NGÔN NGỮ ĐỐI VỚI THẾ GIỚI HÌNH TƯỢNG

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ trường thơ loạn bình định (Trang 91)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.1. NGÔN NGỮ ĐỐI VỚI THẾ GIỚI HÌNH TƯỢNG

3.1.1. Thế giới hình tượng

Tác phẩm nghệ thuật nói chung, thơ ca nói riêng là đơn vị tồn tại của nghệ thuật, trong đó hình tượng nghệ thuật được coi là tế bào của tác phẩm. Không có hình tượng nghệ thuật thì không có cơ sở để tạo nên nội dung và hình thức của tác phẩm nghệ thuật.

Tuy nhiên nghệ thuật chân chính không đòi hỏi các hình tượng nghệ thuật mô tả giống như thật vẻ bề ngoài của đối tượng, mà cần phải phản ánh đúng cái bản chất bên trong của nó. Trên thực tế không thể có hình tượng "chết đứng" như Từ Hải trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du. Song hình tượng nghệ thuật này được mọi người công nhận. Bởi nó nói lên được những khát vọng chân chính của con người, thể hiện được sức mạnh chân lý của cuộc sống. Đó là những hình tượng nghệ thuật đã đạt đến tính biểu tượng.

Khái niệm hình tượng nghệ thuật nói lên phương thức nhận thức và sáng tạo lại hiện thực theo cách riêng biệt, độc đáo và chỉ có ở nghệ thuật. Bất cứ một sự vật, hiện tượng khách quan nào có trong đời sống hiện thực, nếu được mô phỏng lại một cách sáng tạo trong tác phẩm nghệ thuật đều trở thành hình tượng nghệ thuật. Nhìn chung, hình tượng thường được hình thành trong mối quan hệ giữa thế giới hiện thực khách quan với nhận thức chủ quan của con người. Song hình tượng không là bản sao chép máy móc theo đúng nguyên mẫu của thế giới hiện thực, bởi vì nó thuộc về thế giới tinh thần – thế giới sáng tạo của nhà thơ, nhà văn. Hình tượng nghệ thuật không chỉ phản ánh hiện thực mà còn khái quát hóa, điển hình hóa toàn bộ thế giới hiện thực, nhằm tìm ra được những yếu tố cốt lõi nhất của hiện thực khách quan. Nhưng hình tượng

84

không giống với các khái niệm mang tính trừu tượng, mà nó mang tính biểu hiện hết sức sinh động và độc đáo để làm nên tác phẩm nghệ thuật.

Lâu nay, giới nghiên cứu về nghệ thuật vẫn xem xét nghệ thuật dưới góc độ chung, góc độ triết học về cái đẹp, nghĩa là xem xét nó như là một hình thái ý thức xã hội và nhấn mạnh vào tính hình tượng xem đó là một trong những đặc trưng khu biệt của tác phẩm nghệ thuật.

Đặc trưng nghệ thuật của hình tượng được xác định không chỉ phản ánh và giải thích thế giới thực tại mà còn là việc nó sáng tạo ra một thế giới mới - thế giới mang tính hư cấu. Ngoài bản chất nhận thức – khách thể, hình tượng còn mang nhân tố sáng tạo – chủ thể. Hình tượng nghệ thuật là hệ quả của trí tưởng tượng trên đôi cánh tư duy, nét tài hoa của người nghệ sỹ.

Đối với các nhà thơ Trường thơ loạn một thế giới hình tượng độc đáo được xác lập trên một dạng thức ngôn ngữ riêng biệt. Tuy nhiên trong khuôn khổ của luận văn chúng tôi không thể đi vào khám phá toàn bộ thế giới hình tượng của Trường thơ loạn mà chỉ đi vào khám phá những hình tượng nghệ thuật tiêu biểu như: hình tượng trăng, hình tượng tháp Chàm, hình tượng cái chết. Đồng thời, tìm ra những nét độc đáo của hệ thống ngôn từ làm nên thế giới hình tượng tiêu biểu có một không hai trong thời đại Thơ mới.

