So sánh tái sinh tự nhiên củatrạng thái rừng IIA và IIB

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm lâm học của trạng thái rừng IIA và IIB thuộc rừng kín thường xanh ẩm nhiệt đới ở khu vực tiểu khu 111 và tiểu khu 121 thuộc khu bảo tồn thiên nhiên văn hóa tỉnh đồng nai​ (Trang 71)

Chƣơng 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.2. Cấu trúc củatrạng thái rừng IIA và trạng thái rừng IIB

4.3.3. So sánh tái sinh tự nhiên củatrạng thái rừng IIA và IIB

Mật độ, phân bố số cây theo cấp H, nguồn gốc và chất lƣợng cây tái sinh của hai trạng thái rừng IIA và IIB ở KBTTNVH Đồng Nai đƣợc ghi lại tóm tắt ở Bảng 4.33 - 4.35.

Bảng 4.33. Phân bố cây tái sinh theo cấp H của trạng thái rừng IIA và IIB. Đơn vị tính: 1 ha. Trạng thái rừng Tổng số Mật độ (N, cây/ha) theo cấp H (cm): < 100 100 – 250 > 250 N % N % N % N % (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) IIA (1) 4.325 100 3.110 71,9 788 18,2 427 9,9 IIB (2) 3.575 100 2.528 70,7 900 25,2 147 4,1 (1)/(2) 1,21 1,23 0,88 2,90

Kết quả Bảng 4.33 cho thấy: Mật độ cây tái sinh trung bình của trạng thái rừng IIA (4.325 cây/ha) cao hơn 1,21 lần so với trạng thái rừng IIB (3.575 cây/ha). Số cây ở cấp H < 50 cm của trạng thái rừng IIA (3.110 cây/ha) cao hơn 1,23 lần so với trạng thái rừng IIB (2.528 cây/ha), còn số cây ở cấp H = 100 – 250 cm thấp hơn 12%. Tƣơng tự, số cây ở cấp H > 250 cm của trạng thái rừng IIA (427 cây/ha) cao hơn 2,90 lần so với trạng thái rừng IIB (147 cây/ha). Đối với 2 trạng thái rừng này, cây tái sinh có mặt ở mọi cấp H từ H < 50 cm đến trên H > 250 cm; trong đó tập trung nhiều nhất ở cấp H < 100 cm.

Bảng 4.34. Nguồn gốc cây tái sinh của trạng thái rừng IIA và trạng thái rừng IIB. Đơn vị tính: 1 ha.

Trạng thái rừng Tổng số Phân chia theo nguồn gốc:

N (cây) % Hạt % Chồi %

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7)

IIA (1) 4.325 100 3.780 87,4 545 12,6

IIB (2) 3.575 100 3.093 86,5 482 13,5

(1)/(2) 1,21 1,22 1,13

Bảng 4.35. Chất lượng cây tái sinh của trạng thái rừng IIA và IIB. Đơn vị tính: 1 ha.

Trạng thái rừng Tổng số Phân chia theo chất lƣợng:

N (cây) % Tốt % Tbình % Xấu %

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9)

IIA (1) 4.325 100 3.545 82,0 643 14,9 137 3,2 IIB (2) 3.575 100 2.844 79,5 567 15,9 165 4,6

(1)/(2) 1,21 1,25 1,13 0,83

So sánh nguồn gốc cây tái sinh (Bảng 4.34) cho thấy, mật độ cây hạt ở trạng thái rừng IIA (3.780 cây/ha) cao hơn 1,22 lần so với trạng thái rừng IIB (3.093 cây/ha). Mật độ cây chồi ở trạng thái rừng IIA (545 cây/ha) cao hơn 1,13 lần so với trạng thái rừng IIB (482 cây/ha).

So sánh chất lƣợng cây tái sinh (Bảng 4.35) cho thấy, số lƣợng cây tốt ở trạng thái rừng IIA (3.545 cây/ha) cao hơn 1,25 lần so với trạng thái rừng IIB (2.844 cây/ha). Trái lại, số lƣợng cây xấu ở trạng thái rừng IIA (137 cây/ha) thấp hơn 17% so với trạng thái rừng IIB (165 cây/ha).

