Khái quát đặc điểm về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội huyện Sìn Hồ tỉnh

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý rừng phòng hộ trên địa bàn huyện sìn hồ, tỉnh lai châu (Trang 45 - 46)

8. Kết cấu của luận văn

2.1. Khái quát đặc điểm về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội huyện Sìn Hồ tỉnh

2.1. Khái quát đặc điểm về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội huyện Sìn Hồ tỉnh Lai Châu tỉnh Lai Châu

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

“Sìn Hồ là huyện vùng cao biên giới của tỉnh Lai Châu, nằm cách thành phố Lai Châu khoảng 60 km về phía Tây.” Toạ độ địa lý trong khoảng từ 22002' đến 22037' vĩ độ Bắc và từ 102056’ đến 103024’ kinh độ Đông.

“Phía Đông Bắc giáp huyện Phong Thổ (tỉnh Lai Châu); phía Đông giáp thành phố Lai Châu và huyện Tam Đường; phía Đông Nam giáp huyện Than Uyên (tỉnh Lai Châu); phía Tây giáp huyện Nậm Nhùn (tỉnh Lai Châu); phía Nam giáp huyện Tủa Chùa (tỉnh Điện Biên) và huyện Quỳnh Nhai (tỉnh Sơn La); phía Bắc giáp tỉnh Vân Nam (Trung Quốc).” (UBND huyện Sìn Hồ)

Có tổng diện tích tự nhiên 152.700,1 ha; diện tích đất nông nghiệp 29.374,32 ha; đất lâm nghiệp 52.322,76 ha; đất phi nông nghiệp 7.502,1 ha; đất ở 603,99 ha; đất đất khác là 62.896,93 ha. “Là huyện có địa hình tương đối phức tạp, nhiều núi cao, độ dốc lớn, chia cắt mạnh bởi nhiều khe sâu.”

Do chịu ảnh hưởng lớn của hoạt động kiến tạo địa chất nên có “địa hình rất phức tạp, núi cao, độ dốc lớn, mức độ chia cắt mạnh bởi các dãy núi cao chạy dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, phổ biến là kiểu địa hình núi cao và núi trung bình xen lẫn thung lũng.”

“Khí hậu huyện Sìn Hồ mang đặc điểm của vùng nhiệt đới núi cao Tây Bắc, ít chịu ảnh hưởng của bão. Thời tiết quanh năm chia làm 2 mùa rõ rệt: Mùa đông lạnh và mưa ít, mùa hè nóng mưa nhiều và ẩm ướt.” (UBND huyện Sìn Hồ)

“Huyện còn có nhiều danh lam thắng cảnh, nhiều di tích lịch sử, hang động, núi đá tự nhiên nổi tiếng như: Núi Đá ô, Động Quan âm, Cổng trời... Trên địa bàn huyện có nhiều dân tộc sinh sống như dân tộc Thái, Dao, Lự, H'Mông… với bản sắc văn hoá riêng, có những lời ca, tiếng hát, say sưa trong điệu xòe của người Thái, điệu múa và tiếng khèn ngân nga của người H'Mông. Hàng năm vào các dịp lễ Tết quý khách còn được chiêm ngưỡng lễ hội Gầu Tào, một lễ hội truyền thống của người H'Mông.”

“Sìn Hồ còn là nơi nổi tiếng bởi ẩm thực đặc sắc của người Thái, Mông như: Rêu đá cộng với lá cây rừng, món cá nướng, lạp thịt, gỏi cá đượm vị cay của ớt, thơm nồng” của “mắc khén”, “hạt tiêu rừng, xả, gừng, canh măng chua… sẽ không thể quên sự tài hoa, khéo léo của phụ nữ vùng Tây bắc và trong mỗi các món ẩm thực còn thấm đậm trữ tình.”

2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội

“Trải qua gần 60 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện: Từ điểm xuất phát thấp, sản xuất phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, tự cung tự cấp, đến nay cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng xác định; Tốc độ tăng trưởng kinh tế 14,5%, đạt 100% kế hoạch; thu nhập bình quân đầu người đạt 07 triệu đồng; tổng sản lượng lương thực có hạt đạt: 33.760 tấn; bình quân lương thực đầu người đạt 400 kg.” Tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn khoảng 22%. Tuy các hoạt động văn hóa thông tin, văn nghệ, thể thao của huyện càng ngày càng có bước phát triển hơn song rất chậm. Nhiều phong tục tập quán sản xuất và tiêu dùng vẫn như ngày trước.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý rừng phòng hộ trên địa bàn huyện sìn hồ, tỉnh lai châu (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)