So sánh chia vs tách công ty

Một phần của tài liệu Đề cương ôn tập Luật Thương mại 1 (Trang 26)

Giống nhau:

- Đều là hình thức tổ chức lại doanh nghiệp.

- Đối tượng đều là công ty TNHH và công ty cổ phần.

- Các công ty sau khi bị chia, tách đều cùng loại hình với công ty trước đó.

- Sau khi chia, tách công ty thì các công ty mới phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về nghĩa vụ, các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị chia, tách.

27 - Thủ tục chia tách gần giống nhau.

Khác nhau:

Tiêu chí Chia cty Tách cty

Căn cứ pháp lí Điều 198 Luật Doanh nghiệp 2020 Điều 199 Luật Doanh nghiệp 2020

Khái niệm

Chia công ty là hình thức công ty TNHH, công ty cổ phần có thể chia các tài sản, quyền và nghĩa vụ, thành viên, cổ đông của công ty hiện có để thành lập hai hoặc nhiều công ty mới.

Tách công ty là hình thức công ty TNHH, công ty cổ phần có thể tách bằng cách chuyển một phần tài sản, quyền, nghĩa vụ, thành viên, cổ đông của công ty hiện có để thành lập một hoặc một số công ty TNHH, công ty cổ phần mới mà không chấm dứt tồn tại của công ty bị tách.

Công thức A -> B+C+D+E+… Trong đó A: CTTNHH, CTCP B,C,D, E,…:CTHD,CTTNHH, CTCP A-> A’+B+C+… Trong đó A: CTTNHH, CTCP A’, B, C, …: CTTNHH, CTCP Cách thức thực hiện

Chia các tài sản, quyền và nghĩa vụ, thành viên, cổ đông của công ty hiện có vào các công ty bị chia.

Chuyển một phần tài sản, quyền, nghĩa vụ, thành viên, cổ đông của công ty hiện có vào công ty được tách mà không chấm dứt tồn tại của công ty bị tách.

Hệ quả pháp lý

Sau khi các công ty mới được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì công ty bị chia chấm dứt tồn tại.

Cả công ty tách và bị tách đều tồn tại hoạt động sau khi thực hiện tách công ty.

Trách nhiệm pháp lý

- Các công ty mới phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về nghĩa vụ, các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị chia hoặc thỏa thuận với chủ nợ, khách hàng và người lao động để một trong số các công ty đó thực hiện nghĩa vụ này.

- Các công ty mới đương nhiên kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp được phân chia theo nghị quyết, quyết định chia công ty.

- Công ty bị tách và công ty được tách phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ, các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị tách, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. - Các công ty được tách đương nhiên kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp được phân chia theo nghị quyết, quyết định tách công ty.

28

Câu 17: Chứng minh rằng: Thủ tục phá sản doanh nghiệp, HTX là phục hồi, thanh lý nợ đb

Là thủ tục phục hồi đặc biệt: - là thủ tục tư pháp

- Phương án phục hồi phải đc hội nghị chủ nợ thông qua và Tòa án công nhận thì DN, HTX ms do tiến hành

- doanh nghiệp, hợp tác xã vẫn tiếp tục hoạt động kinh doanh, nhưng phải chịu sự giám sát của Th phán và Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản

Là thủ tục thanh lý nợ đặc biệt vì:

- Việc đòi nợ và thanh toán nợ mang tính tập thể: Tất cả chủ nợ phải gửi giấy đòi nợ đến TA trong thời hạn luật định, TA dựa vào danh sách này để tiến hành thanh toán cho các chủ nợ trên cơ sở tập

thể.

- Việc thanh toán các khoản nợ được tiến hành trên cơ sở số tài sản còn lại của DN, HTX khi mở thủ tục phá sản, nghĩa vụ của DN, HTX mắc nợ sẽ chấm dứt sau khi dùng toàn bộ tài sản của DN để trả nợ mặc dù có thể thanh toán chưa đủ cho các chủ nợ.

- Việc đòi nợ và thanh toán nợ được tiến hành thông qua một cơ quan đại diện có thẩm quyền là Tòa Án. - Việc thanh toán các khoản nợ được tiến hành sau khi có quyết định của Tòa án.