Nói chung, tái sinh tự nhiên của trạng thái rừng IIA diễn ra tốt hơn so với trạng thái rừng IIB. Ở cả hai nhóm rừng, cây tái sinh có mặt ở mọi cấp H. Phần lớn cây tái sinh có nguồn gốc hạt và có chất lƣợng tốt. Số lƣợng cây có triển vọng (H ≥ 100 cm và khỏe mạnh) ở trạng thái rừng IIA cao hơn so với trạng thái rừng IIB. Hiện tƣợng này xảy ra có thể là do mật độ và độ tàn che của trạng thái rừng IIB cao hơn đã ảnh hƣởng đến tái sinh của các loài cây gỗ.

4.4. Đa dạng loài cây gỗ của trạng thái rừng IIA và IIB 4.4.1. Đa dạng loài cây gỗ đối với trạng thái rừng IIA 4.4.1. Đa dạng loài cây gỗ đối với trạng thái rừng IIA

Những thành phần đa dạng loài cây gỗ (S, N, d, J’ và H’) đối với trạng thái rừng IIA đƣợc ghi lại ở Bảng 4.36.

Bảng 4.36. Đặc trƣng thống kê đa dạng loài cây gỗ đối với trạng thái rừng IIA. Diện

tích ơ mẫu 2.500 m2.

TT Thống kê S (loài) N (cây) d J’ H’ Simpson

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8)

1 Số ô mẫu (n) 3 3 3 3 3 3

2 Trung bình 39 174 7,37 0,86 3,15 0,94

3 Sai lệch chuẩn (S) 6,08 8,54 1,18 0,03 0,10 0,01

4 CV% 15,6 4,9 16,1 3,1 3,0 1,1

5 Sai số chuẩn (Se) 3,51 4,93 0,68 0,02 0,06 0,01

6 Nhỏ nhất 32 165 6 0,83 3,06 0,93

7 Lớn nhất 43 182 8,1 0,88 3,25 0,95

8 Lớn nhất-nhỏ nhất 11 17 2,1 0,05 0,19 0,02

10 Beta - Whittaker 1,23 - - - - -

Phân tích số liệu ở Bảng 4.36 cho thấy, tổng số loài cây gỗ bắt gặp ở trạng thái rừng IIA là 60 loài (Phụ lục 2). Tổng số lồi bắt gặp trung bình trong mỗi ơ mẫu 2500 m2 là 39 ± 3,51 loài, dao động từ 32 – 43 loài và CV% = 15,6%. Mật độ trung bình trong mỗi ơ mẫu 2500 m2 của trạng thái rừng IIA là 174 ± 4,93 cây; biên độ mật độ dao động giữa các ô mẫu là 17 cây (Nmax – Nmin = 182 – 165 cây/2.500m2

) và CV% = 4,9%. Chỉ số phong phú trung bình về lồi cây gỗ (d - Margalef) là 7,37 ± 0,68; biên độ dao động giữa các ô mẫu là 2,1 (dmax – dmin = 8,1 – 6,0) và CV% = 16,1%. Chỉ số đồng đều trung bình (J’) là 0,86 ± 0,02; biên độ mật độ dao động giữa các ô mẫu là 0,05 (J’max – J’min = 0,83 – 0,88) và CV% = 3,1%. Chỉ số đa dạng H’ trung bình là 3,15 ± 0,06; biên độ dao động giữa các ô mẫu là 0,19 (Hmax – Hmin = 3,06 – 3,25); CV = 3,0%. Chỉ số ƣu thế Simpson (1 - λ’) trung bình là 0,94 ± 0,01; biên độ dao động giữa các ô mẫu là 0,02 (1 - λ’max – 1 - λ’min = 0,95 – 0,93); CV = 1,1%. Chỉ số đa dạng β - Whittaker là 1,23.

Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, những thành phần đa dạng loài cây gỗ (S, N, d, J’ và H’) đối với trạng thái rừng IIA thay đổi tùy theo nhóm D (Bảng 4.37) và lớp H (Bảng 4.38)

Bảng 4.37. Đa dạng loài cây gỗ đối với trạng thái rừng IIA theo nhóm D. TT Nhóm D (cm) S (lồi) N (cây) d J’ H’ Simpson

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8)

1 < 10 52 275 9,1 0,86 3,40 0,95

2 10 – 20 43 227 7,7 0,84 3,16 0,94

Bảng 4.38. Đa dạng loài cây gỗ đối với trạng thái rừng IIA theo lớp H.

