THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT VÀ TRƯỜNG THƠ LOẠN BÌNH ĐỊNH

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ trường thơ loạn bình định (Trang 28)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.4. THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT VÀ TRƯỜNG THƠ LOẠN BÌNH ĐỊNH

1.4.1. Thế giới nghệ thuật

Nghệ thuật là một thế giới riêng, được sáng tạo theo nguyên tắc riêng của người nghệ sĩ và thế giới nghệ thuật hoàn toàn khác đối với thế giới vật chất tồn tại quanh đời sống con người, cũng như thế giới tâm lí của con người. Mặc dù phản ánh thế giới đời sống vào văn học nhưng hiện thực đời sống lại được đi qua lăng kính với thời gian, không gian riêng và trên nền quy luật tâm lí riêng của mỗi tác giả. Từ điển thuật ngữ văn học định nghĩa: “Thế giới nghệ thuật là một thế giới riêng được sáng tạo theo các nguyên tắc tư tưởng, khác với thế giới thực tại vật chất hay thế giới tâm lí của con người, mặc dù nó phản ánh các thế giới ấy. Thế giới nghệ thuật có không gian riêng, có thời gian riêng, có quy luật tâm lí riêng, quan niệm đạo đức, thang bậc giá trị riêng”[10; 302].

Như vậy thế giới nghệ thuật vừa phản ánh hiện thực vừa phản ánh ý thức chủ quan của nhà văn, nhà thơ, dó đó thế giới nghệ thuật có không gian riêng, thời gian riêng, được phản chiếu qua con mắt của người nghệ sĩ. Hình tượng của thế giới thực tại và hình tượng cái tôi, được xem là hai bộ phận cấu thành làm nên thế giới nghệ thuật trong văn học. Nó khác với những hình ảnh minh họa trong khoa học, hình ảnh của thế giới nghệ thuật là kết quả của một quá trình tư duy, sáng tạo và hư cấu vô cùng độc đáo của người nghệ sĩ.

21

Cũng giống như hình tượng nghệ thuật nói chung, hình tượng nghệ thuật thơ ca được chọn lọc công phu, tinh tế để tác động mạnh mẽ đến cảm xúc và nhận thức của người đọc. Xây dựng hình tượng nghệ thuật trong thơ ca là bằng ngôn từ, nên để nắm bắt là không hề đơn giản, người đọc cần mở rộng tâm hồn, và tìm thấy sự đồng điệu, đồng thời với sự liên tưởng phong phú mới có thể cảm nhận tương đối trọn vẹn.

1.4.2. Trường thơ loạn Bình Định

Trong dòng chảy mạnh mẽ của phong trào Thơ mới những cái tôi có ý thức đã khơi dòng, đã tìm ra những lối đi riêng, làm phong phú khu vườn Thơ mới. Những nhóm thơ, trường thơ đã ra đời như: Trường thơ loạn Bình Định, nhóm Xuân thu nhã tập, nhóm Áo bào gốc liễu… trong số đó có lẽ Trường thơ loạn đã để lại những dư âm sâu sắc, những đóng góp đáng trân trọng nhất cho phong trào Thơ mới. Bởi lẽ ở Trường thơ loạn người đọc bắt gặp những cái tôi vượt ra ngoài giới hạn, những cảm xúc đi đến tận cùng, hình ảnh thoát ngoài biên giới của sự hình dung, ở đó cái gì cũng đắm say, cũng thiết tha đạt đến những cảm giác tận cùng của biên độ tư duy.

