THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bồi dưỡng năng lực giao tiếp toán học cho học sinh lớp 10 trường THPT tỉnh cao bằng qua dạy học toán (Trang 83)

THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1. Mục đích

Mục đích: Thực hiện sư phạm được tiến hành nhằm kiểm nghiệm các giả thuyết khoa học đã nêu. Khẳng định tính hiệu quả, khả thi của các biện pháp sư phạm được nêu ở chương 2 thông qua dạy học thực tế. Cụ thể:

Các biện pháp mà luận văn đã đề xuất có thể thực hiện trong quá trình DH toán lớp 10 THPT hay không?

Khi thực hiện các biện pháp có thể nâng cao được năng lực GTTH và BDTH cho HS THPT hay không?

Yêu cầu: Thực nghiệm sư phạm phải đảm bảo tính trung thực khách quan và phù hợp với đối tượng HS khảo sát, và bám sát thực tế dạy học.

3.2. Nội dung

a) Đối tượng thực nghiệm

Luận văn được tiến hành thực nghiệm tại trường THPT Thông Nông, Huyện Thông, Tỉnh Cao Bằng, các lớp thực nghiệm và lớp đối chứng có mặt bằng kiến thức tương đối đồng đều, kết quả học tập tương đương nhau. Các GV tham gia giảng dạy ở các lớp 10 trong trường đều là các GV lâu năm và có kinh nghiệm công tác.

Các lớp thực nghiệm, lớp đối chứng khi thực nghiệm sư phạm

Lớp Số học sinh Họ và tên giáo viên Lớp thực nghiệm 10A 38 Hà Thị Lựu 10D 37 Lớp đối chứng 10C 37 Nông Thị Hương 10B 38

b) Nội dung thực nghiệm

Nội dung thực nghiệm nhằm mục đích kiểm nghiệm tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp đề xuất nên trong luận văn này tôi chọn nội dung dạy học giải toán đề phát triển năng lực sử dụng NNTH cho HS. Các nội dung được trình bày đảm bảo đầy đủ kiến thức, kỹ năng môn học, thực hiện theo phân phối chương trình của Bộ Giáo dục và đào tạo. Chúng tôi tiến hành thực nghiệm sau khi HS hình thành kiến thức

Công cụ thực nghiệm bao gồm: Giáo án thực nghiệm, phiếu học tập, bài kiểm tra 45 phút...

c) Cách tiến hành thực nghiệm

Chúng tôi tiến hành trao đổi với GV về lý luận cơ bản về năng lực BDTH, năng lực GTTH, năng lực sử dụng NNTH và những biện pháp cơ bản được đề xuất. Sau đó chúng tôi tiến hành soạn một bộ tài liệu thực nghiệm bao gồm giáo án và phiếu học tập, trên cơ sở các tài liệu này, GV tự thiết kế giáo án thực nghiệm phiếu học tập phục vụ cho mỗi tiết dạy khác nhau đảm bảo được định hướng thực nghiệm và tuân thủ chuẩn kiến thức kỹ năng môn toán ở lớp 10. Việc đánh giá thực nghiệm được tiến hành như sau: Trong quá trình thực nghiệm chúng tôi thường xuyên theo dõi các sản phẩm học tập của HS thông qua quan sát trực tiếp, vở ghi chép và đánh giá của GV giảng dạy.

Phát triển năng lực GTTH có ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả học tập của HS. Do đó, khi kết thúc quá trình thực nghiệm sư phạm chúng tôi tổ chức cho HS thực hiện các phiếu học tập với mục đích đánh giá việc phát triển năng lực GTTH cho HS theo các mức độ đề xuất. Quá trình này sẽ cho chúng tôi thông tin về quá trình tiến hành thực nghiệm. Các điểm số thông qua phiếu học tập chỉ phục vụ cho quá trình nghiên cứu của luận văn, không sử dụng trong

d) Các phương pháp đánh giá kết quả thực nghiệm

- Quan sát trong lớp học: Sử dụng phương pháp này nhằm mục đích tiếp nhận thông tin phản hổi từ phía học sinh về mức độ sử dụng NNTH trong học tập khi có quá trình thực nghiệm tác động.

- Trao đổi với GV giảng dạy các tiết thực nghiệm để tìm hiểu ý kiến đánh giá mức độ sử dụng NNTH cho HS về quá trình tác động của công tác thực nghiệm.

- Nghiên cứu phiếu học tập, vở HS trong quá trình thực nghiệm góp phần đánh giá hiệu quả các biện pháp đề xuất.

