Hoàn thiện sự lãnh đạo của Đảng, thực hiện dân chủ trong lĩnh vực chính trị.

Một phần của tài liệu TiÓu luËn Đề tài:Tư tưởng Hồ Chí Minh về Dân chủ trong Chính trịvà sự vận dụng của Đảng ta trong giai đoạn hiện nay (Trang 34 - 37)

VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ DÂN CHỦ TRONG CHÍNH TRỊ VÀO GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

2.2.1. Hoàn thiện sự lãnh đạo của Đảng, thực hiện dân chủ trong lĩnh vực chính trị.

vực chính trị.

Đảng lãnh đạo mọi mặt đời sống xã hội nước ta, lãnh đạo thực hiện dân chủ trong chính trị và định hướng chính trị trong thực hiện dân chủ trên các lĩnh vực khác. Dân chủ gắn liền với chính trị, nền dân chủ nào cũng phụ thuộc vào đường lối chính trị của giai cấp lãnh đạo, của Đảng cầm quyền. Để thực hiện dân chủ trong chính trị, điều quan trọng trước tiên là phải hoàn thiện sự lãnh đạo của Đảng trong lĩnh vực chính trị. Vì Đảng ta là Đảng duy nhất cầm quyền, mọi thành bại của cách mạng đều phụ thuộc trực tiếp vào sự lãnh đạo của Đảng. Hoàn thiện sự lãnh đạo của Đảng trong lĩnh vực chính trị thể hiện trước hết ở việc hoàn thiện Cương lĩnh, đường lối cách mạng. Vì vậy, phải tiếp tục nghiên cứu, tổng kết thực tiễn để làm rõ hơn nữa con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, xuất phát từ thực tế, phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện của Việt Nam.

Để thực hiện dân chủ trong chính trị, phải bắt đầu từ dân chủ trong Đảng.

Trong điều kiện một Đảng duy nhất cầm quyền, hiện tượng mất dân chủ là điều có thể xảy ra. Vì vậy, trong sinh hoạt và công tác, Đảng cần không ngừng phát huy dân chủ, bảo đảm sự lãnh đạo tập thể, giữ vững nguyên tắc tập trung dân chủ, chống hiện tượng chuyên quyền, độc đoán, kéo bè, kéo

cánh… ảnh hưởng đến sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng. Đó cũng là mối bận tâm suốt đời của Hồ Chí Minh. Trong Di chúc, Người đã dặn lại: “Trong Đảng phải thực hành dân chủ rộng rãi”; hoặc trong một dịp khác, Người cho rằng: “Phải bảo đảm dân chủ trong Đảng, ai ai cũng có quyền tự do thảo luận, tranh luận để cùng nhau tìm tòi chân lý. Khi chân lý đã tìm thấy rồi thì

quyền tự do tư tưởng hóa ra quyền tự do phục tùng chân lý” bởi có bảo đảm

tốt dân chủ trong Đảng thì mới có dân chủ ngoài xã hội.

Dân chủ trong Đảng trước hết phải phát huy tối đa trí tuệ của mọi đảng viên vào việc chuẩn bị và ra nghị quyết của Đảng các cấp. Khi đã có nghị quyết của Đảng thì dân chủ biểu hiện ra ở việc mọi đảng viên có trách nhiệm tuyên truyền, tổ chức thực hiện thắng lợi nghị quyết của Đảng trong cuộc sống, nói và làm theo đúng tinh thần nghị quyết, mọi góp ý hoặc thắc mắc cá nhân nếu có, đều được quyền đề đạt lên cấp có thẩm quyền và được giải quyết theo đúng trình tự thẩm quyền cho tới cấp cao nhất là Đại hội Đảng toàn quốc.

Dân chủ trong Đảng phải bảo đảm cho đảng viên được quyền tuyển chọn cấp uỷ qua một cơ chế bầu cử công bằng, dân chủ thực sự để có thể lựa nhọn được những đảng viên ưu tú nhất, thật sự có đức, có tài, có tâm huyết, toàn tâm, toàn ý phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân, phục vụ lý tưởng cộng sản… bầu vào cơ quan lãnh đạo của Đảng, thực hiện mục tiêu và con đường đã lựa chọn không bao giờ bị đổi hướng, đổi màu.

Dân chủ trong Đảng là phải bảo đảm cho đảng viên được quyền cung cấp thông tin, quyền được chất vấn cấp ủy và cán bộ lãnh đạo của mình về những chủ trương, chính sách; về công tác tổ chức, quản lý các mặt của đảng bộ và cơ quan và phải nhận được trả lời của cấp uỷ trong thời hạn quy định.

Dân chủ trong Đảng đòi hỏi đội ngũ cán bộ, đảng viên phải được giáo dục lý luận chính trị để có nhận thức đúng đắn, để thống nhất nhận thức trong Đảng về dân chủ. Đó là sự thống nhất và ràng buộc giữa quyền với nghĩa vụ, lợi ích với trách nhiệm, càng chú trọng dân chủ càng phải đề cao pháp luật, xiết chặt kỷ luật, kỷ cương. Mỗi cán bộ, đảng viên phải tuân thủ nghiêm minh pháp luật và chấp hành Điều lệ Đảng, phải xem đây là bộ luật trong Đảng.