3.1.2. Ngôn ngữ đối với thế giới hình tượng của Trường thơ loạn

Bình Định

a. Hình tượng trăng

Để viết về hình tượng trăng đầy tính dị thường, với nhiều cung bậc cảm xúc, các nhà thơ Trường thơ loạn đã sử dụng tần suất từ viết về trăng tương đối nhiều. Theo khảo sát của chúng tôi, có đến 116 lần các nhà thơ sử dụng từ chỉ về trăng. Đó được xem là lớp từ vựng chỉ về hình tượng thiên nhiên nhiều nhất của Trường thơ loạn.

85

Bằng sự tinh nhạy, kết hợp ngôn từ linh hoạt, sáng tạo cùng với sự vận dụng các biện pháp tu từ có tính đột phá các nhà thơ Trường thơ loạn đã làm nên một hình tượng trăng đầy mê hoặc lòng người.

Trăng trong trang thơ của các nhà thơ Trường thơ loạn mang một vẻ đẹp hài hòa đầy sáng tạo, độc đáo, trăng được sử dụng nhiều lần nhưng không hề có sự trùng lặp mà mỗi một bài là một hình ảnh, mỗi một hình ảnh trăng lại chuyên chở một dòng cảm xúc, một cung bậc tình cảm khác nhau. Đồng thời lớp từ ngữ viết về trăng cũng rất linh hoạt, đó được xem là một sự nỗ lực không mệt mỏi trên con đường sáng tạo nghệ thuật của các nhà thơ Trường thơ loạn: trăng vàng, trăng ngọc, trăng ngủ, trăng quỳ, trăng xuân, trăng rụng, trăng lên, sóng trăng, vườn trăng, vũng trăng, buồm trăng, vải trăng, nàng trăng, lá trăng, mùi trăng...

Có khi thi sĩ Hàn Mặc Tử nhân hóa tài tình, để hình tượng trăng như con người, với đầy tâm trạng và cảm xúc, một cảm xúc đặc biệt của tình yêu, của tuổi mới lớn:

Mới lớn lên trăng đã hẹn hò

Thơm như tình ái của ni cô

Gió say lướt mướt trong màu sáng Hoa với tôi đều cảm động sơ.

Huyền ảo, Hàn Mặc Tử [22; 135] Hay một hình ảnh trăng đầy thú vị, thể hiện một sự kết hợp từ ngữ sáng tạo làm nên một hình dáng trăng mang vẻ đẹp lạ, từ quỳ được thi sĩ Hàn Mặc Tử sử dụng rất nghệ thuật:

Bỗng đêm nay, trước cửa bóng trăng quỳ, Sấp mặt xuống cúi mình theo dáng liễu.

86

Trăng còn được Hàn cảm nhận rất mới lạ, có khi cảm nhận trăng bằng xúc giác, có khi bằng khứu giác và có khi là trải lòng để hòa cùng ánh trăng. Để chuyển tải những cảm nhận thú vị đó nhà thơ đã sáng tạo một lớp từ về trăng vô cùng tài hoa.

Cảm nhận trăng bằng khứu giác, đây có lẽ là điều có một không hai, trăng không đơn thuần là màu vàng bàng bạc mà giờ này trăng còn mang cả hương vị, đó là hương vị đằm thắm của trăng trong một cõi không gian rộng lớn:

Như hương trăng đằm thắm cõi không gian.

Sáng láng, Hàn Mặc Tử [22; 155] Cảm nhận trăng bằng xúc giác đó cũng là sự sáng tạo, việc dùng ngôn từ vô cùng lạ hóa và biến ảo:

Cho trăng ngập trăng dồn lên tới ngực.

Hồn là ai, Hàn Mặc Tử [22; 153] Có khi một câu thơ với 11 âm tiết mà có đến ba lần sử dụng từ trăng, nhưng ba lần là ba cung bậc khác nhau thể hiện sự kết hợp và sáng tạo phi thường của trí tuệ. Nhằm tạo ra những từ ngữ rất riêng để diễn tả về trăng rất riêng, có lẽ chỉ có ở thơ Trường thơ loạn:

trăng ghen, trăng ngã, trăng rụng xuống mình hai tôi.