TT Lớp H (m) S (loài) N (cây) d J’ H’ Simpson

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8)

1 < 10 50 250 8,9 0,86 3,36 0,95

2 10 – 15 46 204 8,5 0,88 3,38 0,96

3 > 15 16 68 3,6 0,85 2,36 0,88

Phân tích số liệu từ Kết quả Bảng 4.37 cho thấy: Tổng số loài cây gỗ ở trạng thái rừng IIA là 60 lồi (Phụ lục 2); trong đó số lồi cây gỗ bắt gặp giảm dần từ nhóm D < 10 cm (52 lồi) đến nhóm D = 10 – 20 cm (43 lồi) và nhóm D > 20 cm (8 lồi). Mật độ giảm dần từ nhóm D < 10 cm (275 cây/0,75 ha) đến nhóm D = 10 – 20 cm (227 cây/0,75 ha) và nhóm D > 20 cm (12 cây/0,75 ha). Chỉ số phong phú về loài cây gỗ (d - Margalef) giảm dần từ nhóm D < 10 cm (9,1) đến nhóm D = 10 – 20 cm (9,7) và nhóm D > 20 cm (2,8). Chỉ số đồng đều (J’) thấp nhất ở nhóm D = 10 – 20 cm (0,84), cao nhất ở nhóm D > 20 cm (0,97). Chỉ số đa dạng H’ giảm dần từ nhóm D < 10 cm (3,40) đến nhóm D = 10 – 20 cm (3,16) và nhóm D > 20 cm (2,20). Chỉ số ƣu thế Simpson (1 - λ’) giảm dần từ nhóm D < 10 cm (0,95) đến nhóm D > 20 cm (0,93).

Kết quả Bảng 4.37 cho thấy: Tổng số loài cây gỗ ở trạng thái rừng IIA là 60 lồi (Phụ lục 2); trong đó số loài cây gỗ bắt gặp giảm dần từ lớp H < 10 m (50 loài) đến lớp H = 10 – 15 m (46 loài) và lớp H > 15 m (16 loài). Mật độ giảm dần từ lớp H < 10 m (250 cây/0,75 ha) đến lớp H = 10 – 15 m (204 cây/0,75 ha) và lớp H > 15 m (68 cây/0,75 ha). Chỉ số phong phú về loài cây gỗ (d - Margalef) giảm dần từ lớp H < 10 m (8,9) đến lớp H = 10 – 15 m (8,5) và lớp H > 15 m (3,6). Chỉ số đồng đều (J’) thấp nhất ở lớp H > 15 m (0,85), cao nhất ở lớp H = 10 - 15 m (0,88). Chỉ số đa dạng H’ thấp nhất ở lớp H > 15 m (2,36), cao nhất ở lớp H = 10 - 15 m (3,38). Chỉ số ƣu thế Simpson (1 - λ’) thấp nhất ở lớp H > 15 m (0,88), cao nhất ở lớp H = 10 - 15 m (0,96).

Nói chung, đối với trạng thái rừng IIA, sự gia tăng nhóm D khơng chỉ dẫn đến sự suy giảm về thành phần loài cây gỗ và chỉ số đa dạng về lồi cây gỗ, mà cịn cả chỉ số đa dạng loài (H’).

4.4.2. Đa dạng loài cây gỗ đối với trạng thái rừng IIB

Những thành phần đa dạng loài cây gỗ (S, N, d, J’ và H’) đối với trạng thái rừng IIB đƣợc ghi lại ở Bảng 4.39. Từ đó cho thấy, tổng số lồi cây gỗ bắt gặp ở trạng

