1 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ VII, Sđd, tr 23.
2.2.4. Tuyên truyền, giáo dục ý thức, trách nhiệm làm chủ của nhân dân trong lĩnh vực chính trị.
dân trong lĩnh vực chính trị.
Có thể nói, hiện nay ở nước ta, bên cạnh những thành tựu của quá trình dân chủ hoá chính trị còn tồn tại và nảy sinh nhiều vấn đề cần phải tiếp tục giải quyết. Trong thực tế vẫn còn có tình trạng cửa quyền, tham nhũng, sách nhiễu nhân dân, vi phạm quyền làm chủ của nhân dân… Có nhiều nguyên nhân, song một trong những nguyên nhân quan trọng là công tác tuyên truyền ý thức dân chủ xã hội chủ nghĩa cho nhân dân còn nhiều hạn chế. Vì vậy, cần tăng cường công tác giáo dục, nâng cao ý thức dân chủ của nhân dân trong lĩnh vực chính trị có ý nghĩa rất quan trọng trong tiến trình dân chủ hoá chính trị đất nước.
Chưa thể có dân chủ chính trị nếu dân trí còn thấp. Hồ Chí Minh nói: “Quan tham vì dân dại. Nếu dân hiểu biết, không chịu đút lót, thì “quan” dù
không liêm phải hoá ra liêm”1. Trong việc xây dựng xã hội mới, chế độ mới,
Người coi “dốt nát” cũng là một thứ giặc và “truyền thống lạc hậu” cũng là một loại kẻ thù. Trong ba nhiệm vụ cấp bách của chính quyền mới, Người đặt nhiệm vụ “diệt giặc dốt” bên cạnh “diệt giặc ngoại xâm”.
Để xây dựng nhà nước pháp quyền trong sạch, thực hiện dân chủ về chính trị, Người rất coi trọng việc nâng cao dân trí, bồi dưỡng ý thức làm chủ, phát triển văn hoá chính trị và bản lĩnh công dân; khuyến khích nhân dân tham gia vào các công việc của nhà nước, khắc phục mọi biểu hiện của thứ
dân chủ hình thức. Người thường nhắc nhở cán bộ phải lo “làm sao cho nhân
dân biết hưởng quyền dân chủ, biết dùng quyền dân chủ của mình, dám nói,
dám làm” 1.
Để làm chủ, người dân phải có năng lực làm chủ. Có tri thức, có văn hoá, nhân dân mới hiểu được những vấn đề cơ bản trong đường lối, chính sách, pháp luật của Nhà nước, mới biết được quyền lợi và nghĩa vụ của công dân mới có cơ sở để đấu tranh, ngăn chặn những hành vi sai trái của cán bộ, viên chức nhà nước, mới bảo vệ được lợi ích chính đáng của người công dân đã được pháp luật thừa nhận.
Nói nâng cao dân trí đồng thời cũng là nói đến phải nâng cao “quan” trí, nghĩa là cán bộ cũng phải nâng cao trình độ văn hoá chính trị, văn hoá quản lý, văn hoá lãnh đạo cho tương xứng với công việc, với chức trách, cương vị của mình, nhất là những người tham gia trong bộ máy quyền lực ở cơ sở, luôn trực tiếp với dân. Trong các nguyên nhân hình thành các “điểm nóng xã hội”, đến bùng nổ các xung đột chính trị - xã hội nghiêm trọng ở một số địa phương những năm vừa qua, ngoài nguyên nhân do suy thoái về phẩm chất đạo đức của cán bộ có chức, có quyền, còn có phần do năng lực trình độ văn hoá, nghiệp vụ của họ quá kém. Họ lên chức không phải bằng đức - tài mà bằng con đường mua bán, hoặc do bè cánh, phe phái…Vì không được đào tạo một cách cơ bản nên không nắm được văn hoá pháp luật, văn hoá dân chủ chính trị. Biểu hiện phổ biến là dạng cán bộ hách dịch, phong kiến, gia trưởng, coi thường pháp luật, tự cho mình đứng ngoài, đứng trên pháp luật.
