Cây con nhân giống sau 1 tháng tuổi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bảo tồn chuyển chỗ loài tam thất gừng (stahlianthus thorelii gagnep ) tại vùng đệm vườn quốc gia ba vì​ (Trang 55 - 91)

3.3.2.3. Ảnh hưởng ủ phương pháp nh n gi ng tới h t ượng y on

Việc cắt củ thành các đoạn mang số mắt mầm khác nhau có ảnh hưởng rất lớn tới sự nảy mầm và phát triển của cây con bởi sự liên quan tới lượng dinh dưỡng dự trữ trong củ mầm dùng để nuôi mầm trong giai đoạn bộ rễ chưa hình thành đầy đủ và đảm nhận vai trò cung cấp chất dinh dưỡng. Từ đó ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng cây trồng.

lượng của cây con ở giai đoạn 2 tháng tuổi thể hiện tại bảng 3.8 Kết quả tại bảng 3.8 cho thấy ở giai đoạn 2 tháng tuổi:

- Tỷ lệ cây có phẩm chất tốt ở trong các cơng thức thí nghiệm dao động 40,2 - 54,6%, trong đó thấp nhất là công thức 2 (đoạn củ mang 1 mắt mầm) và cao nhất là cơng thức thí nghiệm 4 (đoạn củ mang 3 mắt mầm). Tỷ lệ cây tốt ở cơng thức thí nghiệm 1 (để ngun củ) thấp hơn so với công thức 2 và 3 là do số mầm của công thức 1 quá nhiều, cây mọc dày, điều này ảnh hưởng tới chất lượng cây do sự cạnh tranh về không gian sống cũng như lượng dinh dưỡng phải cung cấp đủ để nuôi tất cả các mầm.

- Tỷ lệ cây phẩm chất trung bình dao động 41,1 - 48,4%, trong đó cao nhất ở cơng thức 1 (để nguyên củ) và thấp nhất ở cơng thức thí nghiệm 4 (cắt củ thành đoạn mang 3 mắt mầm).

- Tỷ lệ cây phẩm chất xấu ở các công thức 1, 3 và 4 đều rất thấp, dao động 4,3 - 5,8% trong khi tỷ lệ này cao hơn hẳn ở cơng thức thí nghiệm 2 (đoạn củ chỉ mang 1 mắt mầm).

Như vậy thông qua việc đánh giá chất lượng cây cho thấy, cơng thức thí nghiệm 3 và 4 cho tỷ lệ cây phẩm chất tốt và trung bình là cao hơn hẳn so với các cơng thức cịn lại. Nên việc lựa chọn công thức tốt nhất cần phải căn cứ vào chỉ tiêu hệ số nhân giống bởi các chỉ tiêu khác khơng có sự chênh lệch lớn giữa 2 công thức này.

Bảng 3.8. Ảnh hƣởng của phƣơng pháp nhân giống tới chất lƣợng của cây con Tam thất gừng trong vƣờn ƣơm (giai đoạn 2 tháng tuổi)

Công thức TN Chất lƣợng cây (%)

Tốt TB Xấu

CT1: Nhân giống bằng củ nguyên có nhiều mắt

mầm (đối chứng) 45,8 48,4 5,8

CT2: Cắt củ thành các đoạn có 1 mắt mầm 40,2 47,5 12,3 CT3: Cắt củ thành các đoạn có 2 mắt mầm 48,7 45,8 5,5 CT4: Cắt củ thành các đoạn có 3 mắt mầm 54,6 41,1 4,3

3.3.3. Kết quả nghiên c u xác định chế độ che sáng phù hợp cho cây con trong vườn ươm

3.3.3.1. Ảnh hưởng ủ hế độ h áng tới tỷ ệ ng

Tam thất gừng là cây ưa bóng. Do vậy, việc xác định mức độ che sáng phù hợp có ý nghĩa quan trọng đối với sự tồn tại, sinh trưởng và phát triển của cây con trong cả giai đoạn vườn ươm lẫn khi đem trồng. Tuy nhiên từ trước tới nay chưa có cơng trình nghiên cứu nào được thực hiện trong lĩnh vực này nên rất khó khăn cho cơng tác phát triển lồi.