Rượt trăng, Hàn Mặc Tử [22; 157] Với Chế Lan Viên hình tượng trăng đôi khi mang tính nhục thể, có ma lực quái lạ, được tạo nên từ lớp ngữ về trăng rất độc đáo: trăng chảy, trăng riết, trăng trong, trăng đè, trăng vờ vật…

Điêu tàn thể hiện nỗi đau của một dân tộc mất nước, nên hình ảnh trăng trong Điêu tàn chưa bao giờ là ánh trăng với màu vàng tươi, màu vàng hạnh phúc, màu vàng của hy vọng… mà ánh trăng trong Điêu tàn luôn là ánh trăng ngà; trăng mờ; trăng sầu; trăng yếu… đó là sự sáng tạo về ngôn ngữ nhằm

87

làm nên một hình tượng trăng có một không hai. Góp phần làm nên một thế giới hình tượng đầy hồn ma, máu huyết, sọ dừa và mồ lạnh.

Một thế giới rùng rợn, bởi ở đó có những linh hồn của Chiêm nữ, những âm thanh của tiếng va đập thành quách gỗ, xen lẫn với tiếng vỡ của sọ dừa… tất cả được bao phủ bởi ánh trăng ngà, trăng mờ làm cho cảnh trở nên mộng ảo, lạnh người:

Vẳng đâu đây, rùng rợn dưới trăng mờ

Tiếng xương người mạnh va sườn quách gỗ Rùng rợn như… tiếng vỡ sọ dừa ta!

Mộng, Chế Lan Viên [22; 712] Trăng không đơn thuần là ánh sáng bàng bạc, trong thơ Chế Lan Viên trăng trở thành dòng chảy để thi sĩ thỏa thích bơi lội, ngụp lặn và cả những cảm giác thiên về nhục thể… một cách sử dụng ngôn ngữ vô cùng thú vị, bởi ở đó có sự sáng tạo trong việc sử dụng động từ:

Ta cởi truồng ra! Ta cởi truồng ra! Ngoài kia trăng sáng chảy bao la,

Ta nhảy vào quay cuồng thôi lăn lộn Thôi ngụp lặn trong ánh vàng hỗn độn

Cho trăng ghì, trăng riết cả làn da

Tắm trăng, Chế Lan Viên [22; 722] Một bãi tha ma với biết bao oan hồn, sau những giây phút trở lại trần gian, rồi vội vàng trở lại thế giới của hư vô, tất cả được diễn ra dưới ánh trăng mờ yếu:

Bỗng, vội vàng trong bao mồ lạnh lẽo Liên miên giăng dưới ánh trăng mờ yếu

Những bóng người vùn vụt đuổi bay ra!

88

Trăng đôi khi không chỉ là dòng chảy, có khi trăng còn là thanh âm, đó là cách cảm rất mới, rất táo bạo về trăng:

Trong nhạc trăng vang nổi khắp cung mây!

Vo lụa, Chế Lan Viên [22; 731] Trăng trong thơ Quách Tấn cũng đầy thi vị, bởi ở thơ ông hình tượng trăng không đơn thuần mang nét nghĩa cổ kính “nguyệt” như thi nhân cổ dùng trong thơ Đường. Hình tượng trăng độc đáo trong thơ Quách Tấn được chuyển tải bởi một lớp ngôn từ rất hiện đại: thân gầy với nguyệt, tóc trăng, trăng dầm gối, bóng trăng run...

Quách Tấn nhìn trăng bằng cảm quan nghệ thuật độc đáo. Ở đó chúng ta vẫn thấy nét độc đáo của Đường thi, với nét chấm phá sơn thủy hữu tình. Tuy nhiên để lại ấn tượng sâu sắc là cách dùng ngôn từ hiện đại làm nên một hình tượng trăng rất Thơ mới.

Chính nghệ thuật dùng từ đầy tạo báo, nhà thơ đã làm nên một hình tượng trăng đầy tâm trạng, cảm xúc trên một bến sông thu:

Trời bến Phong kiều sương thấp thoáng, Thu sông Xích bích nguyệt mơ màng.