Mỗi một nhóm thơ, trường thơ ra đời đều có căn duyên, Trường thơ loạn

ra đời với sự hội ngộ của những anh hào, những tên tuổi nổi danh trên thi đàn lúc bấy giờ như: Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Quách Tấn, Yến Lan, sau có sự gia nhập của thi sĩ thần linh Bích Khê. Duyên văn chương đã hội ngộ bốn anh hào thơ ca tại thành Đồ Bàn, Bình Định - vùng đất lắm duyên văn chương, nên người đời gọi họ là Bàn thành tứ hữu. Từ sự đồng điệu tâm hồn, đam mê và sống hết mình với thơ ca, họ đã đến với nhau từ những năm đầu của thế kỉ XX. Đến năm 1936, khi nhà thơ Hàn Mặc Tử quan tâm đến khuynh hướng sáng tác của nhóm và nhận thấy rõ khuynh hướng sáng tác riêng biệt của từng người, nhà thơ đã đề xướng thành lập Trường thơ loạn.

22

Đặc biệt khi Hàn Mặc Tử cầm trên tay bản in tập thơ Điêu tàn (1937) của nhà thơ Chế Lan Viên, Hàn xúc động và cho rằng đã hội tụ đủ nhân tố để lập nên Trường thơ loạn: “Lâu nay chúng ta làm toàn những loại thơ điên loạn, xem ra có đủ nhân tố để lập một trường thơ Điên loạn, nó đã có mầm mống từ lâu, cái tựa Điêu tàn là tuyên ngôn thứ nhất của chúng ta. Rồi chúng ta sẽ tiếp tục có tuyên ngôn bổ sung khi in tập thơ chung của Trường thơ loạn” [31; 3]. Từ đó, đất Quy Nhơn có Trường thơ loạn. Trường thơ loạn tách hẳn ra một hướng khác so với dòng chảy của Thơ mới, những sáng tác của trường thơ nặng về khuynh hướng siêu thực, tượng trưng, huyền ảo… Trường thơ loạn

tồn tại từ khi ra đời năm 1936 đến khi người công dân trung thành của vương quốc thi sĩ thần linh Bích Khê qua đời năm 1942. Chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn, nhưng trường thơ đã tạo ra một khuynh hướng sáng tác, một giọng điệu riêng biệt, lạ lẫm, kì dị khiến cho nhiều người phải giật mình. Chính cái riêng biệt đã để lại ấn tượng sâu sắc trong dòng chảy của tiến trình thơ ca dân tộc.

Trường thơ loạn với những vần thơ điên, thơ loạn, nhưng tuyệt đối không có sự bừa bãi, cẩu thả trong sáng tác. Mà ở đó người đọc nhận thấy những vần thơ được trau chuốt cẩn thận, những hình tượng nghệ thuật thơ được dụng công sắp xếp. Đặc biệt các nhà thơ trong Trường thơ loạn nâng niu từng con chữ, hài hòa và độc đáo trong từng câu thơ, dụng công tinh xảo trong việc thực hiện văn bản. Tất cả nhằm thể hiện cảm xúc khát khao đến tận cùng để được sống hết mình, được trải hồn để cảm nhận và thấu hiểu về cuộc sống. Để làm được điều đó người nghệ sĩ phải biết cảm nhận bằng khối óc và tư duy bằng trái tim, phải mở rộng lòng mình không biên giới, biết lắng nghe tiếng thì thầm ở đáy sâu tâm hồn, phải gào, phải thét, phải cười vang sặc sụa, sống lang thang ở thế giới đau thương đầy mơ hồ và lạc vào thế giới cõi âm xa xăm, huyền ảo…

23

Trường thơ loạn với những vần thơ lạ, cảm quan nghệ thuật độc đáo, trong đó thể hiện rõ nét nhất là Hàn Mặc Tử và Chế Lan Viên, còn lại Yến Lan là người ít loạn, Quách Tấn có khuynh hướng riêng. Tuy nhiên chính những nét riêng đã làm nên bản sắc chung, vô cùng độc đáo của Trường thơ loạn.

Hàn Mặc Tử, được xem là vị chúa trong Trường thơ loạn, không chỉ căn cứ vào “Tuyên ngôn thứ nhất” của trường thơ mà bởi lẽ vị chủ soái này đã trung thành trong sáng tác theo hướng điên loạn, đồng thời nhà thơ còn thể hiện tư tưởng sáng tác qua lời tựa trong hai tập thơ Điêu tàn của nhà thơ Chế Lan Viên và Tinh huyết của tác giả Bích Khê, cũng như trong lời bạt tập thơ

Một tấm lòng của nhà thơ Quách Tấn.

