Thông thường, các hệ thống anten mảng sử dụng phương pháp pha để điều khiển định hướng búp sóng chính theo hướng mong muốn. Tần số máy phát được giữ cố định, quan hệ pha của dòng kích thích cho các phần tử sẽ thay đổi. Việc thay đổi pha có thể thực hiện theo nhiều cách:
- Điều khiển pha bằng phương pháp chuyển mạch.
- Điều khiển pha bằng phương pháp xử lý tín hiệu (thông qua đổi tần hoặc sử dụng các bộ quay pha trực tiếp).
Theo hình 1.10, có thể thấy, mỗi anten điều khiển pha thường bao gồm hai thành phần chính:
- Hệ thống bức xạ.
- Hệ thống phân phối – định pha
a) Hệ thống bức xạ
Hệ thống bức xạ bao gồm tập hợp nhiều phần tử bức xạ có nhiệm vụ phát sóng điện từ ra ngoài không gian. Các phần tử bức xạ có thể là các dipole, anten khe, anten loa hoặc các
đủ nhỏ nhằm đảm bảo theo một kết cấu hình học của anten.
b) Hệ thống phân phối – định pha
Nhiệm vụ chính của hệ thống này là phân chia công suất của máy phát để cung cấp cho các phần tử bức xạ, đồng thời đảm bảo phân bố pha trên anten theo yêu cầu để tạo và điều khiển phương hướng búp sóng.
Theo nguyên lý làm việc có thể phân chia ra làm 2 loại hệ thống phân phối – định pha: Hệ thống phân phối –định pha loại 1
Hệ thống này gồm nhiều đầu vào độc lập nhau với một số đầu ra, có nhiệm vụ đảm bảo việc tiếp điện độc lập cho các phần tử bức xạ khi tiếp điện cho anten qua từng đầu vào riêng biệt. Như vậy, số đầu vào sẽ tương ứng với số trạng thái phần bố pha có thể thiết lập được, nghĩa là tương ứng với số búp sóng có thể tạo được bởi anten. Số đầu ra tương ứng với số phần tử bức xạ của hệ thống. Việc điều khiển phương hướng trong trường hợp này sẽ được thực hiện bằng cách thay đổi vị trí tiếp điện lần lượt cho các đầu vào.