- Nghiên cứu sự thay đổi tư duy của HS trong quá trình thực nghiệm. - Sử dụng phương pháp thống kê để xử lý số liệu.

e) Kết quả thực nghiệm

Thống kê kết quả bài kiểm tra của HS ở lớp TN và lớp ĐC

Bảng 3.1. Thống kê kết quả kiểm tra của lớp đối chứng 10C, 10B

Điểm xi 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Tổng

Số lượng ni 0 0 0 3 6 15 24 14 7 5 1 N75

Bảng 3.2. Thống kê kết quả kiểm tra của lớp thực nghiệm 10A, 10D

Điểm xi 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Tổng

Số lượng ni 0 0 0 0 3 8 12 26 14 8 4 N75

Kết quả kiểm tra, đánh giá HS là dữ liệu để chúng tôi xử lí và đánh giá tính hiệu quả của các biện pháp mà luận văn đã đưa ra. Thể hiện qua số liệu thống kê sau:

- Điểm bình quân của HS các lớp ĐC và các lớp TN lần lượt là: 10 1 0 1 6,15 75i i i x n x    10 2 0 1 7, 07 75i i i x n x    (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Phương sai của mẫu số liệu cho bởi bảng 3.1 và bảng 3.2 lần lượt là:   10 2 2 1 1 0 1 2, 23 75i i i s n x x       10 2 2 2 2 0 1 2, 03 75i i i s n x x     

Bảng 3.3. Tỉ lệ phần trăm các mức điểm của bài kiểm tra Tỉ lệ Các lớp Chưa đạt yêu cầu (dưới 5đ) Đạt yêu cầu Trung bình (5-6đ) Khá (7-8đ) Giỏi (9-10đ) TN (10A,10D) 3 4% 20 26,7% 40 53,3% 12 16% ĐC (10B,10C) 9 12% 39 52% 21 28% 6 8%

Biểu đồ 3.1. Biểu đồ hình cột điểm số lớp TN và ĐC

Qua bảng thống kê trên, chúng tôi nhận thấy phổ điểm chủ yếu của lớp thực nghiệm là 7 điểm (26/75), còn lớp đối chứng phổ điểm chủ yếu là điểm 6 (24/75); điểm bình quân của các lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng (7,07 so với 6,15); năng lực toán học của lớp thực nghiệm được nâng lên đồng đều hơn so với lớp đối chứng thể hiện qua số phương sai (2,23 so với 2,03). Tỉ lệ

điểm chưa đạt yêu cầu của lớp TN cũng thấp hơn lớp ĐC (4% so với 12%), vì tỉ lệ điểm khá giỏi ở lớp TN cao hơn hẳn so với lớp ĐC (khá: 53,3% so với 28%, giỏi: 16% so với 8%) nên mức điểm trung bình của lớp ĐC lại nhiều hơn lớp TN (52% so với 26,7%). Chứng tỏ mức điểm trung bình của lớp TN đã được nâng lên mức điểm khá.

Như vậy qua khảo sát thực nghiệm từ việc phân tích kết quả phiếu học tập lớp 10A, 10B, 10C, 10D tại trường THPT Thông Nông ta thấy rằng chất lượng học tập của lớp thực nghiệm cao hơn so với lớp đối chứng. Kết quả phân tích cho phép kết luận các biện pháp sư phạm đề xuất có tính khả thi.

Ngoài ra, phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm về mặt định lượng có thể nhận thấy rằng sau khi áp dụng các biện pháp đã nêu HS sử dụng NNTH tốt hơn. Do đó các biện pháp được đề xuất mang tính khả thi cao, góp phần nâng cao năng lực sử dụng NNTH của HS.

+ Kết quả định tính

Đánh giá kết quả học tập thông qua phiếu học tập trong quá trình thực nghiệm như: Vở bài tập, quan sát HS trên lớp, dự giờ, nhận xét trao đổi với GV sau giờ giảng.

Nhận thấy rằng HS lớp thực nghiệm diễn đạt vấn đề bằng NNTH chính xác và rõ ràng hơn lớp đối chứng. Chẳng hạn khi dạy học bài viết phương trình đường thẳng Hình học 10 lớp thực nghiệm quan sát và ghi lại nội dung toán mạch lạc rõ ràng hơn lớp đối chứng. Dưới đây là hình ảnh minh họa cách trình bày bài toán trong tiết bài tập viết phương trình đường thẳng của một HS trong lớp thực nghiệm

Ví dụ

Lập phương trình tham số của đường thẳng  trong các trường hợp sau: a)  đi qua hai điểm A(1; - 4) và B(-3; 5).

Có thể thấy rằng cách trình bày bài toán của HS trong lớp thực nghiệm trên rõ ràng mạch lạc, NNTH được sử dụng chính xác, tư duy logic và sử dụng đúng các dạng biểu diễn về các đối tượng quan hệ và các phép biến đổi toán học.