Học dân chủ chính trị là học cách sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật, bất kể họ là ai, giũ chức vụ gì, khắc phục sự bất bình đẳng dưới chế độ phong kiến: cùng một hành vi phạm tội nhưng dân lại xử theo luật, quan lại xử theo lễ.
Học dân chủ trong chính trị là học cách tôn trọng quyền tự do tư tưởng, tự do bày tỏ ý kiến của mình, góp phần tìm ra chân lý, như Hồ Chí Minh đã nói, nghĩa là dân chủ phải có trao đổi, thảo luận, tranh luận - con đường tối ưu để đi đến chân lý. Không thể quan niệm một xã hội dân chủ mà lại bằng phẳng, chỉ có chấp nhận mà không có trao đổi, bàn luận, tranh luận…
Học dân chủ trong chính trị là học tôn trọng quyền của công dân, quyền được nhà nước thông tin đầy đủ chứ không chỉ thông tin một ít, một nửa (tất nhiên trừ những bí mật quốc gia) về mọi chủ trương, chính sách, chế độ, có biết mới có thể tham gia ý kiến, tham gia kiểm tra, giám sát, phê bình, chất vấn những điều sai trái của các đại biểu do mình bầu ra.
Việc học dân chủ trong chính trị, nâng cao văn hoá chính trị có nội dung hết sức phong phú, cần được xây dựng thành chương trình, quy chế học tập
theo những kênh khác nhau. Trong đó, cần tuyên truyền, giáo dục nhân dân
một cách rộng rãi. Để làm được điều đó: Trước hết phải nhận thức đúng về
mục đích của công tác tuyên truyền ý thức dân chủ chính trị cho người dân.
Mục đích của tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức trách nhiệm về dân chủ trong chính trị là hình thành ở mỗi người dân sự hiểu biết đúng đắn về nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, về hệ thống chính trị, từ đó đi đến hình thành ý thức tự giác và trách nhiệm thực hiện nghiêm chỉnh và đầy đủ quyền làm chủ của mình và góp phần thúc đẩy việc thực hiện dân chủ hoá chính trị. Mục đích này phải luôn luôn được quán triệt và tuân thủ chặt chẽ trong quá trình tuyên truyền, giáo dục… nhằm tránh tình trạng “đánh trống bỏ dùi” hoặc cho qua loa, đại khái, không cần biết đến hiệu quả thực tế. Trước đây nửa thế kỷ, trong bài Dân vận, Hồ Chí Minh đã chỉ ra rằng: “Việc dân vận rất quan trọng. Dân
vận kém thì việc gì cũng kém. Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”1.
Đến nay, luận điểm này của Người vẫn còn nguyên giá trị đối với công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức về dân chủ chính trị.
Mặt khác, trong tuyên truyền giáo dục ý thức dân chủ chính trị phải thấy
được vai trò đặc biệt quan trọng của việc nêu gương, định hướng ở người cán bộ. Hồ Chí Minh đã nói: “Một tấm gương sống còn giá trị hơn một trăm bài
diễn văn tuyên truyền”2. Trong điều kiện cơ chế thị trường hiện nay, khi mà
không ít người chỉ chạy theo lối sống thực dụng, vun vén cho lợi ích cá nhân, thì vai trò nêu gương của người cán bộ càng có ý nghĩa, tác dụng to lớn. Nhân dân không thể có niềm tin đối với những người mà lời nói không đi đôi với việc làm. Hồ Chí Minh đã từng nói về hạng cán bộ nói thì dân là chủ, nhưng thực tế lại làm theo lối quan chủ, của quyền, sách nhiễu nhân dân, tham
1Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. CTQG, H, 2000, t.5, tr. 700.
nhũng… Tấm gương người cán bộ có ý nghĩa rất quan trọng trong tuyên truyền giáo dục ý thức dân chủ cho nhân dân.
