Ứng dụng của hạt nanô từ trong xử lý môi trường: tái hoạt hoá vật liệu hấp phụ khí hữu cơ độc hạ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hiệu ứng đốt từ trong các hạt từ kích thước nanomet (Trang 31 - 32)

hấp phụ khí hữu cơ độc hại

Các chất hấp phụ như than hoạt tính, silica gel, zeolite hiện nay đang được sử dụng rộng rãi trong việc thu hồi các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC – Volatile Organic Compound). Sau quá trình hấp phụ, chất hấp phụ cần được tái hoạt hoá để được tiếp tục sử dụng và các hợp chất hữu cơ cũng cần được thu hồi. Phương pháp tái hoạt hoá thông thường nhất là đốt nóng chúng ở nhiệt độ

105 ÷ 150 oC bằng một luồng khí hoặc hơi nước bão hoà. Tuy nhiên, các hợp chất hữu cơ được giải phóng ra ngoài lại hoà lẫn cùng dòng khí mang nên sau đó phải trải qua một quá trình làm lạnh, ngưng tụ và tách chúng ra để thu hồi. Thiết bị dùng trong ứng dụng này thường rất cồng kềnh và đạt hiệu suất không cao do phải sử dụng nguồn nhiệt ngoài để đốt nóng vật liệu hấp phụ. Hơn nữa, các hợp chất hữu cơ sau khi được giải phóng bị hoà lẫn trong nước, do vậy việc thu hồi chúng cũng đòi hỏi một quá

trình xử lý khắt khe. Đã có đề xuất sử dụng nguồn sóng viba thay thế cho nguồn nhiệt để giải hấp các chất hữu cơ bằng cách đốt nóng trực tiếp các chất hấp phụ (như than hoạt tính), nhưng phương pháp này gặp khó khăn trong việc khống chế nhiệt độ đốt, do vậy các hợp chất hữu cơ có thể bị phân huỷ thành các hợp chất rất độc hại và khó thu hồi [6]. Bên cạnh đó các chất hấp phụ cũng rất dễ bị phá huỷ cấu trúc và không có khả năng tái sử dụng. Mới đây, nhóm nghiên cứu của Kikukawa đã đề xuất phương pháp sử dụng nhiệt năng toả ra từ các hạt từ đặt dưới tác dụng của một từ trường xoay chiều hoặc một trường sóng viba để đốt nóng cục bộ chất hấp phụ [36, 37]. Ưu thế của phương pháp này là nhiệt độ đốt có thể được khống chế chính xác khi sử dụng các hạt từ có nhiệt độ Curie phù hợp (hình 1.8). Các nghiên cứu ban đầu của Kikukawa cho thấy hiệu suất giải hấp của phương pháp nhiệt-từ cao hơn hẳn so với phương pháp thông thường, do đó có thể chế tạo được các thiết bị với kích thước nhỏ gọn và tiện dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hiệu ứng đốt từ trong các hạt từ kích thước nanomet (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)