tre,

WWF-Việt Nam.

6. Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường (2009), BĐKH

ở Việt Nam, NXB Văn hóa – Thông tin.

7. Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường (2013), Hướng

dẫn kĩ thuật: Xây dựng và thực hiện các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu

dựa vào hệ sinh thái tại Việt Nam, ISPONRE.

8. Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường (2011), Tài liệu

hướng dẫn: Đánh giá tác động của BĐKH và xác định các giải pháp thích ứng,

NXB Tài nguyên-Môi trường và Bản đồ Việt Nam.

9. Ariizumi et al. (2005), Land use change in mangrove areas of southern

Viet Nam using satellite images, Kỉ yếu ACRS.

10. Berkes, F. & Folke. (1998), Linking Social and Ecological Systems: Management Practices and Social Mechanisms for Building Resilience;

11. Doswald, N. & Osti, M. (2011), Ecosystem-based approaches to adaptation and mitigation – good practice examples and lessons learnt in

Europe; Publisher Bundesamt für Naturschutz (BfN), Germany.

12. International Union for Conservation of Nature (2009), Ecosystem-

based Adaptation: A natural response to climate change, Publisher Polygravia

arts graphiques, Switzerland.

13. IPCC (2014), Climate Change 2014: Synthesis Report. Contribution of Working Groups I, II and III to the Fifth Assessment Report of the

Intergovernmental Panel on Climate Change [Core Writing Team, R.K.

Pachauri and L.A. Meyer (eds.)]. IPCC, Geneva, Switzerland.

14. Mekong River Commission (2010), Review of Climate Change

Adaptation methods and tools, Lao PDR.

15. Rao et al. (2013), An economic analysis of ecosystem-based adaptation and engineering options for climate change adaptation in Lami

Town, Republic of the Fiji Islands, Samoa.

16. Regional Resource Centre for Asia and the Pacific (RRC.AP) (2012), Determinants and Effectiveness of Local-Level Adaptation to Climate Change:

Case Studies of Two Initiatives in Bangladesh, Thailand.

17. UNEP, (2012), Ecosystem-based adaptation guidance – Moving

Principal to Practice,

http://www.unep.org/climatechange/adaptation/Portals/133/documents/Ecosyste m-

Based%20Adaptation/Decision%20Support%20Framework/EBA%20Guidance _WORKING%20DOCUMENT%2030032012.pdf.

18. UNU-IAS, Bioversity International, IGES and UNDP (2014), Toolkit for the Indicators of Resilience in Socio-ecological Production Landscapes and

Seascapes (SEPLS), Japan.

19. World Bank (2010), Convenient Solutions to an Inconvenient Truth –

PHỤ LỤC 1: BẢNG HỎI HỘ GIA ĐÌNH

Bảng hỏi về các hệ sinh thái và tác động của biến đổi khí hậu đối với người dân và các bộ tại huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre

i. Người phng vn: Nguyn Th Ngc Ánh

ii. Ngày phng vn: Gi: h, ngày tháng 12 năm 2014 iii. Thông tin v người được phng vn

1. Họ và tên:……… 2. Địa chỉ:……… 1. Tổng diện tích đất ông/bà có là bao nhiêu? (sào/hecta)

... ... 2. Theo ông/bà, hệ sinh thái tự nhiên tại huyện Ba Tri có đa dạng không?

... ... 3. Đa dạng sinh học ở các hệ sinh thái có được bảo vệ không?

... ... 4. Các tri thức truyền thống về đa dạng sinh học có được tư liệu hóa và trao đổi trong cộng đồng không?

... ... 5. Theo ông/bà, có sự tương tác giữa các yếu tố khác nhau của các hệ sinh thái tại huyện Ba Tri không?

... ... 6. Các hệ sinh thái tại huyện Ba Tri có khả năng phục hồi và phát triển sau các hiểm họa từ môi trường không?

... 7. Theo ông/bà, vấn đề sử dụng đất tại huyện Ba Tri có hợp lí không?

... ... 8. Theo ông/bà, bốn nghề chính tại huyện Ba Tri là gì?

... ... 9. Ông/bà đang nuôi trồng loại thủy sản nào?

... ... 10. Ông/bà có tham gia vào các hoạt động gia tăng thu nhập bền vững không? ... ... 11. Sinh kế của gia đình được tiến hành trên địa bàn nào? (cửa sông ven biển, rừng ngập mặn, bãi ngập triều,...)

... ... 12. Ông/bà có thể chuyển sang địa điểm khác để tiến hành các hoạt động sinh kế khi cần thiết không?

... ... 13. Huyện có biện pháp nào nhằm bảo vệ những khu vực này không? Các biện pháp đó có hữu ích không?

... ... 14. Cơ hội tiếp cận với các nguồn tài nguyên trong hệ sinh thái của cộng đồng có công bằng không?

... ...

... ... 16. Gia đình ông/bà có tiêu thụ nhiều thực phẩm địa phương không?

... ... 17. Tại huyện Ba Tri, thiên tai (bão, lũ, hạn hán...) nào thường hay xảy ra? Kéo dài trong bao lâu?

... ... 18. Trước khi thiên tai xảy ra, ông/bà có sử dụng biện pháp phòng tránh nào không?

... ... 19. Gia đình ông/bà có chịu ảnh hưởng từ những hiện tượng thời tiết cực đoan không?

... ... 20. Ông/bà có thể ước lượng thiệt hại về mặt kinh tế của gia đình do những hiện tượng thời tiết cực đoan gây ra không?

... ... 21. Hiện giờ, gia đình ông/bà đã ổn định trở lại sau những tác động của khí hậu chưa?

... ... 22. Sau khi thiên tai xảy ra, ông/bà khắc phục hậu quả thế nào?

... ... 23. Ông/bà có đổi mới hình thức sản xuất nông nghiệp để thích ứng với điều kiện khí hậu hiện nay không?

... ... 24. Ông/bà nhận được thông tin dự báo thời tiết từ đâu? (từ nguồn nào?)

... ... 25. Ông/bà có hiểu rõ các thông tin dự báo thời tiết khi nhận được không?

... ... 26. Theo ông/bà, những tác động nào của biến đổi khí hậu đã, đang và sẽ tiếp tục diễn ra?

... ...

PHỤ LỤC 2: TỔNG HỢP KẾT QUẢ BẢNG HỎI HỘ GIA ĐÌNH Câu hỏi Rất cao Cao Trung bình Thấp Rất thấp

1 2 1 26 11 1 1 3 11 15 12 2 0 4 11 26 7 6 0 5 9 12 25 1 5 6 8 13 20 8 1 7 12 13 21 2 2 8 9 10 9 11 12 15 13 11 12 0 16 17 20 7 13 7 18 19 6 0 14 8 17 18 7 0 15 9 19 19 3 0 16 21 12 16 1 0 17 21 13 15 1 0 18 9 12 28 1 0 19 8 22 18 2 0 20 6 15 21 8 1 22 5 11 25 5 4 23 7 11 23 5 4 24 11 22 11 6 0 25 13 12 21 4 0 26

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào hệ sinh thái tại huyện ba tri, tỉnh bến tre (Trang 82 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)