Kết quả theo dõi ảnh hưởng của mức độ che sáng tới tỷ lệ sống của các cơng thức thí nghiệm nhân giống Tam thất gừng trong vườn ươm được tổng hợp tại bảng 3.9.

Bảng 3.9. Ảnh hƣởng của chế độ che sáng tới tỷ lệ sống của cây con Tam thất gừng trong vƣờn ƣơm

Công thức TN Giai đoạn 1

tháng (%) Giai đoạn 2 tháng (%) CT1: Che 25±5% ánh sáng trực xạ 94,4 85,6 CT2: Che 50±5% ánh sáng trực xạ 95,6 90,0 CT3: Che 75±5% ánh sáng trực xạ 93,3 81,1

CT4: Không che sáng (đối chứng) 77,8 64,4

Kết quả tại bảng 3.9 cho thấy:

- Ngoại trừ cơng thức khơng che sáng, các cơng thức thí nghiệm che từ 25 - 75 (±5)% đều cho tỷ lệ sống rất cao, dao động từ 93,3 - 95,6%. Công thức không che sáng chỉ đạt tỷ lệ sống 77,8%.

- Sang giai đoạn 2 tháng tuổi, tỷ lệ sống của các công thức dao động từ 64,4 - 90,0%, giảm 5,6 - 13,4% so với giai đoạn 1 tháng tuổi, trong đó đạt cao nhất ở cơng thức che sáng 50±5% là 90,0% và thấp nhất là công thức đối chứng - không che sáng.

Như vậy, sau 2 tháng theo dõi mức độ che sáng có ảnh hưởng rõ rệt tới tỷ lệ sống của Tam thất gừng trong vườn ươm, trong đó cơng thức che sáng 50±5% tỏ ra có triển vọng hơn hẳn so với các cơng thức cịn lại nên có thể sử dụng trong nhân giống Tam thất gừng.

Hình 3.8. Cây trong các cơng thức thí nghiệm che sáng giai đoạn 2 tháng tuổi

3.3.3.2. Ảnh hưởng ủ hế độ h áng tới inh t ưởng ủ y on t ong ườn ươm

Kết quả theo dõi ảnh hưởng của chế độ che sáng tới sinh trưởng của cây con Tam thất gừng giai đoạn 2 tháng tuổi trong vườn ươm được thể hiện tại bảng 3.10.

Bảng 3.10. Ảnh hƣởng của chế độ che sáng tới sinh tƣởng của cây con Tam thất gừng trong vƣờn ƣơm (giai đoạn 2 tháng tuổi)

Kết quả tại bảng 3.10 cho thấy ở giai đoạn 2 tháng tuổi:

- Chiều cao của cây con dao động từ 15,9 - 26,3%, trong đó cao nhất ở cơng thức thí nghiệm 3 (che sáng 75±5% ánh sáng trực xạ) đạt 26,3 cm và thấp nhất ở công thức thí nghiệm đối chứng - không che sáng chỉ đạt 15,9%. Nhìn chung khơng có sự chênh lệch lớn về sinh trưởng chiều cao giữa các công thức che sáng 25 - 75±5% nhưng lại có sự chênh lệch rất lớn giữa che và không che ánh sáng trực xạ. Hệ số biến động sinh trưởng chiều cao của các công thức che sáng khá thấp, dao động từ 4,6 - 8,1% trong đó ở cơng thức đối chứng - khơng che sáng con số này lên tới 13,0%.

- Số lá/nhánh của các công thức thí nghiệm dao động từ 2,5 - 3,7 lá nhánh, trong đó cao nhất ở cơng thức 2 (Che 50±5% ánh sáng trực xạ) là 3,7 lá/nhánh và thấp nhất là cơng thức thí nghiệm 4 (đối chứng) chỉ có 2,5 lá/nhánh. Hệ số biến động số lá/nhánh biến động khá lớn giữa các cơng thức thí nghiệm, dao động từ 7,9 - 22,8%, trong đó cao nhất ở cơng thức đối chứng là 22,8% và thấp nhất ở công thức 2 Che 50±5% ánh sáng trực xạ) chỉ khoảng 7,9%.

