Trên hình 1.16 là sơ đồ cấu tạo mô tả đèn Megatron với nhiều hốc cộng hưởng tạo dao động siêu cao tần. Catot của đèn được chế tạo bằng vật liệu phát xạ điện tử tốt, thường có
N
để đảm bảo khả năng phát xạ điện tử. Anot thường bằng đồng có dạng trụ tròn, khoét một số chẵn các hốc cộng hưởng. Tại một hốc có bố trí móc ghép dạng khung dao động để đưa năng lượng ra ống dẫn sóng. Có cơ cấu điều chỉnh thể tích hốc cộng hưởng để có thể thay đổi tần số dao động trong một mức độ nhất định. Toàn bộ catot và anot được đặt trong từ trường của một nam châm vĩnh cửu. Nam châm này có từ trường rất mạnh có thể ảnh hưởng tới các thiết bị điện tử khác ở gần nó.
Dưới tác dụng của từ trường, các điện tử phát xạ từ catot sẽ không tới anot mà sẽ chuyển động trong khoảng không giữa catot và anot. Các điện tử di chuyển tới hốc cộng hưởng sẽ kích thích hốc cộng hưởng sinh ra các dao động trong hốc. Mỗi điện tử sẽ tạo ra một dao động riêng, dao động riêng nào có tần số trùng với tần số của hốc cộng hưởng sẽ được khuếch đại và đưa ra ngoài.
Để tăng công suất dao động sinh ra, phải tạo ra nhiều hốc cộng hưởng.
- Điện áp đưa vào đèn Magnetron rất lớn hàng vạn vôn (10-20 kV để tạo điệntrường xoay chiều siêu cao tần). Vì vậy, để đảm bảo an toàn thường bố trí anot nối đất và đưa xung điều chế âm vào catot. Anot còn được gắn các cánh tản nhiệt và quạt gió để làm mát
- Để mắc đèn Magnetron vào mạch điện, có thể mắc trực tiếp (hình 1.17a) hoặc mắc gián tiếp (hình 1.17b) qua một biến áp xung.
a) b)