thái rừng IIB là 48 loài (Phụ lục 4). Số lồi trung bình bắt gặp trong mỗi ơ mẫu 2500 m2 là 29 ± 1,0 lồi; dao động từ 30 – 27 loài và CV% = 5,9%. Mật độ trung bình trong mỗi ơ mẫu 2500 m2 là 172 ± 6,5 cây; biên độ mật độ dao động giữa các ô mẫu là 17 cây (Nmax – Nmin = 182 – 160 cây và CV% = 6,5%. Chỉ số phong phú trung bình về loài cây gỗ (d - Margalef) là 5,44 ± 0,20; biên độ dao động giữa các ô mẫu là 0,71 (dmax – dmin = 5,71 – 5,0) và CV% = 7,1%. Chỉ số đồng đều trung bình (J’) là 0,85 ± 0,01; biên độ mật độ dao động giữa các ô mẫu là 0,08 (J’max – J’min = 0,90 – 0,82) và CV% = 5,1%. Chỉ số đa dạng H’ trung bình là 2,87 ± 0,01; biên độ dao động giữa các ô mẫu là 0,32 (Hmax – Hmin = 3,07 – 2,75); CV = 5,9%. Chỉ số ƣu thế Simpson (1 - λ’) trung bình là 0,92 ± 0,01; biên độ dao động giữa các ô mẫu là 0,03 (1 - λ’max – 1 - λ’min = 0,94 – 0,91); CV = 1,6%. Chỉ số đa dạng β - Whittaker là 1,65.

Bảng 4.39. Đặc trưng thống kê đa dạng loài cây gỗ đối với trạng thái rừng IIB. Diện tích ơ mẫu 2.500 m2

.

TT Thống kê S (loài) N (cây) d J’ H’ Simpson

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8)

1 Số ô mẫu (n) 3 3 3 3 3 3

2 Trung bình 29 172 5,44 0,85 2,87 0,92

3 Sai lệch chuẩn (S) 1,7 11,24 0,38 0,04 0,17 0,02

4 CV% 5,9 6,5 7,1 5,1 5,9 1,6

5 Sai số chuẩn (Se) 1,00 6,50 0,20 0,01 0,10 0,01

6 Nhỏ nhất 27 160 5,00 0,82 2,75 0,91

7 Lớn nhất 30 182 5,71 0,90 3,07 0,94

8 Lớn nhất-Nhỏ nhất 3 22 0,71 0,08 0,32 0,03

10 Beta - Whittaker 1,65 - - - - -

Kết quả bảng 4.41 cho thấy: Những thành phần đa dạng loài cây gỗ (S, N, d, J’ và H’) đối với trạng thái rừng IIB thay đổi tùy theo nhóm D (Bảng 4.40) và lớp H (Bảng 4.41)

Bảng 4.40. Đa dạng loài cây gỗ đối với trạng thái rừng IIB theo nhóm D.

TT Nhóm D (cm) S (loài) N (cây) d J’ H’ Simpson

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8)

1 < 10 27 82 5,9 0,88 2,89 0,94

2 10 – 20 42 309 7,2 0,87 3,26 0,95

3 20 - 30 33 92 7,1 0,91 3,17 0,96

Bảng 4.41. Đa dạng loài cây gỗ đối với trạng thái rừng IIB theo lớp H.

TT Lớp H (m) S (loài) N (cây) d J’ H’ Simpson

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) 1 < 10 27 76 6,0 0,88 2,90 0,94 2 10 – 15 41 214 7,5 0,85 3,15 0,94 3 15 - 20 39 142 7,7 0,91 3,35 0,96 4 20 - 25 24 79 5,3 0,90 2,85 0,94 5 > 25 6 6 2,8 1,00 1,79 1,00

Từ số liệu ở Bảng 4.40 cho thấy, tổng số loài cây gỗ ở trạng thái rừng IIB là 48 lồi (Phụ lục 4); trong đó số lồi cây gỗ bắt gặp nhiều nhất ở nhóm D = 10 – 20 cm (42 loài), thấp nhất ở nhóm D > 30 cm (17 lồi). Mật độ cao nhất ở nhóm D = 10 - 20 cm (309 cây/0,75 ha), thấp nhất ở nhóm D > 30 cm (34 cây/0,75 ha). Chỉ số phong phú về loài cây gỗ (d - Margalef) cao nhất ở nhóm D = 10 - 20 cm (7,5), thấp nhất ở nhóm D > 30 cm (4,5). Chỉ số đồng đều (J’) gia tăng dần từ nhóm D < 10 cm (0,88) đến nhóm D > 30 cm (0,91). Chỉ số đa dạng H’ cao nhất ở nhóm D = 10 - 20 cm (3,26), thấp nhất ở nhóm D > 30 cm (2,56). Chỉ số ƣu thế Simpson (1 - λ’) cao nhất ở nhóm D = 20 - 30 cm (0,96), thấp nhất ở nhóm D > 30 cm (0,93).

