Tình hình cơng nợ phải thu

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần cảng nam hải (Trang 59 - 61)

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 13/12 Năm 14/13

Giá trị Tỷ trọng % Giá trị Tỷ trọng % Giá trị Tỷ trọng % Múc tăng Tỷ lệ % Mức tăng Tỷ lệ %

Doanh thu thuần 216.441 292.604 364.218 76.163 35,2 71.614 24,5

Các khoản phải thu ngắn

hạn 27.826 100 28.398 90,4 23.406 35,2 572 2,1 -4.992 -17,6

1.Phải thu khách hàng 20.154 72,4 26.887 85,6 19.831 29,9 6.733 33 -7.056 -26,2

2.Trả trước cho người

bán 4.526 16,3 1.391 4,4 1.275 1,9 -3.135 -69,3 -116 -8,3

3.Các khoản phải thu

khác 3.146 11,3 120 0,4 2.300 3,5 -3.026 -96,2 2.180 1817

Phải thu dài hạn khác 0 3.000 9,6 43.000 64,8 3.000 40.000 1333

Tổng cộng 27.826 100 31.398 100 66.406 100 3.572 12,8 35.008 111

SV: Đào Thị Thu Thảo – QT1501N 60

Dựa vào bảng tình hình cơng nợ phải thu của công ty ta thấy qua các năm từ năm 2012 đến năm 2014 tổng các khoản phải thu năm sau tăng lên so với năm trước. Năm 2012 tổng các khoản phải thu là 27.826 triệu đồng; năm 2013 là 31.398 triệu đồng, tăng lên 3.572 triệu đồng với tỷ lệ là 12,8%; năm 2014 các khoản phải thu gia tăng lớn, tăng 35.008 triệu đồng với tỷ lệ 111% và đạt giá trị là 66.406 triệu đồng.

Trong đó phải thu khách hàng năm 2013 tăng so với 2012 là 6.733 triệu đồng với tỷ lệ tăng 33%; năm 2014 lại giảm đi so với năm 2013, giảm 7.056 triệu đồng với tỷ lệ giảm 26,2%. Ta có thể thấy doanh thu thuần năm 2014, 2013 có tốc độ tăng nhanh so với 2013, 201. Năm 2013 tốc độ tăng doanh thu thuần là 35,2% so với năm 2012, tăng nhanh hơn so với khoản bị khách hàng chiếm dụng là 33%; năm 2014 tốc độ tăng doanh thu đạt 24,5% so với năm 2013, tăng nhanh hơn nhiều so với tốc độ tăng của khoản vốn bị khách hàng chiếm dụng (năm 2014 khoản phải thu khách hàng giảm 26,2% so với năm 2013). Điều này chứng tỏ chính sách thu hồi vốn bị khách hàng chiếm dụng của công ty khá tốt. Tuy nhiên phải thu khách hàng là khoản vốn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu vốn bị chiếm dụng, vì vậy cơng ty cần lưu tâm hơn đến các chính sách bán hàng, chính sách thu hồi vốn, địi nợ nhằm hạn chế vốn bị chiếm dụng, nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Khoản trả trước cho người bán và các khoản phải thu ngắn hạn khác chiếm tỷ trọng không cao trong cơ cấu công nợ phải thu. Trong đó năm 2014 khoản trả trước cho người bán giảm đi 8,3% so với năm 2013 tương ứng với 116 triệu đồng; các khoản phải thu khác gia tăng nhanh, tăng 2.180 triệu đồng với tỷ lệ 1817% cũng góp phần ảnh hưởng đến tốc độ gia tăng tổng các khoản phải thu năm 2014. Nhưng chiếm tỷ trọng không cao nên sự ảnh hưởng của chúng không đáng kể. Cơng ty nên có các biện pháp thu hồi khoản phải thu ngắn hạn khác thì sẽ tốt hơn, góp phần giảm vốn bị chiếm dụng, tăng vốn kinh doanh cho công ty.

Bên cạnh đó, sự biến động đột biến nhất là các khoản phải thu dài hạn của công ty. Năm 2012 khoản này không tồn tại nhưng đến năm 2013 khoản phải thu dài hạn đã tăng lên 3.000 triệu đồng so với năm 2012; năm 2014 tiếp tục gia tăng với tỷ lệ cao là 1333% ứng với 40.000 triệu đồng. năm 2013 khoản này chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu công nợ phải thu, tuy nhiên đến năm

SV: Đào Thị Thu Thảo – QT1501N 61

2014 sự gia tăng đột biến về giá trị và với tốc độ nhanh như vậy trong khi tổng vốn phải thu gia tăng là 24,5% nên đã làm cho tỷ trọng của khoản này trong tổng vốn bị chiếm dụng tăng lên từ 9,6% lên 64,8%. Do năm 2014 khoản này có trị giá lớn và chiếm tỷ trọng cao nên công ty cần phải quan tâm đến tình hình phải thu dài hạn và có các biện pháp, chính sách thu hồi nhanh chóng góp phần làm giảm lượng vốn bị bên ngồi chiếm dụng.

Phân tích tình hình phải thu khách hàng

Phải thu khách hàng thường chiếm tỷ trọng chủ yếu trong cơ cấu các khoản phải thu của doanh nghiệp. Phải thu khách hàng có ý nghĩa quan trọng trong đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp, nó phản ánh lượng vốn của doanh nghiệp bị khách hàng chiếm dụng. Nếu khoản phải thu khách hàng lớn thì làm cho lượng vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng nhiều, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh cũng như hiệu quả sử dụng vốn. Ngược lại, nếu phải thu khách hàng quá nhỏ chứng tỏ chính sách thu hồi nợ đối với khách hàng của công ty quá khắt khe, ảnh hưởng đến sản lượng, doanh thu, lợi nhuận những kì tiếp theo. Vì vậy, việc tiến hành phân tích tình hình phải thu khách hàng của doanh nghiệp là rất cần thiết. Một số chỉ tiêu phân tích như: tỷ lệ phải thu khách hàng so với doanh thu thuần, số vòng quay phải thu khách hàng, thời gian 1 vòng quay phải thu khách hàng…

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần cảng nam hải (Trang 59 - 61)