Bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân trong xây dựng và quản lý Nhà nước.

Một phần của tài liệu TiÓu luËn Đề tài:Tư tưởng Hồ Chí Minh về Dân chủ trong Chính trịvà sự vận dụng của Đảng ta trong giai đoạn hiện nay (Trang 37 - 45)

VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ DÂN CHỦ TRONG CHÍNH TRỊ VÀO GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

2.2.2. Bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân trong xây dựng và quản lý Nhà nước.

nước.

Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân, vì dân, nó phải là một chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt, phải là công cụ chủ yếu để thể hiện quyền làm chủ của nhân dân trong chính trị. Hiện nay, chất lượng bộ máy và năng lực quản lý của nhà nước vẫn còn những bất cập: bệnh quan liêu, xa dân, xa cấp dưới, xa cơ sở, tình trạng phân tán, thiếu trật tự, kỷ cương trong hệ thống hành chính và trong xã hội; nạn tham nhũng và lãng phí của công, bộ máy hành chính nặng nề, cồng kềnh, đội ngũ cán bộ, viên chức còn thiếu và yếu, một bộ phận nhỏ kém phẩm chất… Để thực hiện một chính quyền mạnh mẽ, sáng suốt của dân hoạt động có hiệu quả, bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân trong xây dựng và quản lý Nhà nước, phải đẩy mạnh cải cách bộ máy nhà nước ta theo hướng nâng cao quyền làm chủ của nhân dân trong quản lý nhà nước.

Nguyên tắc tổ chức của nhà nước ta là không thay đổi, nghĩa là mọi cải cách phải bảo đảm các nguyên tắc:

Thứ nhất, xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân,

lấy liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức làm nền tảng do Đảng Cộng sản lãnh đạo.

Thứ hai, quyền lực nhà nước là thống nhất, nhưng có phân công rành

mạch và phối hợp nhịp nhàng giữa lập pháp, hành pháp và tư pháp.

Thứ ba, quán triệt nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt

động của nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, được quy định sát hợp với tính chất, chức năng của từng tổ chức, từng lĩnh vực hoạt động.

Thứ tư, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa đi đôi với đề cao giáo dục

đạo đức công dân.

Thứ năm, tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước, dựa

trên cơ sở đổi mới và chỉnh đốn Đảng.

Tuy nhiên, khi vai trò, nhiệm vụ trong chức năng quản lý nhà nước có thay đổi thì tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước cũng phải thay đổi cho phù hợp.

Đại hội X của Đảng đã chỉ ra mấy phương hướng cải cách như sau:

- Xây dựng cơ chế vận hành của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, bảo đảm nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân; quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.

- Hoàn thiện hệ thống pháp luật, tăng tính cụ thể, khả thi của quy định trong văn bản pháp luật.

- Xây dựng và hoàn thiện cơ chế kiểm tra, giám sát tính hợp hiến, hợp pháp trong các hoạt động và quyết định của các cơ quan công quyền.

Để đáp ứng đòi hỏi của sự nghiệp đổi mới đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng, công cuộc xây dựng và kiện toàn bộ máy nhà nước cũng như củng cố và phát triển các tổ chức chính trị - xã hội phải nhằm phát huy hơn nữa bản chất dân chủ của chế độ xã hội chủ nghĩa, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân tham gia xây dựng và bảo vệ Nhà nước, kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước và đội ngũ cán bộ, công chức. Chỉ như vậy, Nhà nước

ta mới thể hiện đầy đủ tư tưởng: Bao nhiêu quyền hạn đều của dân. Nhân dân là chủ thể của quyền lực nhà nước, quyền lực nhà nước bắt nguồn từ nhân dân, do nhân dân uỷ quyền. Tổ chức cho nhân dân tham gia công việc quản lý của Nhà nước là một mục tiêu quan trọng của quá trình hoàn thiện cơ cấu và phân định rõ chức năng của các cơ quan nhà nước ta hiện nay. Một trong những biểu hiện quan trọng nhất của dân chủ trong chính trị theo tư tưởng Hồ

Chí Minh là nhân dân có đủ điều kiện, khả năng và hoàn toàn tự giác tham

gia mọi công việc quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Bởi vì, chỉ khi nào chính quyền nhà nước thật sự được đặt trên nền tảng của nhân dân, các công việc của Nhà nước được xem là công việc của nhân dân, do nhân dân quyết định thì Nhà nước mới có cơ sở vững chắc để không đi chệch khỏi mục đích vì nhân dân.