Cuộc đời Hàn ngắn ngủi, thời gian dành cho thơ quá ít, nhưng thi sĩ Hàn Mặc Tử đã trở thành một tác giả độc đáo, đặc sắc với hồn thơ “kì dị” (Hoài Thanh, Hoài Chân), “bí ẩn” (Bích Thu), “lạ nhất” (Chu Văn Sơn)… như vậy phải nói rằng hiện tượng Hàn Mặc Tử đã vượt ra ngoài khuôn khổ, thoát khỏi biên độ của cái thông thường, trở thành cái khác thường, bước ra khỏi vòng nhân gian. Cuộc đời Hàn trở thành nguồn cảm hứng sáng tác cho nhiều loại hình nghệ thuật như: âm nhạc, hội họa, điêu khắc, sân khấu, điện ảnh…

Trong đời sống văn học, thi sĩ Hàn Mặc Tử không chỉ được quan tâm trong nước, sự nghiệp thơ Hàn trở thành một đối tượng nghiên cứu đầy mê hoặc và lôi cuốn, dẫn dụ bao tâm hồn đam mê thơ ca vào vườn thơ của người. Hơn bảy mươi năm qua, hiện tượng Hàn Mặc Tử đã là sự quan tâm đặc biệt và cho đến nay đã có hàng trăm công trình, bài viết lớn nhỏ, nhiều cuộc hội thảo trên nhiều bình diện: thi pháp học, phong cách học, ngôn ngữ học, văn hóa học, … về sự nghiệp văn chương của Hàn. Tuy nhiên phải nói rằng những băn khoăn hoài nghi, những vỉa tầng sâu thẳm trong mỗi tập thơ vẫn còn đó, thi nhân và những sáng tạo của thi nhân vẫn ẩn sâu trong thế giới hư ảo.

24

Cuộc đời ngắn ngủi ở kiếp nhân gian nhưng Hàn đã đi một con đường thơ dài và tương đối trọn vẹn, từ thơ Đường luật với tập Lệ Thanh thi tập đến Thơ mới với những tập thơ: Đau thương; Xuân như ý; Thượng thanh khí; Cẩm châu duyên; hai vở kịch Duyên kì ngộ; Quần tiên hội; tập thơ văn xuôi Chơi giữa mùa trăng… cái thú vị của thơ Hàn là còn mới hơn cả thơ mới.

Trong số những thi phẩm trên tập Đau thương (Điên) đạt đến một giá trị nghệ thuật siêu việt, khẳng định tên tuổi Hàn Mặc Tử sừng sững như ngày hôm nay. Đau thương có ba phần: Hương thơm; Mật đắng; Máu cuồng và hồn điên.

Chế Lan Viên có đời người và đời thơ của gần như trùng khít với nhau, ông bước vào làng thơ với tuổi đời khá trẻ, hành trình đến với thơ ca của người là một hành trình lao động nghiêm túc, tận tâm, tận lực không một phút ngơi nghỉ. Ngoài những tiểu luận, phê bình nhà thơ đã để lại một gia tài đồ sộ. Chỉ riêng thơ, hơn 10 tập, đó là con số mà những người làm nghệ thuật điều ao ước: Điêu tàn; Gửi các anh; Ánh sáng và phù sa; Hoa ngày thường – chim báo bão; Những bài thơ đánh giặc; Đối thoại mới; Hoa trước lăng Người; Dải đất vùng trời; Hái theo mùa; Hoa trên đá; Ta gửi cho mình; và ba tập Di cảo.

