Đa dạng loài cây gỗ đối với trạng thái rừng IIB

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm lâm học của trạng thái rừng IIA và IIB thuộc rừng kín thường xanh ẩm nhiệt đới ở khu vực tiểu khu 111 và tiểu khu 121 thuộc khu bảo tồn thiên nhiên văn hóa tỉnh đồng nai​ (Trang 75 - 78)

Chƣơng 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.2. Cấu trúc củatrạng thái rừng IIA và trạng thái rừng IIB

4.4.2. Đa dạng loài cây gỗ đối với trạng thái rừng IIB

Những thành phần đa dạng loài cây gỗ (S, N, d, J’ và H’) đối với trạng thái rừng IIB đƣợc ghi lại ở Bảng 4.39. Từ đó cho thấy, tổng số lồi cây gỗ bắt gặp ở trạng

thái rừng IIB là 48 lồi (Phụ lục 4). Số lồi trung bình bắt gặp trong mỗi ô mẫu 2500 m2 là 29 ± 1,0 loài; dao động từ 30 – 27 loài và CV% = 5,9%. Mật độ trung bình trong mỗi ơ mẫu 2500 m2 là 172 ± 6,5 cây; biên độ mật độ dao động giữa các ô mẫu là 17 cây (Nmax – Nmin = 182 – 160 cây và CV% = 6,5%. Chỉ số phong phú trung bình về lồi cây gỗ (d - Margalef) là 5,44 ± 0,20; biên độ dao động giữa các ô mẫu là 0,71 (dmax – dmin = 5,71 – 5,0) và CV% = 7,1%. Chỉ số đồng đều trung bình (J’) là 0,85 ± 0,01; biên độ mật độ dao động giữa các ô mẫu là 0,08 (J’max – J’min = 0,90 – 0,82) và CV% = 5,1%. Chỉ số đa dạng H’ trung bình là 2,87 ± 0,01; biên độ dao động giữa các ô mẫu là 0,32 (Hmax – Hmin = 3,07 – 2,75); CV = 5,9%. Chỉ số ƣu thế Simpson (1 - λ’) trung bình là 0,92 ± 0,01; biên độ dao động giữa các ô mẫu là 0,03 (1 - λ’max – 1 - λ’min = 0,94 – 0,91); CV = 1,6%. Chỉ số đa dạng β - Whittaker là 1,65.

Bảng 4.39. Đặc trưng thống kê đa dạng loài cây gỗ đối với trạng thái rừng IIB. Diện tích ơ mẫu 2.500 m2

.

TT Thống kê S (loài) N (cây) d J’ H’ Simpson

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8)

1 Số ô mẫu (n) 3 3 3 3 3 3

2 Trung bình 29 172 5,44 0,85 2,87 0,92

3 Sai lệch chuẩn (S) 1,7 11,24 0,38 0,04 0,17 0,02

4 CV% 5,9 6,5 7,1 5,1 5,9 1,6

5 Sai số chuẩn (Se) 1,00 6,50 0,20 0,01 0,10 0,01

6 Nhỏ nhất 27 160 5,00 0,82 2,75 0,91

7 Lớn nhất 30 182 5,71 0,90 3,07 0,94

8 Lớn nhất-Nhỏ nhất 3 22 0,71 0,08 0,32 0,03

10 Beta - Whittaker 1,65 - - - - -

Kết quả bảng 4.41 cho thấy: Những thành phần đa dạng loài cây gỗ (S, N, d, J’ và H’) đối với trạng thái rừng IIB thay đổi tùy theo nhóm D (Bảng 4.40) và lớp H (Bảng 4.41)

Bảng 4.40. Đa dạng loài cây gỗ đối với trạng thái rừng IIB theo nhóm D.

TT Nhóm D (cm) S (lồi) N (cây) d J’ H’ Simpson

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8)

1 < 10 27 82 5,9 0,88 2,89 0,94

2 10 – 20 42 309 7,2 0,87 3,26 0,95

3 20 - 30 33 92 7,1 0,91 3,17 0,96

Bảng 4.41. Đa dạng loài cây gỗ đối với trạng thái rừng IIB theo lớp H.

TT Lớp H (m) S (loài) N (cây) d J’ H’ Simpson

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) 1 < 10 27 76 6,0 0,88 2,90 0,94 2 10 – 15 41 214 7,5 0,85 3,15 0,94 3 15 - 20 39 142 7,7 0,91 3,35 0,96 4 20 - 25 24 79 5,3 0,90 2,85 0,94 5 > 25 6 6 2,8 1,00 1,79 1,00

Từ số liệu ở Bảng 4.40 cho thấy, tổng số loài cây gỗ ở trạng thái rừng IIB là 48 loài (Phụ lục 4); trong đó số lồi cây gỗ bắt gặp nhiều nhất ở nhóm D = 10 – 20 cm (42 lồi), thấp nhất ở nhóm D > 30 cm (17 lồi). Mật độ cao nhất ở nhóm D = 10 - 20 cm (309 cây/0,75 ha), thấp nhất ở nhóm D > 30 cm (34 cây/0,75 ha). Chỉ số phong phú về loài cây gỗ (d - Margalef) cao nhất ở nhóm D = 10 - 20 cm (7,5), thấp nhất ở nhóm D > 30 cm (4,5). Chỉ số đồng đều (J’) gia tăng dần từ nhóm D < 10 cm (0,88) đến nhóm D > 30 cm (0,91). Chỉ số đa dạng H’ cao nhất ở nhóm D = 10 - 20 cm (3,26), thấp nhất ở nhóm D > 30 cm (2,56). Chỉ số ƣu thế Simpson (1 - λ’) cao nhất ở nhóm D = 20 - 30 cm (0,96), thấp nhất ở nhóm D > 30 cm (0,93).

Phân tích số liệu ở Kết quả Bảng 4.41 cho thấy, tổng số loài cây gỗ ở trạng thái rừng II là 48 loài (Phụ lục 4); trong đó số lồi cây gỗ bắt gặp cao nhất ở lớp H = 10 – 15 m (41 loài), thấp nhất ở lớp H > 25 m (6 loài). Mật độ cao nhất ở lớp H = 10 - 15 m (214 cây/0,75 ha), thấp nhất ở lớp H > 25 m (6 cây/0,75 ha). Chỉ số phong phú về loài cây gỗ (d - Margalef) cao nhất ở lớp H = 15 – 20 m (7,7), thấp nhất ở lớp H > 25 m (2,8). Chỉ số đồng đều (J’) có khuynh hƣớng gia tăng dần từ lớp H < 10 m (0,88) đến lớp H > 25 m (1,0). Chỉ số đa dạng H’ cao nhất ở lớp H = 15 – 20 m (3,35), thấp nhất ở lớp H > 25 m (1,79). Chỉ số ƣu thế Simpson (1 - λ’) thấp nhất ở lớp H < 10 m (0,94), cao nhất ở lớp H > 25 m (1,0).

Nói chung, đối với trạng thái rừng IIB, những thành phần đ dạng loài cây gỗ cao nhất ở nhóm D = 10 – 20 cm và lớp H = 15 – 20 m, thấp nhất ở nhóm D < 10 cm và lớp H > 25 m.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm lâm học của trạng thái rừng IIA và IIB thuộc rừng kín thường xanh ẩm nhiệt đới ở khu vực tiểu khu 111 và tiểu khu 121 thuộc khu bảo tồn thiên nhiên văn hóa tỉnh đồng nai​ (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)