Nhà nước phải không ngừng duy trì, củng cố và tăng cường bản chất giai cấp công nhân, tính nhân dân và tính dân tộc; phát huy cao độ dân chủ. Xây dựng cơ chế phân công và phối hợp giữa các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp phải đi đôi với xây dựng cơ chế kiểm tra, giám sát trực tiếp của nhân dân nhằm hạn chế những sai lầm có thể có. Tăng cường kiểm tra, giám sát của nhân dân đối với hoạt động của bộ máy nhà nước còn nhằm xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thông qua đấu tranh chống quan liêu, cửa quyền, tham nhũng... trong bộ máy đang nắm quyền lực mà nhân dân giao cho.

Thực hiện triệt để phương châm "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm

tra" đối với hoạt động của tất cả các cơ quan nhà nước để vừa nâng cao nghĩa vụ của Nhà nước đối với nhân dân, vừa nâng cao nghĩa vụ của nhân dân đối với Nhà nước. Bởi lẽ, sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ giữa Nhà nước và nhân dân là một giá trị cơ bản của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa: Nhà nước có nghĩa vụ tôn trọng và thực hiện các quy phạm pháp luật đã được ban hành; bảo đảm cho công dân được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, bảo vệ các quyền, lợi ích đó; không ngừng mở rộng tự do, dân chủ phù hợp với sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội... Nhân dân có nghĩa vụ trung thành với Nhà nước và bảo vệ Nhà nước; tôn trọng và bảo vệ tài sản và lợi ích công cộng; bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; chấp hành nghiêm

những quy tắc sinh hoạt công cộng; đóng thuế và lao động công ích theo luật định...

Thực hiện Cải cách nền hành chính Nhà nước

Để thực hành và phát huy dân chủ chính trị, làm tròn trách nhiệm của cơ quan được nhân dân uỷ quyền, cải cách hành chính là một vấn đề quan trọng. Quan điểm của Hồ Chí Minh trong xây dựng chính quyền là “phải cải tiến công tác trong các cơ quan chính quyền, tẩy sạch bệnh quan liêu, mệnh lệnh. Phải liên hệ chặt chẽ với nhân dân. Phải giáo dục nhân dân biết sử dụng quyền lợi và hăng hái làm tròn nghĩa vụ của mình. Phải đàn áp nghiêm ngặt

bọn phản động, ngăn ngừa và trừng trị mọi hoạt động phá hoại”1. Tại các Đại

hội VII, VIII, IX đến Đại hội X đều coi đây là nhiệm vụ trọng tâm của việc

xây dựng Nhà nước, nhiệm vụ cải cách nền hành chính được tập trung vào 3

vấn đề trọng yếu là:

Một là, cải cách thể chế nền hành chính, xây dựng thể chế của một nền

hành chính dân chủ, thực hiện quyền của dân, phục vụ lợi ích và đáp ứng nguyện vọng của nhân dân, phát huy trí tuệ của dân, đòi hỏi nghĩa vụ ở dân và thiết lập trật tự, kỷ cương theo pháp luật trong đời sống xã hội. Đổi mới và hoàn chỉnh thể chế quản lý nhà nước phù hợp với kinh tế thị trường, tạo sự thích ứng về thể chế trong quan hệ đối ngoại với luật pháp và tập quán quốc tế. Việc thực hiện các yêu cầu đó là một quá trình từng bước không ngừng nâng cao trình độ phát triển kinh tế - xã hội và trình độ dân trí. Trước mắt tập trung vào: thủ tục hành chính, giải quyết khiếu kiện của dân, hoàn chỉnh thế chế kinh tế mới, nâng cao hiệu lực thi hành pháp luật, đổi mới quy trình lập pháp, lập quy.

Hai là, chấn chỉnh bộ máy tổ chức và quy chế hoạt động của hệ thống

hành chính, theo hướng tinh giản biên chế, sắp xếp lại hệ thống tổ chức, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức, tránh chồng chéo, trùng lặp, phân định quyền hạn không rõ ràng, dẫn đến không rõ trách nhiệm của Hội đồng nhân dân đối với việc chấp hành pháp luật và quyết định của cơ quan hành chính cấp trên, mặt khác tăng cường quyền hạn cho Hội đồng nhân

dân trong việc quyết định những vấn đề mang tính tự quản địa phương, nhất là quyền quyết định về chi tiêu ngân sách.

