Đánh giá chung

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Điều chế mã hoá mạng lưới và ứng dụng trong truyền dẫn với kênh RAYLEIGH Luận văn ThS. Kỹ thuật điện tử viễn thông 2 07 00 (Trang 35 - 37)

, 10log [(d 10 freec /dfreeu )/(E /E )] sc su

Đánh giá chung

Số chuyển vị trong mã TCM thể hiện độ phức tạp của lưới. Để có thể so sánh giữa các hệ thống TCM có số chiều không gian tín hiệu khác nhau, ta cần đơn giản hoá sự phức tạp của lưới và số lân cận gần nhất, để chúng tương đương nhau về số chiều tín hiệu. Thông thường, ta sẽ biến đổi các tập tín hiệu thành dạng 2 chiều.

Hình 2.17 miêu tả sự phụ thuộc của độ tăng ích ứng với các hệ thống TCM (số chiều tín hiệu từ 1 tới 8) theo độ phức tạp của mã lưới 2v+m/K. Số các lân cận gần nhất, Nfree/K, được cho trong dấu ngoặc đơn như trên hình 2.17.

Hình 2.17 cho ta nhiều thông tin quan trọng để so sánh các mã TCM. Quan sát các kết quả này ta nhận thấy nếu độ phức tạp của lưới là 8, mã 4 trạng thái loại Z2 là tối ưu nhất. Và bộ mã hóa/điều chế cho mã 16 trạng thái loại Z4 cải thiện độ tăng ích được 0.5 dB so với mã 8 trạng thái loại Z2. Tiếp theo khi tăng độ phức tạp, mã 16 trạng thái loại Z2 có nhiều ưu điểm nhưng nó không thể bất biến khi quay pha 900. Với độ phức tạp là 128, gấp 4 lần độ phức tạp của mã CCITT, các mã 64 trạng thái Z8 và E8 được coi là các mã bất biến với pha 900… Ngoài ra, độ tăng ích xấp xỉ của các mã “DE8” lớn hơn các giá trị của các mã Z8 và E8 là 0.75dB nhưng các mã DE8 lại có nhiều số lân cận gần nhất hơn. Do đó, chúng không hữu dụng. Tương tự, mã 128 trạng thái loại Z4 với hệ số mã tiệm cận lơn nhất là 6.28dB được chỉ ra trong hình 2.19 có thể không phải là mã cho thực tế, vì số lân cận gần nhất là rất lớn.

Hình 0.17: độ tăng ích xấp xỉ tính theo độ phức tạp của lưới.

Tổng quát, với độ phức tạp thấp, các hệ thống TCM nhiều chiều hơn cho độ tăng ích lớn hơn so với các hệ thống ít chiều. Tuy nhiên, các độ tăng ích này lại cân bằng bởi số lượng lớn các lân cận gần nhất. Trung bình, các hệ thống 4 chiều và 8 chiều đạt được độ tăng ích thực tế lớn hơn một chút. Còn với độ phức tạp cao, các hệ thống TCM có số chiều thấp hơn cuối cùng sẽ thắng thế. Điều này có thể được giải thích bởi thực tế là các hệ thống này có độ dư thừa nhiều hơn so với các hệ thống TCM nhiều chiều. Cuối cùng, sự khác nhau về độ tăng ích là không lớn, thường là nhỏ hơn 1dB đối với độ phức tạp thông thường.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Điều chế mã hoá mạng lưới và ứng dụng trong truyền dẫn với kênh RAYLEIGH Luận văn ThS. Kỹ thuật điện tử viễn thông 2 07 00 (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)