- Chiều dài lá trung bình của các cơng thức dao động 10,2 - 16,3 cm, trong đó đạt cao nhất ở công thức che 70±5% ánh sáng trực xạ là 16,3cm, tiếp đến là công thức che 50±5% ánh sáng trực xạ đạt 15,2 cm, thấp nhất vẫn là công thức đối chứng không che sáng chỉ đạt 10,2 cm. Tương tự hệ

CT HvnTB (cm) Shvn (%) Sig Số lá/nhánh (lá) Slá (%) Sig Chiều dài lá (cm) Sdài (%) Sig 1 23,6 8,1 0,000 3,4 13,3 0,000 13,6 10,7 0,000 2 24,4 6,1 3,7 7,9 15,2 8,7 3 26,3 4,6 2,9 14,1 16,3 7,9 4 15,9 13,0 2,5 22,8 10,2 20,6

số biến động chiều dài lá giữa các cơng thức thí nghiệm cũng dao động 7,9 - 20,6%, trong đó các cơng thức có che bóng chỉ số này chỉ dao động từ 7,9 - 10,7% thấp hơn hẳn công thức đối chứng là 20,6%.

Kết quả phân t ch phương sai một nhân tố ANOVA cho thấy, giá trị Sig t nh toán đều nhỏ hơn 0,05 điều này cho thấy mức độ che sáng đã ảnh hưởng rõ rệt tới khả năng sinh trưởng của cây con Tam thất gừng trong vườn ươm giai đoạn 2 tháng tuổi.

Sử dụng tiêu chuẩn Ducan để tìm ra cơng thức tốt nhất, kết quả cho thấy mức độ che sáng phù hợp đối với Tam thất gừng ở giai đoạn vườn ươm là 50 - 75±5% ánh sáng trực xạ. Tuy nhiên cần căn cứ vào chỉ tiêu tỷ lệ sống và đánh giá chất lượng để lựa chọn công thức phù hợp nhất bởi chiều cao và chiều dài lá của công thức che sáng 75±5% ánh sáng trực xạ có cao hơn một chút so với công thức che sáng 50±5% ánh sáng trực xạ nhưng việc này cũng có thể là do mức độ che sáng quá lớn làm cây phát triển mạnh hơn về chiều cao.

3.3.3.3. Ảnh hưởng ủ hế độ h áng tới h t ượng y on

Kết quả theo dõi ảnh hưởng của chế độ che sáng tới chất lượng của cây con Tam thất gừng trong vườn ươm giai đoạn 2 tháng tuổi được thể hiện tại bảng 3.11.

Bảng 3.11. Ảnh hƣởng của chế độ che sáng tới chất lƣợng của cây con Tam thất gừng trong vƣờn ƣơm (giai đoạn 2 tháng tuổi)

Công thức TN Chất lƣợng cây (%) Tốt TB Xấu CT1 40,3 46,5 13,2 CT2 48,5 42,9 8,6 CT3 40,4 44,8 14,8 CT4 36,5 43,3 20,2

Kết quả tại bảng 3.11 cho thấy, tỷ lệ cây phẩm chất tốt và trung bình của các cơng thức thí nghiệm dao động từ 79,8 - 91,4%, trong đó cao nhất ở cơng thức thí nghiệm 2 (che 50±5% ánh sáng trực xạ) là 91,4% và thấp nhất là công thức đối chứng (không che sáng) chỉ đạt 79,8%. Tỷ lệ cây phẩm chất xấu giữa các cơng thức có sự biến động khá lớn, dao động 8,6 - 20,2%, trong đó thấp nhất ở cơng thức thí nghiệm 2 (che 50±5% ánh sáng trực xạ) và cao nhất ở công thức đối chứng - không che sáng.

