Những bất cập, hạn chế về thực hiện dân chủ trong chính trị.

Một phần của tài liệu TiÓu luËn Đề tài:Tư tưởng Hồ Chí Minh về Dân chủ trong Chính trịvà sự vận dụng của Đảng ta trong giai đoạn hiện nay (Trang 31 - 33)

VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ DÂN CHỦ TRONG CHÍNH TRỊ VÀO GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

2.1.2. Những bất cập, hạn chế về thực hiện dân chủ trong chính trị.

Tuy nhiên, trong 20 năm thực hiện và phát huy nền dân chủ xã hội chủ nghĩa nói chung, dân chủ về chính trị nói riêng vẫn còn nhiều hạn chế. Dân chủ quá trớn, dân chủ cực đoan cùng sự chuyên quyền, độc đoán ở một số cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý các cấp vẫn còn diễn ra. Tình trạng tách rời, thậm chí đối lập giữa dân chủ và kỷ cương, dân chủ và pháp luật còn tồn tại trong nhận thức của một số người. Tình trạng khiếu kiện ngày một tăng đã làm cho một số cấp uỷ lúng túng trong việc giải quyết mối quan hệ giữa dân chủ và tập trung,

giữa dân chủ với luật pháp. Trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, có tình trạng vừa thiếu dân chủ, thiếu kỷ cương. Quyền làm chủ của nhân dân chưa được tôn trọng và phát huy đầy đủ. Trong xã hội không ít hiện tượng mất dân chủ, dân chủ hình thức, dân chủ quá trớn, dân chủ cực đoan. Việc thực hiện các hình thức dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện hiệu quả chưa cao. Cải cách hành chính còn nhiều hạn chế, gây phiền hà, mất dân chủ với nhân dân; sự bảo vệ xã hội của nhà chức trách đối với công dân chưa tốt. Vai trò tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách vẫn chưa thực sự rõ ràng; chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền và chế độ trách nhiệm của nhiều cơ quan còn chồng chéo. Nạn tham nhũng vẫn chưa được đẩy lùi, gây nhức nhối trong dư luận xã hội. Đội ngũ cán bộ, công chức còn hạn chế cả về năng lực chuyên môn và tinh thần trách nhiệm. Tình hình đó làm giảm lòng tin của nhân dân vào hệ thống chính trị.

Về thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, chúng ta cũng thấy rõ rằng, thực trạng dân chủ ở cơ sở chưa làm cho chúng ta hài lòng. Quy chế Dân chủ ở cơ sở ban hành đã 10 năm, song vẫn còn một bộ phận cơ quan hành chính sự nghiệp và doanh nghiệp nhà nước chưa triển khai thực hiện; trong số địa phương, đơn vị đã thực hiện thì chỉ xấp xỉ một phần ba làm tốt. Nhận thức của một số cấp ủy, chính quyền, các ngành còn chưa đúng đắn về tầm quan trọng của việc thực hiện Quy chế Dân chủ ở cơ sở. Lãnh đạo, điều hành chưa thống nhất, chỉ đạo thực hiện không thường xuyên, có nơi còn nặng về hình thức, buông lỏng hoặc khoán trắng cho Ban Chỉ đạo... Tình hình khiếu kiện về mất dân chủ và các tranh chấp kinh tế từ các cơ sở vẫn tiếp tục gia tăng; cơ chế bảo đảm việc "dân kiểm tra", Mặt trận và các đoàn thể giám sát chưa làm được nhiều, nhất là trong đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu, ngăn ngừa các tệ nạn xã hội; Quy chế thực hiện ở khu vực các cơ quan, doanh nghiệp tác dụng còn hạn chế.

Do chưa nhận thức và quán triệt đúng tư tưởng Hồ Chí Minh: “Nước ta là nước dân chủ, mọi quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân”, một số vị đại biểu của dân, được dân uỷ quyền, đã lạm quyền, tiếm quyền, biến mình thành “ông quan cách mạng”, thành tầng lớp đặc quyền, đặc lợi mới. Biểu hiện phổ biến là:

Chuyên quyền, độc đoán, quan liêu, hách dịch, lợi dụng chức vụ để hà

hiếp dân, đòi hỏi, sách nhiễu dân, như một tầng lớp cường hào mới, gây bao oan ức, xung đột trong nhân dân dẫn đến những bùng nổ xã hội ở nhiều nơi làm giảm lòng tin vào chế độ của người dân.

Tham nhũng, hối lộ, liên kết kiểu phường hội để ăn chia dự án, đấu thầu

công trình, loại bỏ những người trung thực không ăn cánh; thậm chí sẵn sàng

vượt qua công lý, “đi đêm’ với bọn xã hội đen, tiếp tay cho chúng lũng đoạn,

phá hoại cuộc sống bình yên của người dân (vụ án Trương Văn Cam và đồng bọn, PMU 18, Tham nhũng ở Đồ Sơn, Nguyễn Lâm Thái… là những minh chứng).

Lợi dụng chức vụ để cho vợ cọn, họ hàng, người thân kinh doanh trái

pháp luật, làm hàng giả, hàng lậu, lợi dụng danh nghĩa nhà nước để lập ra các tổ chức kinh doanh, mua đi bán lại không đúng pháp luật, tiếp tay cho bọn xấu tham ô, làm thất thoát hàng ngàn tỷ đồng của nhà nước (vụ án Mai Văn

Huy, Lã Thị Kim Oanh, Bùi Tiến Dũng... )

Công tác điều tra, xét xử còn nhiều bất cập do trình độ, năng lực, do đạo

đức, phẩm chất kém đã gây nên bao vụ án oan, sai cho người dân vô tội; ngược lại vì đồng tiền hối lộ mà đình chỉ điều tra vụ án, bênh vực, xoá án cho những tên tội phạm nguy hiểm, kiểu xã hội đen, làm lẫn lộn trắng đen, thật giả.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là chúng ta chưa xây dựng hoàn chỉnh một hệ thống quy chế dân chủ về chính trị; hệ thống pháp luật còn thiếu và chưa đồng bộ; nhận thức của một bộ phận nhân dân về dân chủ chính trị chưa thống nhất; nhiều cán bộ trong tổ chức Đảng, tổ chức nhà nước chưa chịu khó nghiên cứu về lý luận dân chủ xã hội chủ nghĩa, dẫn đến tình trạng mơ hồ trong nhận thức về một nền dân chủ chính trị chân chính ở nước ta.

Một phần của tài liệu TiÓu luËn Đề tài:Tư tưởng Hồ Chí Minh về Dân chủ trong Chính trịvà sự vận dụng của Đảng ta trong giai đoạn hiện nay (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w