Đặc điểm sinh vật học loài Tam thất rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bảo tồn chuyển chỗ loài tam thất gừng (stahlianthus thorelii gagnep ) tại vùng đệm vườn quốc gia ba vì​ (Trang 40 - 45)

Chương 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, THẢO LUẬN

3.1. Đặc điểm sinh vật học loài Tam thất rừng

3.1.1. Đặc điểm hình thái, giải phẫu

3.1.1.1. Đặ điểm inh t họ

Tam thất gừng là cây thân thảo, sống nhiều năm, thân ngầm còn gọi là thân củ (căn hành) mọc ngầm dưới đất và phân thành nhiều nhánh như củ gừng ta, mỗi nhánh gồm nhiều đốt do bẹ lá rụng đi tạo thành.

Thân khí sinh (thân giả) do các bẹ lá tạo thành chiều cao đến vút đầu lá tới 40-50cm, bình quân cao khoảng 30cm. Phía gốc thân ngầm mang nhiều rễ dạng rễ chùm. Thân củ phình to có dự trữ nhiều tinh bột và chứa tinh dầu thơm, vỏ phía ngồi màu nâu nhạt.

Lá bao gồm bẹ lá dài từ 10-15cm ốp sát nhau tạo thành thân giả, khi khô chuyển sang màu nâu và sớm rụng. Phiến lá thuôn dài 20-25cm; rộng 3-5cm có một gân chính ở giữa gân thứ cấp hơi chếch hoặc gần song song với gân chính. Các gân lõm ở mặt trên và nổi rõ ở mặt dưới, đỉnh lá nhọn, gốc lá hình nêm, mặt lá hơi gợn sóng. Mỗi cây có từ 3-5 lá.

Các hoa dạng gié khơng có cuống và đ nh trực tiếp vào cuống chung, phía ngồi cuống chung có 2 lá ốp lấy cuống chung tạo thành gần giống hình chng ngược, các hoa ở trong cuống chung nở từng chiếc một. Mỗi cuống chung mang từ 2-6 hoa, mỗi hoa có một lá bắc to và một lá bắc con dài và hẹp, đài hợp gốc tạo thành ống dài khoảng 2cm chia thành 2 môi, trên đỉnh có 3 răng nhỏ. Tràng hoa hợp thành ống dài khoảng 3cm màu trắng mang 3-5 cánh hẹp hình mũi mác. Trong hoa mang các nhị màu trắng và chỉ nhị ngắn, nhụy xẻ 3 thùy, vòi nhụy dạng mảnh. Bầu nỗn hạ có 3 buồng do 3 tâm bì tạo thành. Quả dạng hình trứng dài khoảng 1,5cm; rộng

0,8cm. Hạt (chưa rõ).

(1) (2)

Hình 3.1. (1) Hình thái phiến lá Tam thất gừng; (2) Hình thái thân, rễ và củ Tam thất gừng 1 năm tuổi

3.1.1.2. Đặ điểm giải phẫ , diệp ụ

* Đặc điểm giải phẫu

- Kết quả phân tích giải phẫu lá:

Dưới đây là số liệu giải phẫu của loài Tam thất gừng được đo ở vật kính 10:

Bảng 3.1. Kết quả phân tích giải phẫu lá Tam thất gừng

(Đơn vị: µM) BDL CTT BBT MG MK MDH BBD CTD L1 230,81 7,55 46,54 0 0 82,61 88,45 5,66 L2 229,7 7,55 46,65 89,96 79,25 6,29 L3 234,92 8,18 47,17 90,72 82,88 5,97 TB 231,81 7,76 46,79 87,76 83,53 5,97

Chú thích: CCT: cutin trên; BBT: biểu bì trên; MD: mô d u; MK: mô khuyết; BBD: biể bì dưới; C D: tin dưới; BDL: bề dày lá.

Ở Tam thất gừng, khơng thấy có sự xuất hiện của biểu bì nhiều lớp ở cả mặt trên và mặt dưới của lá. Tuy nhiên, độ dày của lớn biểu bì trên khá lớn (46,79 µM), khơng có chứa lục lạp, màu sáng vì vậy có khả năng phản

xạ ánh sáng cao. Lớp cutin trên khá dày (7,76 µM) chứng tỏ tính chống chịu các điều kiện bất lợi từ mơi trường ngồi là khá cao. Các chỉ số về tỷ lệ chiều dày của biểu bì trên và biểu bì dưới (46,79/83,53) và cutin trên với cutin dưới (7,76/5,97) là chênh lệch phản ánh sự tiếp nhận không đồng đều các điều kiện ngoại cảnh (ánh sáng) đến hai mặt của lá. Điều đó thể hiện Tam thất gừng có khả năng chống chịu được với các mơi trường nắng nóng nhất định (bảng 3.1 và hình 3.2).