Tăng cường các hoạt động nghe hiểu, đọc hiểu (các văn bản, mô hình, sơ đồ, hình vẽ,..) và ghi chép (nội dung nghe hiểu, đọc hiểu) bằng NNTH trong DH môn toán. Thể hiện trong nhiều tiết thực nghiệm HS lớp thực nghiệm có thể diễn đạt vấn đề toán học theo nhiều cách khác nhau trong khi lớp đối chứng chỉ diễn đạt được một cách và chưa chính xác đầy đủ

Qua những kết quả trên có thể thấy rằng việc sử dụng NNTH của HS được đánh giá là khá tốt. HS có khả năng đọc hiểu nội dung toán học và chuyển tải qua tư duy và viết bài toán chính xác.

Việc chuyển đổi từ hình ảnh sang chứng minh toán của lớp thực nghiệm khá tốt. HS áp dụng lý thuyết vào thực hành đúng và không có HS mắc lỗi giải ở bài toán này. Trong khi đó cũng với bài toán trên chúng tôi thực hành khảo sát ở lớp đối chứng HS thể hiện sự lúng túng khi nhận dạng và chuyển đổi sang ngôn ngữ kí hiệu. Sau đây là hình ảnh minh họa của em học sinh Hoàng Văn Hiệp lớp đối chứng 10B.

Qua cách trình bày lời giải bài toán cho thấy em hiểu và trình bày sai về kiến thức vec tơ đã học, dẫn đến sự lúng túng khi chuyển đổi từ vectơ sang kí hiệu.

Khi dạy học bài tập phương trình đường tròn, GV cho HS cả 2 lớp thực nghiệm và lớp đối chứng cùng làm một dạng bài tập. Kết quả lớp đối chứng như sau:

Qua cách trình bày lời giải của lớp đối chứng thấy được HS lúng túng trong việc viết phương trình đường tròn, HS chưa xác định rõ các yếu tố cần thiết để viết phương trình đường tròn nên dẫn đến việc sai cách giải.

Lớp thực nghiệm:

HS lớp thực nghiệm có khả năng đọc hiểu nội dung toán học và chuyển tải qua tư duy và viết lời giải bài toán chính xác.

Khi trao đổi với các GV tham gia thực nghiệm đều có chung một đánh giá: HS trong lớp thực nghiệm sử dụng NNTH trong học tập thành thạo hơn, hạn chế được những sai lầm trong học tập. HS hiểu được ý nghĩa toán học của nội dung bài toán, không còn lúng túng khi viết câu trả lời. HS dùng từ, thuật ngữ toán học chính xác hơn khi trao đổi, tranh luận hay trình bày bài giải. Kết quả học tập của HS được nâng cao một cách rõ rệt.

Phân tích kết quả về mặt định tính cho thấy vấn đề sử dụng NNTH của HS, có hiệu quả hơn, khắc phục được lỗi sai về ngôn ngữ, HS sử dụng chính xác NNTH trong học tập. Để khẳng định hiệu quả của biện pháp đề xuất, chúng tôi tiến hành quan sát, theo dõi và ghi chép và theo dõi quá trình tiến bộ của một số HS trong thời gian thực nghiệm. Sau đây chúng tôi đưa ra một vài trường hợp cụ thể để minh họa:

Họ và tên: Lý Thị Coi Sinh năm: 2003

Học sinh lớp: 10D Giới tính: Nữ Dân tộc: Dao

Nơi sinh: Thanh Long - Thông Nông - Cao Bằng

HS Coi là một HS trung bình của lớp, trước khảo sát thực nghiệm HS Coi chỉ đạt mức độ 1. Qua khảo sát trong quá trình học trên vở ghi chép và vở bài tập HS Coi còn mắc nhiều lỗi về sử dụng các ký hiệu toán học: viết số không chính xác, khả năng đọc nội dung toán và chuyển tài hình ảnh về thực hiện phép tính không đúng. Qua các tiết dự giờ, HS Coi có ý thức phát biểu ý kiến xây dựng bài nhưng diễn đạt nội dung toán học cơ bản còn lúng túng. Chúng tôi đánh giá năng lực trong sử dụng ngôn ngữ toán học mở mức độ 1. Vì vậy, trong quá trình thực nghiệm chúng tôi trò chuyện, động viên và tạo cơ hội cho em được rèn luyện, phát triển năng lực sử dụng NNTH. Qua 2 tuần thực hiện tiết dạy thực nghiệm, chúng tôi nhận thấy HS Coi tiến bộ rõ rệt, em đã sử dụng chính xác các kí hiệu toán học, biết liên kết các kí hiệu toán học trong các định lý, khái niệm toán học trong những trường hợp đơn giản, với những tình huống phức tạp như nhận dạng vectơ pháp tuyến, vec tơ chỉ phương trong dạy học phương trình đường thẳng thì em vẫn còn nhầm lẫn. Chúng tôi luôn theo sát, động viên em Coi dành cho em những nhận xét tích cực, khơi dạy hứng thú học tập toán của em. Trong quá trình học thực nghiệm chúng tôi nhận thấy rằng em Coi đã tiến bộ hơn, mạnh dạn hơn trong học tập, tham gia phát biểu xây dựng bài, việc đọc nội dung toán học của em Coi được tốt hơn, sử dụng kí hiệu toán để diễn đạt nội dung toán học chính xác hơn. Tuy nhiên việc diễn đạt bằng ngôn ngữ viết của HS Coi còn khá hạn chế.