Phân tích số liệu ở Kết quả Bảng 4.41 cho thấy, tổng số loài cây gỗ ở trạng thái rừng II là 48 lồi (Phụ lục 4); trong đó số loài cây gỗ bắt gặp cao nhất ở lớp H = 10 – 15 m (41 loài), thấp nhất ở lớp H > 25 m (6 loài). Mật độ cao nhất ở lớp H = 10 - 15 m (214 cây/0,75 ha), thấp nhất ở lớp H > 25 m (6 cây/0,75 ha). Chỉ số phong phú về loài cây gỗ (d - Margalef) cao nhất ở lớp H = 15 – 20 m (7,7), thấp nhất ở lớp H > 25 m (2,8). Chỉ số đồng đều (J’) có khuynh hƣớng gia tăng dần từ lớp H < 10 m (0,88) đến lớp H > 25 m (1,0). Chỉ số đa dạng H’ cao nhất ở lớp H = 15 – 20 m (3,35), thấp nhất ở lớp H > 25 m (1,79). Chỉ số ƣu thế Simpson (1 - λ’) thấp nhất ở lớp H < 10 m (0,94), cao nhất ở lớp H > 25 m (1,0).

Nói chung, đối với trạng thái rừng IIB, những thành phần đ dạng loài cây gỗ cao nhất ở nhóm D = 10 – 20 cm và lớp H = 15 – 20 m, thấp nhất ở nhóm D < 10 cm và lớp H > 25 m.

4.4.3. So sánh đa dạng loài cây gỗ giữa trạng thái rừng IIA và IIB

Những thành phần đa dạng alpha (N, S, d, J’, H’ và Simpson) ở trạng thái rừng IIA và trạng thái rừng IIB đƣợc ghi lại ở Bảng 4.42.

Bảng 4.42. So sánh đa dạng loài cây gỗ giữa hai trạng thái rừng IIA và IIB. Diện tích ơ mẫu 2.500 m2 . TT Thành phần đa dạng loài cây gỗ Trạng thái rừng: IIA IIB (1) (2) (3) (4) 1 S (loài) 39 29 2 N (cây) 174 172 3 Chỉ số d - Margalef 7,37 5,44 4 Chỉ số J’ 0,86 0,85 5 Chỉ số Shannon (H’) 3,15 2,87 6 Chỉ số Simpson (1 – λ) 0,94 0,92 7 Beta - Whittaker 1,23 1,65

Phân tích đa dạng loài cây gỗ (Bảng 4.42) cho thấy, mật độ cây gỗ trong mỗi ô mẫu ở trạng thái rừng IIA (174 cây/2500 m2

) và IIB (172 cây/2500 m2) khác nhau không đáng kể. Trái lại, số lồi cây gỗ bắt gặp trong mỗi ơ mẫu ở trạng thái rừng IIA (39 loài) lớn hơn so với trạng thái rừng IIB (29 loài). Chỉ số phong phú về loài (d – Margalef) ở trạng thái rừng IIA (7,37) lớn hơn đáng kể so với trạng thái rừng IIB (5,44). Chỉ số đa dạng H’và 1 – λ ở trạng thái rừng IIA (tƣơng ứng 3,15 và 0,94) cũng lớn hơn đáng kể so với trạng thái rừng IIB (tƣơng ứng 2,87 và 0,92). Chỉ số đa dạng Beta - Whittaker ở trạng thái rừng IIA (1,23) thấp hơn đáng kể so với trạng thái rừng IIB (1,65).

Những phân tích trên đây chứng tỏ rằng, những thành phần đa dạng loài cây gỗ (đa dạng alpha = S, N, d, J’, H’, Simpson) thay đổi tùy theo giai đoạn phát triển của rừng. Đa dạng Beta ở trạng thái rừng IIB lớn hơn so với trạng thái rừng IIA cho biết môi trƣờng ở trạng thái rừng IIB biến động lớn hơn. Hiện tƣợng này xảy ra có liên quan đến sự khác biệt về địa hình, đất và cấu trúc quần thụ. Theo (Magurran, 2004 [30]), đa dạng loài cây gỗ ở giai đoạn đầu của chuỗi diễn thế có thể lớn hơn so với những giai đoạn sau của chuỗi diễn thế. Nguyên nhân là vì mơi trƣờng ở giai đoạn đầu của chuỗi diễn thế sau khai thác tạo cơ hội tốt cho nhiều loài cây gỗ phát sinh.