Ba là, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức vững mạnh, có đủ phẩm chất

và năng lực để thực hiện các nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó. Trong quan hệ đức - tài, phẩm chất - năng lực, Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh “đức là gốc”. Việc lựa chọn, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ và bản thân từng cán bộ phải hết sức coi trọng việc nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống. Nếu người cán bộ không vì dân, vì nước, thiếu cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư như Hồ Chí Minh đã dạy, thì kiến thức, kinh nghiệm và tài năng dù có lớn cũng sẽ vô dụng, có khi còn gây tác hại lớn hơn cho cách mạng cho dân, cho nước.

Nếu “cán bộ là gốc” của mọi công việc thì sự nêu gương về đạo đức của người lãnh đạo là nhân tố rất quan trọng, có ảnh hưởng, tác động mạnh mẽ đến niềm tin của nhân dân đối với nhà nước. Người lãnh đạo có đức thì cán bộ, nhân viên mới có đức và toàn xã hội sẽ có đức. Như Hồ Chí Minh đã nói, “nếu bản thân mình không chính mà đòi hỏi người khác phải chính là vô lý”. Nâng cao phẩm chất đạo đức cách mạng của cán bộ, bằng giải pháp giáo dục là quan trọng và cần thiết. Song, phẩm chất đạo đức của cán bộ phải được củng cố, nâng cao bằng các giải pháp quản lý, hành chính, pháp luật, sức mạnh của dư luận xã hội… Bởi vì, không một ai có thể tách mình ra khỏi cộng đồng, không ai tránh được sự theo dõi, giám sát của xã hội, của dư luận. Vì vậy, dựa vào dân, sử dụng sức mạnh của dư luận xã hội, thông qua lời khen, tiếng chê của công luận, thông qua phương tiện thông tin đại chúng để nêu gương tốt và lên án, phê phán hành vi phạm pháp, phạm đạo đức là một biện pháp tích cực để giáo dục cán bộ.

Hồ Chí Minh rất chú ý đến việc nêu gương đạo đức. Bản thân Người là

một tấm gương sáng về tận trung với nước, tận hiếu với dân, một tấm gương toàn vẹn, gương mẫu từ việc lớn đến việc nhỏ, từ việc công đến đời tư, từ lúc bước vào đời đến lúc từ giã cuộc đời này. Hồ Chí Minh thường quan tâm nhắc nhở là nói đi đôi với làm. Hồ Chí Minh dặn dò: việc gì dù là nhỏ đã hứa với dân phải làm cho bằng được. Người dân đã tin và sẽ tin hơn khi những điều cán bộ nói được chứng minh bằng hành động thực tế. Nói nhiều làm ít, nói mà

không làm, nói một đàng làm một nẻo thì chỉ đem lại hậu quả là mất lòng tin của dân.

Tích cực và thường xuyên đấu tranh chống tham nhũng, làm trong sạch bộ máy Nhà nước.

Ngay sau Cách mạng Tháng Tám thành công, giữa bộn bề khó khăn của “thù trong, giặc ngoài”, Hồ Chí Minh đã sớm nhận thấy tham nhũng là một căn bệnh hết sức nguy hại, chẳng những xâm phạm tài sản của dân, huỷ hoại phẩm chất đạo đức cán bộ mà còn làm xói mòn niềm tin của nhân dân vào nhà nước. Người gọi đích danh nó là “giặc nội xâm”, “giặc ở trong lòng”, là “bạn đồng minh của thực dân, phong kiến” và coi “tội lỗi ấy cũng nặng như tội Việt gian, mật thám”. Người đã ký Sắc lệnh, ấn định “trộm cắp của công sẽ bị xử tử”.