Đêm thu nghe quạ kêu, Quách Tấn [28; 9] Ở lúc khác nhà thơ nhìn trăng là nàng, đầy tâm trạng trong canh khuya vắng lặng:

Thâu canh tầm tả giọt mưa thu, Tin tức nàng Trăng những biệt mù!

Một đêm mưa mùa thu, Quách Tấn [28; 17] Trong bức tranh xuân với những nét vẽ độc đáo, có chim muông, cây cỏ, hoa lá, sương bay… đặc biệt nổi lên một hình ảnh thuyền con chở nguyệt đến cô thôn bằng sự chủ động:

89

Thuyền con chở nguyệt đến cô thôn.

Chiều xuân, Quách Tấn [28; 26] Yến Lan cũng viết về trăng khá nhiều, mỗi từ nhà thơ sử dụng điều chứa đựng ý đồ nghệ thuật, sự sáng tạo và táo bạo trong cách sử dụng ngôn từ đã góp phần làm cho hình tượng trăng trong thơ ông trở nên thú vị.

Yến Lan nhìn trăng bằng cảm quan nghệ thuật mới lạ, trăng được thi sĩ cảm nhận như những sợi tơ, giăng rải đầy trời và làm cho lòng người say đắm – ông lái đò Bến My Lăng say trăng:

Trôi quanh thuyền, những lá vàng quá lạnh Tơ vương trời, nhưng chỉ rải trăng… trăng.

Hay:

Nhưng đêm kia đến một chàng kỵ mã,

Nhúng đầy trăng, màu áo ngọc lưu ly,

Chàng gọi đò, gọi đò như hối hả

Sợ trăng vàng rơi khuất lối chưa đi.

Bến My Lăng, Yến Lan [22; 1101] Đôi khi trăng cũng được nhân hóa, nhằm thể hiện những cảm xúc tình yêu, gắn bó với thi sĩ. Yến Lan yêu trăng, yêu đến nỗi xem đó là Bệnh trăng

vậy:

Từ thuở lên hai trăng đã yêu

Đã bồng, đã ấp, đã nâng niu Ban ngày tôi ngủ trong lòng mẹ

Lại ngủ trong trăng lúc tắt chiều

Bệnh trăng, Yến Lan [22; 3] Như vậy có thể nói, với sự táo bạo trong cách dùng từ, sự lạ hóa ngôn từ, cùng với sự cách tân độc đáo… các nhà thơ Trường thơ loạn đã làm nên một hình tượng trăng vô cùng sáng tạo.

90

b. Hình tượng tháp Chàm

Hình ảnh tháp Chàm trong thơ Trường thơ loạn, tiêu biểu là Chế Lan Viên trở thành một hình tượng thi vị, có linh hồn, đậm cảm xúc và đầy biến ảo. Viết về tháp Chàm các nhà thơ thể hiện một sự cách tân mạnh mẽ trong cách dùng từ, hay nói đúng hơn chính cách dùng từ, kết hợp từ sáng tạo đã làm nên hình tượng tháp Chàm độc đáo.

Với cảm hứng dạt dào, cộng với sức tưởng tượng phong phú và mãnh liệt, biên độ của đôi cánh tưởng tượng là vô cùng vô tận. Ở đó những ngọn tháp Chàm chơ vơ, sừng sững, đứng trên đồi cao với nét mặt vô cùng bí hiểm lúc hoàng hôn về. Nước non Chiêm trong quá khứ huy hoàng với những ngọn tháp thể hiện khát vọng và sự phồn thịnh, ấy vậy mà giờ những ngọn tháp trở thành những phế tích, sự khắc nghiệt của thời gian làm cho tháp Chàm ngày một hoang phế hơn. Chế Lan Viên trải lòng để cảm nhận những viên gạch Chàm rơi theo ngày tháng, những tháp Chàm bị bào mòn theo thời gian:

Tháng ngày qua, gạch Chàm đua nhau rụng

Tháp Chàm đua nhau đổ dưới trăng mờ!