Tự giác chấp hành, gương mẫu thực hiện dân chủ chưa đủ, còn phải giáo dục, tuyên truyền thuyết phục người dân làm theo. Hơn nữa, các tổ chức đảng phải nêu gương trước xã hội về tính nghiêm túc, minh bạch trong xử lý khuyết điểm, lỗi lầm của mọi cán bộ, đảng viên, bất kể người đó là ai, giữ cương vị gì, trước đó có công trạng như thế nào. Đồng thời, phải thực hiện

nguyên tắc tập trung dân chủ. Hết sức đề cao kỷ luật và trách nhiệm. Kỷ luật

đảng là kỷ luật sắt, không nương nhẹ với bất cứ ai, cũng như công tác kiểm tra, giám sát phải được thực hiện trong toàn Đảng, từ cơ sở, phát hiện sai trái, hư hỏng, từ khi còn là mầm mống. Việc xử lý theo kỷ luật của Đảng phải công minh, khách quan, công khai. Thực hiện quy định này là cần thiết để Đảng có sức mạnh của tổ chức và là một đảng hành động thống nhất. Song ở đây, Đảng và cán bộ, đảng viên phải có sự trau dồi năng lực văn hóa và đạt đến độ trưởng thành về văn hóa dân chủ nhất định để việc thực hiện này trở nên lành mạnh.

Nhân dân và cộng đồng dân tộc ta có trên 83 triệu người với truyền thống văn hóa hàng nghìn năm, giàu tâm huyết và tài trí, một lòng tin Đảng và đi theo Đảng trên con đường lớn độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Đảng ta có gần 3,1 triệu đảng viên đang đảm nhận trọng trách lãnh đạo xã hội tới chủ nghĩa xã hội. Việc Đảng ta coi trọng dân chủ và thực hành dân chủ là thể hiện Đảng ta coi trọng nhân dân và vì nhân dân. Nhờ có dân chủ, đời sống chính trị trong Đảng sẽ lành mạnh, trí tuệ của Đảng được nâng cao, liên hệ xã hội giữa Đảng với dân được giữ vững và không ngừng được bổ sung, mở rộng. Càng chú trọng thực hành dân chủ, uy tín và ảnh hưởng của Đảng trong nhân dân càng lớn, càng sâu rộng. Đó sẽ là niềm cổ vũ rất to lớn đối với mọi người dân, mọi tầng lớp xã hội. Nó như một động lực, một đòn bẩy giúp cho dân chủ trong xã hội ngày càng phát triển. Đảng sẽ chủ động đón nhận mọi ý kiến đóng góp tâm huyết của dân, nhờ đó, Đảng phát triển được trí tuệ của mình, khoa học hóa sự lãnh đạo, trí tuệ hóa năng lực lãnh đạo làm cho Đảng đạt tới cái đúng, sửa chữa cái sai.

Trình độ dân chủ trong Đảng tác động mạnh mẽ và rất thiết thực tới dân chủ của Nhà nước, của Mặt trận và các đoàn thể nhân dân trong xã hội. Đảng thực hành dân chủ đem lại sự định hướng, những gợi ý, những hình mẫu cho

thực hành dân chủ trong dân, trong xã hội. Thực tiễn và kinh nghiệm đã tõ rõ điều đó, khi toàn dân tham gia góp ý với Đảng hoàn thiện Cương lĩnh, đường lối, góp ý với Đảng về tổ chức và cán bộ, về xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Vào lúc này, mọi chuyển biến tích cực về dân chủ trong Đảng và trong xã hội đều hướng vào cuộc đấu tranh phòng, chống hiệu quả tệ quan liêu, tham nhũng, điều mà dân đang quan tâm, mong đợi nhất. Sức mạnh cố kết ý Đảng, lòng dân, Đảng vì dân và dân tin Đảng, theo Đảng, quy lại là ở vấn đề dân chủ và thực thi dân chủ, ở trách nhiệm của Đảng, ở sự giúp đỡ, ủng hộ tận tình của dân để Đảng làm tròn trọng trách đó.

Tóm lại, để hoàn thiện sự lãnh đạo của Đảng trong lĩnh vực chính trị, đòi hỏi Đảng phải không ngừng nâng cao trí tuệ của mình lên ngang tầm nhiệm vụ lịch sử mới, như Hồ Chí Minh đã yêu cầu: “Trong thời kỳ cách mạng xã hội chủ nghĩa, Đảng cần phải mạnh hơn bao giờ hết”; “Đảng ta cần phải tự nâng

cao mình lên nữa”1, tức là Đảng phải chiếm lĩnh được tri thức khoa học hiện

đại, phải ở tầm cao của trí tuệ thời đại mà dự báo tình hình, hoạch định đường lối và ứng phó với mọi tình hình thực tiễn đặt ra.

Một phần của tài liệu TiÓu luËn Đề tài:Tư tưởng Hồ Chí Minh về Dân chủ trong Chính trịvà sự vận dụng của Đảng ta trong giai đoạn hiện nay (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w