Kết quả đánh giá cho thấy, việc che sáng có ảnh hưởng rõ rệt tới tỷ lệ sống, sinh trưởng và chất lượng của cây con Tam thất gừng trong vườn ươm giai đoạn 2 tháng tuổi. Tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá cho thấy, mặc dù chiều cao và chiều dài lá của công thức 3 (che sáng 75±5% ánh sáng trực xạ) có lớn hơn một chút so với cơng thức 2 (che sáng 50±5% ánh sáng trực xạ) nhưng các chỉ tiêu còn lại như tỷ lệ sống, số lá/nhánh, chất lượng sinh trưởng của công thức 2 (che sáng 50±5% ánh sáng trực xạ) đều tốt hơn so với các cơng thức cịn lại và vượt xa so với đối chứng. Do đó, cơng thức che sáng 50±5% ánh sáng trực xạ có thể được khuyến cáo sử dụng trong nhân giống Tam thất gừng.

3.4. Tổng hợp kỹ thuật nhân giống vơ tính cây Tam thất gừng (bằng củ và cắt đoạn củ)

3.4.1. Thiết lập vườn ươm

Việc chọn địa điểm và thiết lập vườn ươm được thực hiện theo hướng dẫn của tiêu chuẩn ngành 04 - TCN - 52 - 2002 Ban hành kèm theo quyết định số 3588 QĐ-BNN-KHCN ngày 03/9/2002 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn. Trong đó một số chi tiết quan trọng là:

- Vị trí lập vườn ươm:

+ Gần đường giao thông, thuận lợi cho việc đi lại, chuyên chở cây con;

+ Chủ động được nguồn nước tưới, nước sạch, không bị ô nhiễm; + Đất có độ dốc nhỏ hơn 5 độ, địa hình bằng phẳng, thốt nước tốt; + Đất đai cịn tốt, ít mầm mống sâu bệnh hại, chưa qua canh tác nông nghiệp,...

- Loại vườn ươm: Vườn ươm tạm thời;

- Vườn ươm được rào chắn cẩn thận để tránh sự phá hoại của gia súc, gia cầm hoặc con người.

3.4.2. Nguồn giống và thời vụ gieo ươm

Hiện nay công tác chọn giống Tam thất gừng còn chưa được chú trọng. Do vậy người trồng cần lưu ý chọn ở những nơi trồng cây sinh trưởng phát triển tốt, ít sâu bệnh, năng suất củ cao. Chọn củ già trên 1 năm tuổi, hình thái củ đẹp, khơng bị sứt sẹo, dập thối để làm giống.

Tam thất gừng bắt đầu bước vào thời kỳ lụi vào cuối tháng 12. Do vậy vào thời gian này có thể tiến hành thu hoạch củ để lấy giống. Củ giống sau khi được lựa chọn kỹ thì đem bảo quản ở nơi khơ thống cho tới khi có kế hoạch gieo ươm.

3.4.3. Công tác gieo ươm

3.4.3.1. Ch ẩn bị đ t đóng bầ dinh dưỡng

Đất làm vườn ươm phải cịn tính chất tốt để tạo điều kiện thuận lợi cho củ giống nảy mầm và bộ rễ cây con phát triển. Đất phải có đủ 4 thành phần: Chất khống, khơng kh , nước, và chất hữu cơ, đảm bảo 3 yêu cầu sau:

- Đất tơi xốp nhưng có độ kết dính.

- Loại phân hữu cơ (phân xanh, phân chuồng) trộn trong đất phải thực sự hoai mục để hạn chế mầm bệnh.

- Đất chưa qua canh tác cây nông nghiệp để hạn chế mầm mống bệnh. Hỗn hợp dinh dưỡng ruột bầu thường gồm: 90% đất (tầng A + B) +

9% phân chuồng hoai + 1% NPK. Đất không chua, pH từ 5 - 6.

Đất dùng để trộn hỗn hợp ruột bầu nên chọn đất tơi xốp, giàu mùn, lấy từ dưới tán rừng, tế, guột,… không nên lấy đất ở khu vực đã qua canh tác nông nghiệp để hạn chế mầm bệnh.

Phân chuồng dùng để trộn hỗn hợp phải được ủ hoai mục, có thể xử lý mầm mống cỏ dại và mầm bệnh bằng một phần vơi bột trong q trình ủ phân.

Trước khi trộn bầu đất cần được xử lý để giảm mầm mống sâu bệnh, cỏ dại. Có nhiều phương pháp khác nhau để xử lý đất như nung nóng đất bằng nhiệt, xử lý bằng hóa chất nhưng phương pháp thơng dụng nhất vẫn là phơi ải đất. Cụ thể như sau:

- Phun một t nước vào đất đã trộn cho ẩm.