Những sợi tơ lòng, Chế Lan Viên [22; 712] Đôi khi trong cõi mộng thi sĩ lang thang trong thế giới xưa, lặng lẽ nhìn ra ngoài cửa tháp để cảm nhận nỗi đau của dân tộc, và hình dung những hình ảnh Chiêm nương lộng lẫy thướt tha trong xiêm áo:

Ta lặng lẽ nhìn ra ngoài cửa Tháp

Cả đêm nay vì sao buồn man mác!

Mộng, Chế Lan Viên [22; 713] Hình ảnh tháp Chàm trở nên có linh hồn, nó như đứng đó với một niềm hy vọng về ngày phục quốc, dù rằng thời gian đợi khiến thân hình tháp đã gầy mòn, và có cả những tháp không trụ vững trước thời gian giờ đã đổ nát:

91

Những đền xưa đổ nát dưới Thời Gian

Trên đường về, Chế Lan Viên [22; 718] Hình tượng Tháp còn chứa đựng nỗi uất hận, lời than thở, sự oán than bởi cơ trời đã không để vương quốc Chàm tồn tại, những viên gạch Chàm như chứa đựng máu dân Chàm nên vẫn đỏ cùng thời gian, những ngọn Tháp giờ trở nên chơ vơ trong bóng tối của định mệnh dân tộc:

Ta hãy nghe trong lòng bao đỉnh Tháp

Tiếng thở than, lời oán trách cơ trời,

Ta hãy nghe, trong gạch Chàm rơi lác đác, Tiếng máu Chàm ri rỉ chảy không thôi.

Bóng tối, Chế Lan Viên [22; 727] Nghệ thuật nhân hóa của Chế Lan Viên đã làm nên một tháp Chàm với nỗi buồn khó tả trong ánh hoàng hôn về, đó là nỗi buồn vong quốc:

Dưới trời huyết, tháp Chàm buồn tư lự, Khói lam chiều nũng nịu lướt ngàn xanh, Bên đồi loáng ánh tà dương rực rỡ,

Quằn quại trôi giòng máu thắm sông Linh

Sông Linh, Chế Lan Viên [22; 730] Hàn Mặc Tử thì nhìn những ngọn tháp Chàm với vẻ đẹp kiêu hãnh, kiêu ngạo, bởi đó là những hình ảnh đầy thách thức thời gian, thể hiện một thời đại huy hoàng của Chiêm quốc:

Đôi tháp cao kiêu hãnh với hàng bia

Với lau lách ngả mình trong cảnh vắng Sợ chừng như tiếng rụng của sao băng

Mà vì đâu những tháp Hời kiêu ngạo

Hàng muôn năm sống mãi dưới sương đêm

92

Trường thơ loạn đã cách tân mạnh mẽ về ngôn từ, chính điều đó đã làm nên một hình tượng tháp Chàm có linh hồn và đầy cảm xúc.

c. Hình tượng cái chết

Hình tượng cõi âm, cái chết cũng được các nhà thơ Trường thơ loạn viết rất độc đáo, với lớp từ ngữ viết về cái chết được cách tân, sáng tạo. Đọc thơ

Trường thơ loạn, người đọc không khỏi ngạc nhiên, bởi những hình tượng thơ kì dị, những câu thơ gợi đau thương, điên loạn, và cả thế giới cõi âm. Để thể hiện thành công thế giới rất riêng của Trường thơ loạn, các nhà thơ như Chế Lan Viên, Hàn mặc Tử, Yến Lan, Quách Tấn đã sử dụng dày đặc lớp từ vựng gợi sự chết chóc. Chính sự táo bạo trong nghệ thuật dùng từ đã góp phần làm nên hình tượng về cái chết vô cùng độc đáo, và sáng tạo.

Làm nên thế giới hình tượng chết chóc, các nhà thơ Trường thơ loạn đã dụng công chọn lọc, dày công sáng tạo một lớp từ ngữ về cái chết rất đặc trưng và nổi bật trong ngôn ngữ Thơ mới. Đọc thơ của những nhà thơ Trường thơ

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ trường thơ loạn bình định (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)