Điều dễ nhận thấy trong tư duy nghệ thuật thơ ca của Chế Lan Viên là một đường tròn khép kín. Bởi thơ của ông đi từ cái tôi đến cái ta và cuối cùng lại quay về cái tôi, như một hành trình dài để tìm lại chính mình. Hành trình thơ ca của nhà thơ là hành trình của một nhà thơ lớn, đầy đam mê và trách nhiệm.

Hơn 10 tập thơ, mỗi tập có một giá trị độc đáo, mỗi tập thể hiện sâu sắc một tư duy nghệ thuật đậm chất suy tưởng triết lí của Chế Lan Viên. Trong phạm vi của luận văn này chúng tôi không bàn đến những giá trị độc đáo của thơ Chế Lan Viên ở giai đoạn sáng tác sau cách mạng tháng Tám. Mà chúng tôi chỉ khám phá nhà thơ ở giai đoạn trước cách mạng tháng Tám, cụ thể là tập thơ Điêu tàn (1937).

25

Chế Lan Viên không phải là chủ soái của Trường thơ loạn, nhưng tập

Điêu tàn có vai trò vô cùng quan trọng đối với thế giới nghệ thuật, bút pháp và ngôn ngữ của Trường thơ loạn, đồng thời những giá trị của tập thơ đã đóng góp không nhỏ vào sự phát triển của Thơ mới (1932 – 1945).

Năm 16 tuổi Chế Lan Viên khẳng định tên tuổi của mình trên thi đàn lúc bấy giờ bằng tập thơ Điêu tàn, tập thơ ra đời mang hình ảnh của một tháp Chàm u huyền ngả bóng xuống miền đất thơ Bình Định nói riêng và Thơ mới

nói chung. Điêu tàn có thể được xem là một trong những đỉnh cao chói lọi của phong trào Thơ mới. Ở đó người đọc bị lạc vào một không gian hoang tưởng với những hình ảnh kì dị, những bí mật, một thế giới địa ngục đầy đầu lâu, xương sọ và ma, quỷ… một thế giới với đầy những bí ẩn.

Điêu tàn nằm trong bối cảnh chung của Thơ mới, nhưng tập thơ vẫn mang một nét khác lạ “lẻ loi” “bí mật” đó là những nhận xét xác đáng về tập thơ của nhà phê bình văn học Hoài Thanh. Thế giới của Điêu tàn là một thế giới đầy bóng tối, siêu hình làm cho người đọc bị rợn ngợp. Điêu tàn chứa đựng những bí mật của nghệ thuật, mà việc tiếp cận và giải mã nó là vô cùng vô tận. Tập thơ còn thể hiện một cách sâu sắc về quan niệm về thơ của Chế Lan Viên, trong lời tựa nhà thơ viết: “Làm thơ là làm sự phi thường. Thi sĩ không phải là người. Nó là người Mơ, người Say, người Điên. Nó là Tiên, là Ma, là Qủy, là Tinh, là Yêu. Nó thoát hiện tại. Nó xối trộn dĩ vãng. Nó ôm trùm tương lai” [31; 4]. Như vậy Chế Lan Viên cùng Trường thơ loạn đã xác lập một thế giới quan nghệ thuật khác với phần còn lại của đương thời Thơ mới.

Nhà thơ Yến Lan có cuộc trải dài gần hết thế kỷ XX, nhà thơ luôn “cháy hết mình” cho sáng tạo nghệ thuật. Bến My Lăng và tập Giếng loạn là những tác phẩm thể hiện đầy đủ phong cách thơ Yến Lan. Những đóng góp của Yến Lan cho phong trào Thơ mới là đáng kể.

26

Ông sống và lao động nghệ thuật ngót một thế kỷ, cuộc đời đi qua những biến cố, thăng trầm của lịch sử dân tộc. Những trang viết của Yến Lan lần lượt ra đời, nó phản ánh thời đại nhà thơ sinh sống, là địa hạt chuyên chở tâm tư, tình cảm của nhà thơ. Đọc những trang thơ của Yến Lan, người đọc bắt gặp một cái tôi trữ tình đầy tích cực, một cuộc đời bình nhã, thanh khiết vào trang thơ. Nguyễn Thanh Mừng viết: “Trầm lặng mà tinh nhã cả trong văn chương lẫn cuộc đời”[23. 442].

