8. Kết cấu của luận văn
2.2. Hiện trạng tài nguyên rừng và tình hình xâm hại rừng phòng hộ trên địa bàn
bàn huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu
2.2.1. Hiện trạng tài nguyên rừng
Kết quả theo dõi diễn biến tài nguyên rừng toàn tỉnh giai đoạn 2016 - 2018, diện tích rừng toàn huyện tính đến cuối năm 2018 là: 52.322,76 ha, trong đó diện tích rừng tự nhiên là 21.035 ha (chiếm 70,25%), diện tích rừng trồng 8.906 ha (chiếm 29,75 %) và được phân chia theo mục đích sử dụng 2 loại rừng như sau: rừng phòng hộ (RPH) 34.700 ha (chiếm 71,3% diện tích đất lâm nghiệp); rừng Sản xuất (RSX) 13.928 ha chiếm 28,6%; diện tích ngoài quy hoạch 3 loại rừng 53,55 ha chiếm 0,11%.
Đối với một huyện miền núi mà độ che phủ chỉ đạt khoảng 32% là thấp (trong khi tỷ lệ này của cả nước đat khoảng 42%). Trong 3 năm qua bằng nhiều biện pháp bảo vệ, tổng diện tích có rừng tăng 2.428 ha bình quân mỗi năm tăng 809 ha. Độ che phủ của rừng tăng từ 30,3% năm 2016 và đạt 31,9% năm 2018 (Bảng 2.1).
Bảng 2.1. Diện tích rừng và độ che phủ rừng giai đoạn 2016 – 2018
Năm 2016 2017 2018
Tổng diện tích rừng theo quy hoạch (ha) 46.254 48.523 48.682
Rừng trồng (ha) 12.448 14.518 14.483
Rừng tự nhiên (ha) 33.806 34.005 34.199
Độ che phủ (%) 30,3 31,8 31,9
Nguồn: Báo cáo Chi cục Kiểm lâm Sìn Hồ giai đoạn 2016 - 2018
Diện tích rừng mỗi năm đều tăng nhưng chủ yếu là tăng diện tích rừng trồng là rừng sản xuất do tỉnh triển khai các dự án phát triển rừng kinh tế thông qua việc trồng rừng sản xuất (rừng kinh tế). Tuy nhiên chất lượng rừng bị suy giảm do tình trạng khai thác gỗ trái pháp luật nhất là đối với rừng rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, chất lượng rừng suy giảm vì những loài gỗ quý, gỗ lớn có giá trị phục vụ cho nghiên cứu khoa học nhân giống bảo tồn nguồn ren…đã bị khai thác quá mức.
Bảng 2.2. Diện tích rừng theo chức năng tính từ năm 2016 đến 2018
Đơn vị: ha
Chỉ tiêu Tổng cộng
Diện tích quy hoạch cho lâm nghiệp
Diện tích ngoài quy hoạch cho
lâm nghiệp Rừng Phòng hộ Rừng Sản xuất Tổng diện tích có rừng 48.682 34.700 13.928 53,55 Rừng tự nhiên 34.199 23.937 10.262 Rừng trồng 14.483 9.644 4.839
Nguồn: Báo cáo Chi cục Kiểm lâm Sìn Hồ giai đoạn 2016 – 2018
Tổng diện tích quy hoạch cho lâm nghiệp huyện Sìn hồ là 48.682 ha và được phân theo chức năng 2 loại rừng. Trong đó rừng phòng hộ 34.700 ha; Rừng sản xuất 13.928 ha, diện tích ngoài quy hoạch cho lâm nghiệp 53,55 ha (Bảng 2.2).
Với việc quy hoạch phân chia rừng thành 2 loại như hiện nay công tác quản lý rừng trên địa bàn có những thuận lợi và khó khăn sau:
môn làm cơ sở cho việc giao rừng, đất rừng và xây dựng kế hoạch quản lý bảo vệ và phát triển từng loại rừng, sử dụng từng loại rừng , đất rừng một cách có hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân phát triển sản xuất ổn định, lâu dài, tăng thu nhập, nâng cao đời sống, góp phần giảm nghèo, ổn định an ninh trật tự…”
Khó khăn: “Rừng đã được quy hoạch, phân chia thành 3 loại tuy nhiên do công tác quy hoạch thiếu đồng bộ, có sự chồng chéo quy hoạch giữa ngành NN&PTNT, TN&MT và các ngành khác; việc điều chỉnh lại quy hoạch 2 loại rừng còn chậm gây nhiều khó khăn cho công tác giao rừng, đất rừng cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và thực hiện việc cắm mốc giới rừng, vì vậy tình trạng lấn chiếm đất rừng trái phép vẫn còn diễn ra khá phổ biến, gây khó khăn cho công tác quản lý của cơ quan nhà nước.”