Hồ Chí Minh cho rằng, chống tham ô, lãng phí và quan liêu cũng là biểu hiện của dân chủ. Quan điểm đó vẫn rất đúng và cực kỳ cần thiết đối với nước ta trong tình hình hiện nay. Tham nhũng, quan liêu không chỉ cản trở công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội mà ngày nay đang diễn ra rất nghiêm trọng, gây bất bình trong nhân dân và là nguy cơ trực tiếp đối với sự sống còn của hệ thống chính trị ở nước ta. Bởi vậy, kết quả của cuộc đấu tranh chống tham nhũng và quan liêu liên quan trực tiếp đến sự tồn vong của nền dân chủ Việt Nam. Đấu tranh chống tham nhũng, quan liêu phải giải quyết từ gốc, loại trừ các nguyên nhân gây ra tham nhũng. Phải xử lý thật nghiêm minh các vụ tham nhũng và phải tiến hành thường xuyên, liên tục và bền bỉ.

Trước hết, phải tiếp tục kiện toàn bộ máy Nhà nước, đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường quản lý Nhà nước. Bổ sung hoàn thiện các cơ chế chính sách, quy chế, quy định của Đảng, Nhà nước về quản lý kinh tế, tài chính…Tiếp tục xoá bỏ các thủ tục hành chính phiền hà, nhất là ở những khâu, những lĩnh vực dễ xảy ra tham nhũng, sách nhiễu…

Cùng với đó là kịp thời kiên quyết xử lý, xử lý nghiêm, kịp thời các vụ tham nhũng ở mọi nơi, mọi cấp, mọi ngành, đối với mọi cương vị. Kiện toàn các cơ quan pháp luật, kiên quyết đưa ra khỏi ngành những cán bộ, nhân viên tham nhũng hoặc trực tiếp bao che, tiếp tay cho bọn tham nhũng, làm cho bộ máy nhà nước thực sự trong sạch.

Tăng cường giáo dục chính trị và phẩm chất đạo đức cho cán bộ, đảng viên. Quản lý và kiểm tra chặt chẽ đảng viên, công chức ở nơi công tác và cư trú để mỗi người, ở bất cứ cương vị nào, đều phải thường xuyên tu dưỡng rèn luyện đạo đức, giữ vững phẩm chất. Công tác chống tham nhũng là công việc khó khăn và phức tạp, phải lựa chọn những con người trong sạch, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có kinh nghiệm chuyên môn tham gia…

Nhưng để làm được việc này quả là không dễ. Hồ Chí Minh đã căn dặn: “Việc đấu tranh với kẻ địch ở tiền tuyến bằng súng, bằng gươm còn dễ, nhưng việc đấu tranh với kẻ địch trong người, trong nội bộ, trong tinh thần, là một

khó khăn, đau xót… Vì vậy, phải có quyết tâm tranh đấu mới được” 1.

Nâng cao chất lượng và hiệu quả việc thực hiện dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp; chú trọng thực hiện quy chế dân chủ cơ sở.

Dân chủ trong chính trị phần lớn được uỷ quyền thông qua cơ quan nhà nước và các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội, đó là chế độ dân chủ đại diện

trong thể chế chính trị của Nhà nước ta. Để quyền làm chủ của nhân dân về chính trị được thực hiện thực chất và có kết quả thông qua dân chủ đại diện, nhất thiết phải chăm lo, củng cố, kiện toàn Nhà nước. Trước mắt và cụ thể là đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng bộ máy Nhà nước trong sạch, vững mạnh với những nội dung cụ thể. Đổi mới thể chế hành chính cho phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; kiện toàn bộ máy Nhà nước theo hướng gọn nhẹ, rõ chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn, từng cấp, từng ngành, nâng cao phẩm chất, năng lực đội ngũ cán bộ, công chức. Tinh giản biên chế và đẩy lùi tệ quan liêu, tham nhũng, vi phạm quyền làm chủ của nhân dân bằng các biện pháp cần thiết, hữu hiệu, bảo đảm nhà nước trong sạch, vững mạnh thực sự là nhà nước của dân, do dân, vì dân.

Chế độ dân chủ đại diện còn thực hiện thông qua Mặt trận Tổ quốc và

các đoàn thể chính trị - xã hội, những thành viên trong Mặt trận. Do vậy, đổi

Một phần của tài liệu TiÓu luËn Đề tài:Tư tưởng Hồ Chí Minh về Dân chủ trong Chính trịvà sự vận dụng của Đảng ta trong giai đoạn hiện nay (Trang 37 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w