Thơ Yến Lan không gào thét, rên rỉ đến tận cùng làm tung hê cả trời đất, mà là một sự lắng đọng của chiều sâu. Với tình yêu không vồ vập, oán than, than trách mà chỉ có những ray rức, lặng thầm như nét hồn nhiên vốn có của làng quê. Thi sĩ cũng là người có tâm hồn nhạy cảm, biết rung động, biết cảm thức một cách đặc biệt về tiếng gọi đò, trải lòng để tắm cùng vầng trăng quê.

Quách Tấn là một thi sĩ đa tài, tham gia sáng tạo trên nhiều thể loại như: dịch thuật, viết văn xuôi, viết văn biền ngẫu. Tuy nhiên cái làm nên nét hồn và thần thái con người Quách Tấn là thi ca, đặc biệt là thơ Đường.

Trong số những thi sĩ của Trường thơ loạn có lẽ trường hợp của Quách Tấn là một ngoại lệ, bởi lẽ ông ủng hộ phong cách sáng tác điên loạn, nhưng lại không theo hướng đó, mà chọn một hướng riêng mang hơi thở của cổ điển, nhưng là cổ điển đậm chất hiện đại. Nói như vậy không có nghĩa nhà thơ tách hoàn toàn khỏi Trường thơ loạn, mà đâu đó người đọc vẫn bắt gặp nét chung của Trường thơ loạn trong thơ Quách Tấn.

Quách Tấn bước vào thi đàn văn học từ những năm 20 của thế kỉ XX cho đến lúc đi về cõi vĩnh hằng, cuộc đời ông là một tấm gương về sự lao động hết mình trên lĩnh vực nghệ thuật ngôn từ. Ông đã để lại cho đời nhiều tập thơ có giá trị: Một tấm lòng; Mùa cổ điển; Đọng bóng chiều; Mộng Ngân sơn; Giọt trăng; Mây cổ tháp; Giàn hoa lý; Trường xuyên thi thoại; Vui với trẻ em;

27

Trăng hoàng hôn. Ngoài ra còn để lại cho đời nhiều trang viết có giá trị trên nhiều lĩnh vực như: địa phương kí, dư địa chí, dịch thuật…

Chúng tôi không bàn đến hết hơn 10 tập thơ của thi sĩ Quách Tấn, vì tựa hồ không thể làm được điều đó, chúng tôi chỉ đi vào vài nét của tập thơ Mùa cổ điển, nhưng cũng chỉ đi vào phần thơ từ 1941 trở về trước. Bởi lẽ đây là phần thơ rất đặc sắc và gắn liền với Trường thơ loạn. Thế giới nghệ thuật trong

Mùa cổ điển, là một thế giới huyền diệu, ở đó con người nói với nhau bằng thứ thanh âm rất khẽ, những bước chân rất êm. Những điều dịu nhẹ đã cảm hóa và thu phục lòng người một cách lạ thường đầy cám dỗ và mê hoặc. Đọc Mùa cổ điển, người đọc như đang cảm nhận cái tĩnh lặng thú vị của mặt hồ, đó là mặt nước tuy tĩnh nhưng sâu xa lạ thường, một cái lặng nhưng lại đầy ý nghĩa.

Với khoảng 30 bài thơ đường luật trong Mùa cổ điển, không nhiều nhưng mang giá trị lạ thường, lạ thường là bởi lẽ thời điểm ra đời, trong lúc cả thi đàn

ác nghiệt phân chia THƠ CŨ, THƠ MỚI, những bài thơ mang hơi thở Đường lại hòa cùng Thơ mới trong đổi mới và làm cho cuộc tranh luận ác nghiệt kia có phần dịu xuống, như Chế Lan Viên đã viết trong lời tựa của tập thơ “Tập

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ trường thơ loạn bình định (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)