- Rải đất lên một nền phẳng ngoài trời, dày 20 - 25cm.

- Dùng một tấm chất dẻo trong suốt phủ lên trên mặt đống đất. - Lấy gạch hoặc khúc gỗ chặn các mép của tấm phủ.

- Phơi như vậy khoảng 10 ngày với điều kiện nhiệt độ ngoài trời khoảng 300c trở lên.

Sau khi xử lý đất, tiến hành đập hoặc nghiền nhỏ đất cho xốp mịn rồi tiến hành trộn ruột bầu với tỷ lệ thích hợp phân chuồng hoai, phân vơ cơ. Tiến hành dùng sàng lưới thép có mắt rộng 0,5 - 1cm để tiến hành sàng đất, loại bỏ tạp vật, đất cục. Đất được trộn xong phải để trong kho có mái che hoặc được đậy bằng tấm đậy, tránh mưa nắng, tốt nhất là sử dụng ngay sau khi trộn.

3.4.3.2. Ch ẩn bị ng xếp bầ dinh dưỡng

Có 2 loại luống để xếp bầu dinh dưỡng là luống nền cứng và luống nền mềm

- Luống nền cứng là loại luống xây bằng gạch, trát vữa xi măng để đảm bảo không thấm nước và được xây bao quanh để đặt bầu cấy cây.

Luống có k ch thước dài 10m, rộng 1m, cao 10 - 12cm, có lỗ thốt nước đóng mở được.

- Luống nền mềm: Là luống có nền đất. Bầu cấy cây được đặt trực tiếp trên nền đất, xung quanh chắn bằng khung gỗ, xây gạch nhưng phổ biến là vun đất để giữ cho bầu thẳng đứng.

Tuy nhiên, trong điều kiện sản xuất cây giống Tam thất gừng ở quy mơ hộ gia đình thì nên sử dụng loại luống nền mềm để giảm thiểu chi phí. Đối với loại luống nền mềm tuỳ theo điều kiện địa hình, kh hậu, đất và đặc t nh sinh học của lồi cây gieo ươm mà có thể làm luống theo 3 loại sau:

- Luống nổi: Mặt luống cao hơn rãnh 10 - 20cm. Áp dụng ở nơi thốt nước khơng tốt, cây gieo ươm khơng chịu được úng trũng.

- Luống bằng: Mặt luống bằng mặt rãnh, nhưng do đi lại nên rãnh thường thấp hơn mặt luống 3 - 5cm. Áp dụng ở nơi thoát nước tốt, cây gieo ươm chịu được hay ưa ẩm.

- Luống chìm: Mặt luống thấp hơn rãnh 10 - 20cm. Áp dụng ở nơi có kh hậu khơ hạn, đất có tầng mặt dày, cây ưa ẩm hoặc chịu úng.

K ch thước luống tuỳ theo công cụ thủ công hay cơ giới mà quyết định cho phù hợp. Các loại vườn ươm sử dụng công cụ thô sơ thường làm luống dài 10m, rộng 1 - 1,2m, rãnh 50 - 60cm. Hướng của luống nói chung nên theo chiều dài của khu kinh doanh, chạy theo hướng Đơng - Tây, thẳng góc với hướng gió hại ch nh, thuận lợi cho tưới nước, tiêu nước và đi lại.

3.4.3.3. Đóng à xếp bầ dinh dưỡng

Loại bầu dinh dưỡng thường được sử dụng trong gieo ươm cây giống trồng rừng hiện nay là bầu PE (Polyetylen) có màu đen, bầu có đáy hoặc không đáy. K ch thước bầu thường cao khoảng 13 - 18cm.

Sử dụng hỗn hợp ruột bầu đã được chộn đều các thành phần dinh dưỡng ở bước trên, dùng vịi phun hoặc ơ doa tưới đủ ẩm, đảo đều. Độ ẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bảo tồn chuyển chỗ loài tam thất gừng (stahlianthus thorelii gagnep ) tại vùng đệm vườn quốc gia ba vì​ (Trang 55 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)