Câu 18: Tại sao phá sản lại là thủ tục đòi nợ đặc biệt?

Phá sản quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật Phá sản 2014 là “tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản”.

Thủ tục phá sản là thủ tục đòi nợ đặc biệt, bởi lẽ:

Mục đích của việc tiến hành thủ tục phá sản là nhằm giải thoát con nợ khỏi các khoản nợ không có khả năng chi trả, đồng thời tạo điều kiện để chủ nợ thu hồi một phần hoặc toàn bộ số nợ khó đòi. Trong quá trình thanh lý tài sản, việc trả nợ được tiến hành đối với tất cả các khoản nợ (kể cả nợ đến hạn và chưa đến hạn). Nói cách khác, phá sản là thủ tục trả nợ tập thể. Nó khác với đòi nợ thông thường là ai đến trước thì được trả trước, còn trong phá sản, tài sản thanh lý được trả cho các chủ nợ theo tỉ lệ tương ứng của khoản nợ trong tổng khối nợ mà con nợ đang có nghĩa vụ phải thanh toán.Thủ tục phá sản có sự tham gia của tổ quản lý-thanh lý tài sản và Tòa án.

Xét về tính chất đặc thù của thủ tục phục hồi Doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản:

- Quá trình tự phục hồi là giải pháp tổ chức sản xuất kinh doanh được doanh nghiệp chủ động thực hiện. - Phục hồi Doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản là thủ tục tư pháp, chịu sự giám sát của tòa án và các chủ nợ

Xét về tính đặc thù của thủ tục thanh toán đòi nợ: - Việc đòi nợ thanh toán nợ mang tính tập thể.

29

- Việc đòi nợ, thanh toán nợ tiến hành thông qua một cơ quan đại diện có thẩm quyền (tòa kinh tế - TAND địa phương nơi doanh nghiệp đăng ký doanh nghiệp)

- Thanh toán các khoản nợ được tiến hành trên cơ sở số tài sản còn lại của Doanh nghiệp

- Được tiến hành sau khi có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Tòa án). Chủ nợ chỉ có thể nhận được số tiền mà con nợ trả khi có quyết định thanh lý tài sản của con nợ của Tòa án.

Câu 19: Phân biệt cổ phiếu và trái phiếu

Giống nhau:

- Đều thuộc cấu trúc vốn kinh doanh của DN - Là chứng khoán do CTCP phát hành

- Chủ SH: cá nhân, tổ chức  Khác nhau:

Tiêu chí Cổ phiếu Trái phiếu

Khái niệm

Cổ phiếu: loại chứng khoán xác nhận quyền sở hữu và lợi ích của người nắm giữ cổ phiếu đối với một phần vốn cổ phần của doanh nghiệp phát hành. Không giống trái phiếu, các cổ đông có thể được hưởng cổ tức được chia (không cố định) và phụ thuộc hoàn toàn vào tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.

Trái phiếu: loại chứng khoán xác nhận nghĩa vụ nợ của đơn vị phát hành (doanh nghiệp hoặc chính phủ) với người nắm giữ trái phiếu. Người sở hữu trái phiếu (hay còn được gọi là trái chủ) sẽ được chi trả một khoản tỷ lệ lợi suất nhất định và hoàn toàn không phụ thuộc vào tình hình kinh doanh của doanh nghiệp đó.

Bản chất

Thuộc loại chứng khoán nhằm xác nhận quyền sở hữu với phần vốn điều lệ của cty

Thuộc loại chứng khoán nợ, ghi nhận nợ của doanh nghiệp phát hành, quyền được sở hữu với 1 phần vốn vay của trái chủ

Chủ thể có thẩm quyền phát hành

Chỉ có Công ty cổ phần có quyền phát hành cả cổ phiếu. Công ty trách nhiệm hữu hạn không có quyền phát hành cổ phiếu.