Chƣơng 5: KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận 5.1. Kết luận

(1) Trạng thái rừng IIA và IIB thuộc rừng kín thƣờng xanh ẩm nhiệt đới ở KBTTNVH Đồng Nai bắt gặp tƣơng ứng 60 và 48 loài cây gỗ. Số loài cây gỗ ƣu thế và đồng ƣu thế ở cả hai trạng thái rừng IIA và IIB dao động từ 7 – 8. Số loài cây gỗ bắt gặp nhiều nhất ở lớp H < 10 m đối với trạng thái rừng IIA và lớp H = 10 – 20 m đối với trạng thái rừng IIB.

(2) Đƣờng cong phân bố N/D của hai trạng thái rừng IIA và IIB đều có dạng 1 đỉnh bất đối xứng. Đỉnh đƣờng cong phân bố N/D ở trạng thái rừng IIA rơi vào cấp D = 10 cm, còn trạng thái rừng IIB ở cấp D = 12 cm. Tiết diện ngang và trữ lƣợng gỗ thân cây của trạng thái rừng IIA tập trung nhiều nhất ở nhóm D = 10 – 20 cm. Trái lại, tiết diện ngang và trữ lƣợng gỗ thân cây của trạng thái rừng IIB tập trung nhiều nhất ở nhóm D = 20 – 30 cm. Phân bố N/H đối nghịch lại với phân bố N/D, nơi nào số cây càng nhiều thì chiều cao cây tái sinh càng cao.

(3) Tái sinh tự nhiên của trạng thái rừng IIA và IIB diễn ra liên tục dƣới tán rừng. Mật độ cây tái sinh của cả hai trạng thái này khá cao, nhƣng tập trung phần lớn ở cấp H < 100 cm. Phần lớn cây tái sinh có nguồn gốc hạt, chất lƣợng tốt và đủ thay thế lớp cây mẹ. Tái sinh tự nhiên của trạng thái rừng IIA tốt hơn so với trạng thái rừng IIB.

(4) Những thành phần đa dạng alpha (N, S, d, J’, H’ và Simpson) ở trạng thái rừng IIA cao hơn so với trạng thái rừng IIB. Chỉ số đa dạng Beta của trạng thái rừng IIB lớn hơn so với trạng thái rừng IIA.

5.2. Tồn tại

Đề tài luận văn chƣa có điều kiện phân tích rõ điều kiện mơi trƣờng (tiểu khí hậu, địa hình và đất) đối với sự hình thành hai trạng thái rừng IIB và IIB thuộc Rkx ở khu vực nghiên cứu.

Đề tài luận văn cũng chƣa phân tích rõ biến động thành phần lồi, mật độ, tiết diện ngang và trữ lƣợng gỗ theo không gian và thời gian.

5.3. Kiến nghị

Kết quả luận văn của tác giả đã phân tích tổ thành lồi cây gỗ, cấu trúc, tình trạng tái sinh và đa dạng loài cây gỗ của hai trạng thái rừng IIB và IIB thuộc rừng kín

thƣờng xanh ẩm nhiệt đới ở KBTTNVH Đồng Nai. Tuy nhiên, những ai quan tâm đến kiểu rừng này cần tiếp tục nghiên cứu những vấn đề sau đây:

Động thái diễn thế đối với hai trạng thái rừng IIB và IIB trên những lập địa khác nhau.

Phƣơng thức lâm sinh thích hợp đƣợc áp dụng đối với hai trạng thái rừng IIA và IIB thuộc rừng kín thƣờng xanh ẩm nhiệt đới ở KBTTNVH Đồng Nai.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Baur, G., (1979), Cơ sở sinh thái học của kinh doanh rừng mưa. Vƣơng Tấn Nhị

dịch, Nxb Khoa Học và Kỹ Thuật, Hà Nội.

2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2009), Thông tư số 34/2009/TT- BNNPTN Quy định tiêu chí xác định và phân loại rừng, Bộ Nông nghiệp và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm lâm học của trạng thái rừng IIA và IIB thuộc rừng kín thường xanh ẩm nhiệt đới ở khu vực tiểu khu 111 và tiểu khu 121 thuộc khu bảo tồn thiên nhiên văn hóa tỉnh đồng nai​ (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)