6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.3. TÍNH TƯƠNG XỨNG VÀ TÍNH NHẠC TRONG THƠ
1.3.1. Tính tương xứng
Tính tương xứng là một trong những đặc trưng vô cùng quan trọng của ngôn ngữ thơ. Nhờ có tính tương xứng mà ngôn ngữ thơ có một vẻ đẹp đặc biệt, đó là vẻ đẹp của sự hài hòa, hài hòa của cái tổng thể thống nhất. Tính tương xứng trong ngôn ngữ thơ bao gồm “Những cái tương phản đối ứng, hoặc cân đối nhau và cả những cái tồn tại trong thế bổ sung cho nhau” [7; 131].
Để nghiên cứu tính tương xứng, người nghiên cứu cần tiếp cận dưới nhiều góc độ, có thể tìm hiểu qua mặt âm thanh và ý nghĩa của đơn vị ngôn ngữ. Ngôn ngữ là một hệ thống cấu trúc, người nghiên cứu tính tương xứng được nhìn nhận ở các thứ bậc “Tính tương xứng ở bậc từ, tính tương xứng ở bậc câu, đoạn” [7; 131]. Nếu xem xét ở mặt ý nghĩa ở hai bậc cụ thể và trừu
18
tượng, ta có thể nghiên cứu ở mặt từ vựng, hoặc từ loại. Và nếu xem xét về mặt vị trí và quan hệ các yếu tố ta có thể nghiên cứu “Tính tương xứng trực tiếp, tính tương xứng gián cách trong ngôn ngữ thơ” [7; 131].
Tính tương xứng về âm thanh: Sự liên kết chặt chẽ giữa các dòng thơ,
câu thơ trong bài thơ là nhờ vào tính tương xứng về âm thanh. Chính điều đó nên các nhà thơ đã vận dụng triệt để tính chất này để làm cho thơ trở nên chặt chẽ. Sự chặt chẽ của ngôn ngữ thơ về mặt âm thanh, làm cho những câu thơ có cấu trúc không thể thay đổi. Ở một câu thơ hoàn bị về tính tương xứng âm thanh, nếu ta thay một từ, hay đảo trật tự khác thì ý nghĩa của câu thơ cũng thay đổi hoàn toàn.
Tính tương xứng âm thanh là một nét đẹp tiêu biểu của thơ ca truyền thống, ở đó còn chứa đựng một chiều sâu văn hóa dân tộc. Bởi vậy cho nên những tên tuổi bậc thầy về thơ ca như: Nguyễn Du, Nguyễn Trãi, Hồ Xuân Hương, Huyện Thanh Quan… đều là những người sử dụng đạt đến trình độ điêu luyện về tính tương xứng âm thanh.
Tính tương xứng về âm thanh không đơn thuần hàm chứa tương xứng về thanh điệu thanh bằng và thanh trắc, mà còn bao hàm hiện tượng các thanh đi song đôi tạo thành những cặp nhất định.
Tính tương xứng của ngôn ngữ thơ ca không bất biến, bởi lẽ bộ mặt của ngôn ngữ tiếng Việt luôn thay đổi trên nhiều phương diện theo cùng thời gian, chính những thay đổi đó kéo theo sự thay đổi của tính tương xứng.
Tính tương xứng âm thanh cũng được biểu hiện cụ thể ở các kiểu khác nhau: Tính tương xứng về âm thanh trên hai dòng thơ; Tính tương xứng trên một dòng thơ.
Tính tương xứng về ý nghĩa: Đây là tính tương xứng hàm chứa nhiều
tầng bậc và rất phức tạp, người nghiên cứu đứng ở địa hạt nào thì nhìn nhận tính tương xứng ở địa hạt đó. Nếu đứng ở bậc từ vựng người nghiên cứu về
19
tính tương xứng ở mặt từ vựng. Đứng ở bậc ngữ pháp nghiên cứu tính tương xứng ở bậc trừu tượng hơn. Tính tương xứng về ý nghĩa biểu hiện cụ thể:
tương xứng về ý nghĩa từ vựng; tương xứng về mặt từ loại; tương xứng ở các bậc từ.
Tính tương xứng trực tiếp và tính tương xứng gián tiếp: Nếu ở tính
tương xứng âm thanh và tương xứng ý nghĩa, chúng ta đi xét tính nội hàm bên trong ngôn ngữ, thì tính tương xứng trực tiếp và tương xứng gián tiếp tồn tại bên ngoài cấu trúc nội tại của ngôn ngữ. Tính tương xứng trực tiếp “Nếu chúng ta có các cặp yếu tố AB, CD… yếu tố ở đây có thể một từ, một cụm từ, hoặc câu, tương xứng với nhau thì xét trên trục hệ hình và cú đoạn giữa A và B, giữa C và D không có một yếu tố X nào xen vào giữa” [7; 145]. Tính tương xứng gian tiếp “Nếu chúng ta có cặp yếu tố AB, CD yếu tố này được hiểu là từ, cụm từ, hoặc câu tương xứng với nhau thì trên trục hệ hình và cú đoạn giữa A và B, giữa C và D có một yếu tố X nào đó xen vào giữa. Tuy nhiên đó là nguyên lí có tính chất lí thuyết, trên thực tế rất hiếm và hầu như không có tính tương xứng gián tiếp xảy ra” [7; 146].
1.3.2. Tính nhạc
Các nhà nghiên cứu đều thừa nhận trong ngôn ngữ thơ có đặc điểm về tính nhạc. Tính nhạc trong ngôn ngữ thơ có một phương thức tồn tại riêng, hoạt động theo quy luật riêng, bởi lẽ ngôn ngữ thơ không phải là ngôn ngữ âm nhạc thuần túy. Điểm tạo nên tính nhạc trong thơ, là do ngôn ngữ thơ giàu nhịp điệu, ngữ điệu, quãng cách hòa âm. Đó là điều kiện thuận lợi cho những nhạc sĩ chuyển một đoạn thơ, một bài thơ thành nhạc. Dù rằng công việc chuyển thơ thành nhạc là một công việc không hề đơn giản. Ở đó đòi hỏi người nhạc sĩ phải tài hoa, phải tinh nhạy và trên hết là phải biết dung hòa các nét khu biệt giữa tính nhạc trong ngôn ngữ thơ và nhạc.
20
Ngôn ngữ và âm nhạc cũng có quan hệ chặt chẽ với nhau, đó cũng là quan hệ linh hoạt, không cứng nhắc, nhưng cũng tuân thủ theo những quy định, không tùy tiện. Những thanh điệu ở âm vực cao không bao giờ xuất hiện ở nốt nhạc có cao độ quá thấp, hay khi duy chuyển một thanh điệu nào đó ở âm vực cao xuống một quãng cách nhất định, tất yếu sẽ kéo theo sự chuyển dịch các thanh điệu khác xuống một quãng cách tương ứng với tỉ lệ ban đầu của nó.