Mô tả về cấu trúc của Virus Dengue

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổng hợp các hạt nano từ tính với các lớp kháng thể trên bề mặt ứng dụng trong chẩn đoán bệnh truyền nhiễm (Trang 27 - 29)

Có một lớp vỏ lipoprotein bên ngoài bao bọc một caspid, hệ gen của virus gồm phức hợp ARN nhận biết dƣơng tính. Virus Dengue thuộc nhóm Flavivirus (họ Arbovirus nhóm B hay Flaviviridae) virus Dengue có 4 typ huyết thanh: 1,2,3 và 4. Có nhân ARN, có 3 gen Protein có cấu trúc Protein C (lõi), Protein M (màng), Protein (vỏ) và 7 Protein không cấu trúc. Protein E có chức năng trung hòa và tƣơng tác với các thụ thể.

+ NS1 là glycoprotein, kháng nguyên kết hợp bổ thể, có vai trò quan trọng trong phản ứng đáp ứng miễn dịch của cơ thể khi bị nhiễm virus. NS1 của virus Dengue có trọng lƣợng phân tử 46-50 kD, thể hiện dƣới 2 dạng: dạng kết hợp màng (mNS1) và dạng tiết (sNS1) quyết định tính đặc hiệu nhóm và loài. Chức năng của NS1 đến nay chƣa đƣợc xác định đầy đủ, nhƣng ngƣời ta nhận thấy nó tham gia vào quá trình sao chép RNA của virus, cần thiết cho sự tồn tại của virus [5]:

+ NS2 là protein có kích thƣớc lớn.

+ NS2a là protein liên kết màng, có kích thƣớc nhỏ.

+ NS2b là protein liên kết màng, có kích thƣớc nhỏ. Vùng trung tâm của NS2B nhƣ là đồng yếu tố của protein NS3 có hoạt tính serine protease.

+ NS3 là protein có hoạt tính serin-protease và helicase. Mã amin cuối cùng của NS3 là serine protease, cần thiết cho quá trình sao chép của virus [34].

+ NS4a là protein liên kết màng, có kích thƣớc nhỏ. + NS4b là protein liên kết màng, có kích thƣớc nhỏ.

Các virus Dengue có nhiều kháng nguyên, có kháng nguyên đặc hiệu của typ, có những kháng nguyên chung của phân nhóm và nhóm. Cả 4 typ huyết thanh virus Dengue có họ hàng với nhau phản ứng chéo nhau. Tuy nhiên kháng thể thu đƣợc sau khi nhiễm một typ huyết thanh có phản ứng dƣơng tính nhƣng không trung hòa hoàn toàn đƣợc các typ còn lại [38].

1.10. Sơ lƣợc về bệnh ung thƣ gan

Các nghiên cứu về sinh bệnh học của ung thƣ biểu mô tế bào gan đã chỉ ra rằng có một số protein đóng vai trò trong sự tiến triển của căn bệnh này. Theo kết quả của nghiên cứu tìm kiếm các gen có thể có vai trò trong ung thƣ biểu mô tế bào gan, Hsu và các công sự đã cho thấy rằng: so với gan bình thƣờng và các tổn thƣơng gan không ác tính, lƣợng ARN thông tin mã hóa cho Glypican-3 tăng cao đáng kể trong ung thƣ biểu mô tế bào gan. Glypican-3 là một sulfate proteoglycan heparan đƣợc liên kết với màng tế bào bởi một glycosyl-phosphatidylinositol. Bằng phƣơng pháp nhuộm mô cố định và phƣơng pháp ELISA, Mariana I. Capurro cùng các cộng sự đã chứng minh rằng Glypican-3 đƣợc thể hiện trong hầu hết các trƣờng hợp ung thƣ biểu mô gan nhƣng không phát hiện đƣợc trong những trƣờng hợp tế bào gan bình thƣờng hoặc tổn thƣơng gan lành tính. Từ đó, nhóm nghiên cứu đề xuất rằng Glypican-3 có thể đƣợc sử dụng nhƣ một loại huyết thanh và là dấu hiệu hoá mô của ung thƣ biểu mô tế bào gan.

1.11. Phƣơng pháp đồng kết tủa dùng để tổng hợp hạt nano từ Fe3O4

Phƣơng pháp đồng kết tủa [26] là phƣơng pháp đã lâu đời và đơn giản. Chất tạo

phản ứng là các muối vô cơ nhƣ FeCl2, FeCl3, FeSO4, …đƣợc hòa tan trong môi trƣờng

nƣớc, sau đó đƣợc cho phản ứng với dung dịch bazơ hydroxit nhƣ KOH, NaOH,

NH4OH,…để tạo kết tủa. Hạt nano hình thành có kích thƣớc khoảng 2 – 30 nm. Ta có

thể điều khiển kích thƣớc hạt bằng việc thay đổi độ pH, thay đổi lƣợng nƣớc, nồng độ dung dịch muối ban đầu, nhiệt độ trong lúc chế tạo. Để thu đƣợc hạt có độ đồng nhất cao, cần phân tách thành hai giai đoạn hình thành mầm và phát triển mầm. Quá trình tạo mầm đƣợc đặc trƣng bởi sự tăng nồng độ của chất đến gần nồng độ bão hòa tới hạn. Trong quá trình phát triển mầm, nồng độ của dung dịch giảm. Có ba cơ chế phát

triển mầm (Hình 1.1): hạt đồng nhất phát triển nhờ sự khuyếch tán (đƣờng cong I), hạt

đồng nhất phát triển do sự kết hợp các phần tử nhỏ lại với nhau (đƣờng cong II), hạt đồng nhất nhận đƣợc do sự kết hợp của nhiều mầm (đƣờng cong III).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổng hợp các hạt nano từ tính với các lớp kháng thể trên bề mặt ứng dụng trong chẩn đoán bệnh truyền nhiễm (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)