Nhận xét của GV đứng lớp sau khi hoàn thành đợt thực nghiệm về HS Coi việc sử dụng NNTH trong học tập của em Coi đã tiến bộ rõ rệt. Năng lực

Họ và tên: Triệu Thị Ghển Sinh năm: 2003

Học sinh lớp: 10A Giới tính: Nữ Dân tộc: Dao (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nơi sinh: Yên Sơn - Thông Nông - Cao Bằng

Qua khảo sát vở ghi chép trên lớp trong các tiết học lý thuyết và vở bài tập của em Ghển, quan sát trước khi thực nghiệm thì em có tiếp thu bài giảng nhanh, tham gia phát biểu xây dựng bài tích cực. Tuy nhiên vấn đề sử dụng NNTH của em còn chưa được chính xác, Việc sử dụng NNTH bằng ngôn ngữ nói hoặc ghi chép còn lúng túng. Năng lực sử dụng NNTH của em được đánh giá ở mức 2. Trong quá trình thực nghiệm, ngoài việc hình thành cho HS Ghển nền tảng vững chắc và luyện tập sử dụng NNTH thì chúng tôi quan tâm nhiều đến kĩ năng giao tiếp (nói, ghi chép) bằng NNTH. Trong giờ dạy GV luôn tạo cơ hội để HS Ghển được phát biểu ý kiến, trình bày vấn đề ngôn ngữ nói và ghi chép nội dung toán học. Qua đợt thực nghiệm HS Ghển sử dụng NNTH đã được đánh giá ở mức độ 4. Dưới đây là bài toán của HS Ghển khi kết thúc quá trình thực nghiệm.

Bài toán: Trong mặt phẳng toạ độ Oxy cho ABC,biết A(- 6 ; -3), B(- 4 ; 3), C(9; 2). Viết phương trình đường thẳng d chứa phân giác của góc BAC.

3.3. Kết luận chung về thực nghiệm sư phạm

Chương 3 của luận văn trình bày quá trình thực nghiệm và đánh giá kết quả của học sinh lớp 10A, 10B, 10C, 10D của trường THPT Thông Nông, thực nghiệm với 3 biện pháp cơ bản được trình bày trong chương 2. Kết quả thực nghiệm bước đầu cho thấy HS lớp đối chứng gặp nhiều khó khăn hơn trong việc sử lý ngôn ngữ khi giải toán, cách mô tả, trình bày và chuyển đổi để thuận lợi cho tư duy và giao tiếp các sử dụng BDTH. Còn đối với lớp thực nghiệm, đa số các em trong lớp đều thực hiện tốt các tình huống và thu được kết quả cao hơn hẳn lớp đối chứng. Qua xem xét vở ghi và quan sát HS cho thấy các em lớp thực nghiệm trình bày nội dung bài toán một các ngắn gọn, khoa học và logic. HS lớp đối chứng với lối diễn đạt dài và khả năng sáng tạo kém. HS nhóm thực nghiệm linh hoạt hơn trong việc sử dụng các BDTH và hiểu một các đầy đủ và sâu sắc.

Qua quá trình thực nghiệm sư phạm có thể khẳng định rằng luận văn đã cơ bản hình thành cho HS khả năng BDTH và năng lực sử dụng NNTH trong quá trình học tập, năng lực bồi dưỡng GTTH cho HS. Mục đích của việc tiến hành thực nghiệm đã hoàn thành, tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp đưa ra đã khẳng định được tính hiệu quả làm tăng thêm tình yêu đối với môn toán ở các em HS, tăng cường tính chủ động, sáng tạo, tích cực học tập để nâng cao chất lượng học tập bộ môn toán ở HS.

Kết luận chương 3

Bước đầu kiểm nghiệm giả thuyết khoa học và tính khả thi của các biện pháp đề xuất chúng tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm tại trường THPT Thông Nông, Tỉnh Cao Bằng. Các giáo án thực nghiệm được xây dựng đúng phân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bồi dưỡng năng lực giao tiếp toán học cho học sinh lớp 10 trường THPT tỉnh cao bằng qua dạy học toán (Trang 83)