Mục tiêu và nguyên tắc quảnlý nhà nước đối với rừng phòng hộ

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý rừng phòng hộ trên địa bàn huyện sìn hồ, tỉnh lai châu (Trang 30 - 32)

8. Kết cấu của luận văn

1.2. Quảnlý nhà nước đối với rừng phòng hộ

1.2.2. Mục tiêu và nguyên tắc quảnlý nhà nước đối với rừng phòng hộ

1.2.2.1 Mục tiêu quản lý rừng phòng hộ

Quản lý nhà nước đối với rừng phòng hộ nhằm đảm bảo các mục tiêu cụ thể sau đây:

- Bảo vệ hệ sinh thái rừng phòng hộ theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, bảo vệ môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học;

- Bảo vệ thực vật, động vật rừng theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, bảo vệ môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học;

- Phòng cháy, chữa cháy trong rừng phòng hộ thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng và pháp luật về phòng cháy, chữa cháy rừng;

- Phòng, trừ sinh vật gây hại rừng phòng hộ thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật, pháp luật về thú y.

1.2.2.2 Nguyên tắc quản lý rừng phòng hộ

a. Bảo đảm sự quản lý tập trung thống nhất của nhà nước

QLNN đối với RPH phải thực hiện theo pháp luật, nhất là Luật Tổ chức chính quyền địa phương, luật lâm nghiệp, pháp luật phân cấp QLNN.

điều đó sẽ đảm bảo cho việc duy trì mục tiêu chung của cả xã hội. QLNN đối với RPH phải lấy người dân làm trung tâm, vì lợi ích của cư dân cộng đồng và lôi kéo cư dân tham gia bảo vệ RPH.

“Quyền quản lý tập trung thống nhất của nhà nước được thực hiện theo luật pháp và được thể hiện trên nhiều mặt như: Quyền giao đất, giao rừng, cho thuê rừng đối với các tổ chức hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư3 thôn bản, quyền định giá rừng, quyền chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, quyền kiểm tra, giám sát việc thực hiện nghĩa vụ của chủ rừng và xử lý những hành vi vi phạm luật bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ.

“Để đảm bảo quyền quản lý tập trung thống nhất của nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ rừng phòng hộ thì nhà nước phải nắm và sử dụng tốt các công cụ quản lý cũng như các phương pháp quản lý thích hợp; Nếu sử dụng tốt các công cụ quản lý và phương pháp quản lý thì quyền quản lý tập trung thống nhất của nhà nước được duy trì ở mức độ cao; Ngược lại, nếu có những thời điểm nào đó, việc sử dụng các công cụ quản lý không đồng bộ, các phương pháp quản lý không thích ứng thì hiệu lực và hiệu quả quản lý trong lĩnh vực bảo vệ rừng phòng hộ sẽ giảm di, tình trạng vi phạm pháp luật về bảo vệ rừng phòng hộ tăng lên. Điều đó sẽ gây hậu quả không tốt đối với xã hội và làm suy giảm quyền quản lý tập trung thống nhất trong lĩnh vực bảo vệ rừng phòng hộ của nhà nước” (Luật BV&PTR, 2004).

b. Bảo đảm sự phát triển bền vững

“Hoạt động QLNN trong lĩnh vực bảo vệ rừng phòng hộ phải bảo đảm phát triển bền vững về KTXH, môi trường, ANQP; Phù hợp với chiến lược phát triển KTXH, chiến lược phát triển lâm nghiệp; đúng quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ của cả nước và địa phương, tuân thủ theo quy chế quản lý rừng do Thủ tướng Chính phủ quy định” (Luật BV&PTR, 2004).

c. Bảo đảm sự kết hợp hài hòa giữa các lợi ích

“Bảo đảm hài hòa lợi ích giữa nhà nước với chủ rừng; giữa lợi ích kinh tế của chủ rừng với lợi ích phòng hộ, bảo vệ môi trường và bảo tồn thiên nhiên; giữa lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài; bảo đảm cho người làm nghề rừng sống chủ yếu bằng nghề rừng.”

“Việc đảm bảo kết hợp hài hoà giữa các lợi ích được thực hiện thông qua công tác quy hoạch rừng, chính sách tài chính trong lĩnh vực bảo vệ rừng phòng hộ và các quy định về quyền, nghĩa vụ của nhà nước và của chủ rừng” (Luật BV&PTR, 2004).

d. Đảm bảo tính kế thừa và tôn trọng lịch sử

“QLNN của chính quyền phải tuân thủ việc kế thừa các quy định của pháp luật của nhà nước trước đây, cũng như tính lịch sử trong QLNN về bảo vệ rừng phòng hộ qua các thời kỳ” (Luật BV&PTR, 2004).

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý rừng phòng hộ trên địa bàn huyện sìn hồ, tỉnh lai châu (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)