Phải bảo đảm tính kiên trì, thường xuyên trong tuyên truyền, giáo dục. Hồ Chí Minh nói; “Phải biết nhẫn nại. Nói với người nghe một lần người ta không hiểu thì nói đến hai lần, ba lần…Về đức tính này, phải học theo những
người đi truyền giáo”1. Trong điều kiện hiện nay, khi đất nước mới bước vào
đổi mới, còn nhiều tàn tích của xã hội cũ để lại… việc tuyên truyền cho người dân hiểu được quyền làm chủ, nghĩa vụ công dân, cũng như ý thức sống và làm việc theo Hiến pháp, pháp luật, là việc không thể một sớm một chiều. Do vậy, công tác tuyên truyền giáo dục ý thức dân chủ phải kiên trì mới có hiệu quả.
KẾT LUẬN
Có thể nói, dân chủ trong chính trị là biểu hiện sự tham gia của nhân dân lao động vào hoạt động quản lý, vào đời sống chính trị - xã hội, vào các công việc của nhà nước, của các tổ chức chính trị - xã hội mà mình là thành viên phù hợp với mục tiêu, bản chất của thể chế, phù hợp với những quy định pháp lý. Đây là lĩnh vực thể hiện sự tập trung nhất tư tưởng về chế độ uỷ quyền về phương thức dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp.
Hồ Chí Minh khẳng định địa vị của nhân dân - là chủ và với hành động của người làm chủ không phải chỉ nêu trên những khẩu hiệu mà được Hồ Chí Minh thực hiện đầy đủ trong thực tiễn. Đồng thời, quyền lực của nhân dân trong quan niệm của Hồ Chí Minh về dân chủ trong chính trị được khẳng định bằng Hiến pháp và pháp luật, nó mang tính pháp lý cao. Đây là sự đảm bảo đầu tiên cho việc thực hành dân chủ trong lĩnh vực chính trị ở nước ta - một nước chưa trải qua nền dân chủ tư sản quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Hồ Chí Minh đã thiết lập trong thực tiễn nền dân chủ mới qua từng bước xây dựng hệ thống chính trị của chế độ dân chủ nhân dân, trong đó căn bản là thiết lập nhà nước dân chủ nhân dân và vận hành nó trong thực tiễn. Dân chủ trong chính trị là xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân có nhiệm vụ thực hiện và phát triển nền dân chủ, tạo ra những điều kiện đảm bảo quyền lực của nhân dân đối với cơ quan, cán bộ, viên chức, mặt khác nó có chức năng thực hiện chuyên chính với kẻ thù của nhân dân. Để địa vị dân chủ của nhân dân được thực hiện và xây dựng nhà nước của dân, do dân và vì dân, thực thi quyền lực của nhân dân, phục vụ lợi ích nhân dân, phát triển quyền dân chủ và động viên nhân dân tích cực tham gia vào các công việc quản lý đất nước, Hồ Chí Minh nhấn mạnh tới tầm quan trọng của việc xây dựng một nhà nước pháp quyền mà điều trọng yếu là phải xây dựng Hiến pháp và pháp luật thích hợp với sự phát triển của đất nước và tăng cường giáo dục thực hiện pháp luật trong toàn xã hội.
Trong thời kỳ đổi mới hiện nay, chúng ta thực hiện mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh trong bối cảnh thế giới và khu vực đang có những biến động. Việt Nam tiến hành đổi mới toàn diện, mở cửa, hội nhập với thế giới vào lúc chủ nghĩa xã hội đang lâm vào thoái trào, hệ thống giá trị chủ nghĩa xã hội tạm thời suy yếu, hệ thống tư bản chủ nghĩa đang có sự điều chỉnh để thích nghi và phát triển. Song, Đảng và nhân dân ta vẫn đứng vững, kiên định con đường mà Hồ Chí Minh đã lựa chọn: độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.