2.2.2. Tình hình xâm hại rừng phòng hộ
Trước thực tiễn vai trò của rừng trong phát triển kinh tế, xã hội của Tỉnh, một nhiệm vụ cấp bách đặt ra là phải nghiên cứu xây dựng những giải pháp phòng cháy, chữa cháy rừng hiệu quả trên địa bàn huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu.
Cháy rừng ở Sìn Hồ xảy ra hàng năm. Theo thống kê không đầy đủ số vụ cháy rừng trong những năm gần đây luôn dao động từ hàng chục đến hàng trăm vụ, số liệu được ghi trong bảng dưới đây:
Bảng 2.3. Số vụ vi phạm và hành vi vi phạm Luật BV & PTR trên địa bàn huyện Sìn Hồ giai đoạn 2016 – 2018
Năm Hành vi vi phạm Luật BV&PTR Tổng cộng Khai thác Phá rừng Mua bán vận chuyển Vi phạm các quy định khác về BVR 2016 4 1 10 2 17 2017 5 2 12 5 24 2018 8 1 14 5 28 Tổng 17 4 36 12 69
Nguồn: Báo cáo Chi cục Kiểm lâm Sìn Hồ các năm 2009 – 2013
Từ bảng 2.3 cho thấy: Từ năm 2016 đến 2018, toàn tỉnh đã phát hiện và xử lý 69 vụ vi phạm các quy định của nhà nước về bảo vệ rừng (bình quân số vụ vi phạm
mỗi năm 23 vụ), tịch thu 181,43 m3 gỗ các loại (số gỗ tịch thu bình quân mỗi năm 53,8 m3), diện tích rừng bị thiệt hại 24,2 ha (diện tích rừng bị thiệt hại bình quân mỗi năm 8 ha). Trong đó:
Về tình hình khai thác gỗ trái Pháp luật: khai thác gỗ trái pháp luật diễn ra ở hầu khắp hầu hết các xã, tập trung ở những xã còn rừng giàu, khu vực giáp ranh, nơi thuận lợi về giao thông đường bộ, đường sông. Từ năm 2016 đến 2018 đã phát hiện và xử lý 12 vụ khai thác gỗ trái pháp luật, bình quân 4 vụ/năm.
Tình hình phá rừng trái pháp luật diễn ra trong nhiều năm, với mục đích chủ yếu là lấy đất để làm nương trồng ngô, khoai, sắn. Đối tượng trực tiếp phá rừng chủ yếu là đồng bào dân tộc, bao gồm cả người dân tộc bản địa và người dân di cư tự do gây phức tạp cho công tác QLBVRPH. Hậu quả phá rừng làm trầm trọng thêm sự tàn phá của thiên nhiên như lũ ống, lũ quét gây thiệt hại về tính mạng, tài sản, hoa màu của chính người dân. Từ năm 2016 - 2018 đã phát hiện và xử lý 4 vụ phá rừng trái pháp luật, bình quân 1 vụ/năm.
“Về tình hình mua bán, vận chuyển lâm sản trái phép: Do lợi nhuận cao từ mua bán gỗ và các sản phẩm từ rừng, tình hình diễn ra ở hầu khắp các huyện còn rừng giàu. Đầu nậu thường giấu mặt và dùng nhiều thủ đoạn tinh vi để vận chuyển, tiêu thụ gỗ lậu và các sản phẩm từ rừng như dùng xe cải hoán (hai đáy, hai mui, biển số giả), giấu gỗ lậu dưới hàng hoá khác, dụng giấy tờ quay vòng nhiều lần… Giai đoạn 2016 - 2018 đã phát hiện và xử lý 36 vụ mua bán, vận chuyển lâm sản trái pháp luật, bình quân 12 vụ/năm.”
Gần đây xuất hiện một số đường dây mua bán gỗ và các sản phẩm từ rừng qua các đường tiểu ngạch sang tỉnh Vân Nam -Trung Quốc tiêu thụ.