Nằm giữa hai lớp biểu bì trên và dưới là lớp mơ đồng hóa. Ở lồi Tam thất gừng lớp mơ này chỉ có mơ khuyết, chiếm phần lớn bề dày lá, gồm các tế bào xếp lỏng lẻo và chứa nhiều khoảng gian bào, phục vụ quá trình quang hợp.

Theo Nguyễn Như Khanh (1996) tỷ lệ giữa mơ đồng hóa và bề dày lá của loài cây ưa sáng phải đạt trên 80% trong khi đó ở lồi Tam thất gừng tỷ lệ này chỉ đạt 35,79 – 38,62% bình quân đạt 37,86%. Đây là cơ sở ban đầu cho thấy Tam thất gừng là lồi chịu bóng.

Hình ảnh giải phẫu

Cutin trên Biểu bì trên

Mơ đồng hóa

*Kết quả phân t ch hàm lượng diệp lục a,b

Trong các tác dụng do ánh sáng gây ra thì những phản ứng sinh học do diệp lục thực hiện là lớn nhất. Diệp lục là sắc tố quang hợp, chúng tạo ra sản phẩm hữu cơ cho cây. Những cây ưa sáng là những cây có hàm lượng diệp lục thấp, tỷ lệ diệp lục a/b cao; cây chịu bóng có hàm lượng diệp lục cao, tỷ lệ diệp lục a/b thấp. Hàm lượng diệp lục, đặc biệt là tỷ lệ diệp lục a b được xem là chỉ tiêu quan trọng trong việc đánh giá nhu cầu ánh sáng của cây.

Bảng 3.2. Kết quả xác định hàm lƣợng diệp lục a, b của loài Tam thất gừng

D649 D665 X Chla (mg/l) Y Chlb (mg/l) a/b A L1 0,409 0,798 8,46789 4,56287 1,8558 1,303 L2 0,407 0,789 L3 0,413 0,784 TB 0,40967 0,79033 Chú thích: L1, L2, L3: s lần lặp D649:bước sóng 649 nm

D665:bước sóng 665 nm (thí nghiệm sử dụng dịch chiết ethanol 96%) X Ch , Y Ch b: hàm ượng các sắc t quang hợp (mg/l)

A: hàm ượng diệp lụ mg/g m á tươi

Kết quả phân tích cho thấy hàm lượng diệp lục a,b ở Tam thất gừng là không cao, đặc biệt tỷ lệ a/b (1,8558) là thấp (bảng 3.2) (cây chịu bóng có tỷ lệ diệp lục a b < 2,3). Điều này hoàn toàn phù hợp cho thấy nhu cầu ánh sáng của Tam thất gừng là không cao, tương ứng với sự dày lên của lớp biểu bì và lớp sáp ở bề mặt trên để phản xạ lại lượng ánh sáng tự nhiên. Từ phân tích cấu tạo giải phẫu lá và phân t ch hàm lượng diệp lục có thể nhận định Tam thất gừng là loài cây chịu bóng, có nhu cầu ánh sáng

không cao. Đây là cơ sở khoa học để lựa chọn hoàn cảnh phù hợp để trồng và nên trồng loài cây này dưới tán rừng hoặc vườn cây ăn quả, vườn rừng để tăng thu nhập và tận dụng đất đai.

3.1.2. Đặc điểm vật hậu

Tại khu vực nghiên cứu, thời điểm ra chồi từ thân khí sinh (thân giả) vào khoảng tháng 2-3, tháng 3-4 (dương lịch) đây là thời điểm thời tiết chuyển từ lạnh sang ấm ẩm bắt đầu có mưa rào. Ngồi ra, cũng tại khu vực Ba Vì (năm 2019), ở khu vực vườn ươm và trồng nơi lộ sáng do thời tiết nắng nóng kéo dài trên 20 ngày, nhiệt độ cao có ngày lên tới trên 42ºC đã làm cho thân khí sinh một số bụi khô héo; sang thời điểm tháng 6 dương lịch, bắt đầu thời tiết có mưa rào thì những bụi này đã xuất hiện chồi tái sinh trở lại. Đây là hiện tượng ra chồi bất định nguyên nhân do thời tiết cực đoan gây ra.

Mùa hoa: Cũng tại khu vực Ba Vì bắt đầu có hoa xuất hiện từ khoảng tháng 4-5 sau khi thân giả đã định hình.

Mùa quả: Trong quá trình theo dõi ở những cây mới trồng, chưa xác định được các giai đoạn sinh trưởng và biến đổi của quả nên chưa xác định được mùa quả chín.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bảo tồn chuyển chỗ loài tam thất gừng (stahlianthus thorelii gagnep ) tại vùng đệm vườn quốc gia ba vì​ (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)