Hệ thống radar của Việt Nam khi đó được phân bố dọc bờ biển miền Bắc và một số vị trí trạm phía Bắc dọc theo tuyến đường Trường Sơn, được ngụy trang kĩ lưỡng và hoạt động thường xuyên 24/24, phủ sóng gần như toàn bộ miền Bắc. Sau khi kết thúc chiến tranh, đất nước thống nhất, các hệ thống radar vẫn được sử dụng không chỉ trong quân sự mà còn cho các mục đích dân sự.
1.7.1. Radar quân sự
Trong thời kỳ đổi mới, các hệ thống radar dùng trong quân sự chủ yếu cho mục đích cảnh giới bảo vệ chủ quyền đất nước, toàn vẹn lãnh thổ và biển đảo. Ngoài thế hệ các radar đã sử dụng trước đây, radar Việt Nam không ngừng cải thiện nâng cao chất lượng. Các radar thế hệ mới hiện đại, chống nhiễu tốt và tầm hoạt động xa hơn. Một số hệ thống radar dùng trong quân sự nổi bật về tính năng và hiệu quả có thể kể đến:
- Radar Vostock E: Hệ thống radar cảnh giới Vostock E sử dụng băng tần VHF có thể phát hiện máy bay chiến đấu ở cự ly 350 km và bám cùng lúc không dưới 120 mục tiêu. Đặc biệt, nó cũng có khả năng bắt máy bay tàng hình ở cự ly 72 km trong môi trường bị đối phương gây nhiễu điện tử mạnh.
- Hệ thống radar thụ động ELM-2288ER do Israel sản xuất có tầm trinh sát tới 430 km, là radar 3D hoạt động ở băng tần S, nó được trang bị bộ vi xử lý tín hiệu kỹ thuật số có khả năng tự động theo dõi và phân loại mục tiêu. Nó có khả năng cơ động cao, xử lý xung Doppler, tự động phát hiện mục tiêu, có khả năng phát hiện tên lửa đạn đạo, khả năng kháng nhiễu ECM, hệ thống nhận dạng bạn thù IFF, có thể hoạt động một cách độc lập hoặc một phần trong hệ thống phòng không tích hợp.