Công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn đều có quyền phát hành trái phiếu

Tư cách chủ sở

30

Quyền của CSH

Cổ đông có thể được chia 1 khoản cổ tức, tuy nhiên lợi nhuận của nó hoàn toàn phụ thuộc vào tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Các cổ đông có quyền lợi được tham gia biểu quyết các vấn đề của doanh nghiệp, bao gồm cả việc quản lý và hoạt động doanh nghiệp

Trái chủ sẽ được chi trả lãi suất ổn định theo định kì và k phụ thuộc vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Thị giá Luôn thay đổi, chịu sự tác động của nhiều yếu tố

Tương đối ổn định do tính ổn định của khoản nợ và lãi suất

Thời gian đáo

hạn K có thời gian đáo hạn

Trong 1 khoản thời gian nhất định (có ghi trong trái phiếu)

Kết quả của việc phát hành

Thúc đẩy tang vốn điều lệ của doanh nghiệp cổ phần, thay đổi cơ cấu cổ phần của cổ đông hiện hữu

Tăng vốn vay và nghĩa vụ trả nợ của doanh nghiệp những k làm thay đổi cơ cấu cổ phần của cổ đông hiện hữu

Lợi nhuận

Độ rủi ro cao hơn. Gía trị cổ tức có thể thay đôi vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp hoạt động có lãi thì cổ đông được chia lợi tức và ngược lại

Trái phiếu có rủi ro thấp hơn do nghĩa vụ nợ phải trả (gốc và lãi trái phiếu) là cố định và trong trường hợp doanh nghiệp giải thể, trái phiếu (và các nghĩa vụ nợ khác) được ưu tiên thanh toán trước cổ phiếu. Do đó, lợi nhuận từ đầu tư trái phiếu thường ở mức thấp hơn so với đầu tư cổ phiếu

Vấn đề trách nhiệm và Thứ tự

ưu tiên thanh toán khi doanh

nghiệp giải thể

Các cổ đông phải có trách nhiệm về khoản nợ của doanh nghiệp theo tỷ lệ tương ứng với vốn mà họ góp vào doanh nghiệp đó Sauk hi doanh nghiệp đã thanh toán hết các khoản nợ khác, các cổ đông sẽ được thanh toán khoản vốn mà họ góp vào doanh nghiệp

Trái chủ k phải chịu bất kỳ trách nhiệm nào về các khoản nợ của doanh nghiệp. Khác với cổ phiếu, các trái chủ sẽ được ưu tiên thanh toàn trước

Câu 20: Tại sao cty hợp danh lại là cty đối nhân điển hình?

Cty đối nhân là cty mà việc thành lập dựa trên sự liên kết chặt chẽ bởi chế độ tin cậy về nhân vật của các TV tham gia, sự hùn vốn là yếu tố thứ yếu.

31

Cty đối nhân có những đặc điểm quan trọng là ko có sự tách bạch về tài sản cá nhân các TV và tài sản của cty.

Các TV liên đới chịu TNXH về tài sản và ít nhất phải có 1 thành viên chịu TNXH về các khoản nợ của cty.

Các TV có tư cách thương nhân độc lập và phải chịu thuế thu nhập cá nhân, bản thân cty ko bị đánh thuế  CTHD là cty đối nhân điển hình vì đối với cty, thành viên hợp danh đóng vai trò chủ chốt trong cty

và phải liên đối chịu trách nhiệm phần tài sản của mình về các nghĩa vụ của cty. Khi làm ăn với nhau mà lại có trách nhiệm vô hạn thì phải có được sự tin tưởng giữa các thành viên. Các thành viên hợp danh có quyền hạn ngang nhau k dựa trên số phần vốn góp. Nếu thành viên muốn rút ra khỏi hội đồng thành viên thì phải có sự đồng ý của các thành viên khác.

Câu 21: So sánh doanh nghiệp tư nhân và cty hợp danh

Giống nhau:

- Đều là một loại hình doanh nghiệp;

- Chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân và các thành viên của công ty hợp danh đều là cá nhân và chịu trách vô hạn đối với doanh nghiệp bằng toàn bộ tài sản của bản thân;

- Mỗi cá nhân chỉ sở hữu được một doanh nghiệp tư nhân hoặc là thành viên góp vốn của một công ty hợp danh;

- Doanh nghiệp không được huy động vốn bằng hình thức phát hành chứng khoán hoặc trái phiếu.  Khác nhau:

Tiêu chí Công ty hợp danh Doanh nghiệp tư nhân

Cơ sở pháp lý Từ Điều 177 đến Điều 187 Luật doanh

nghiệp 2020

Từ Điều 188 đến Điều 193 Luật doanh nghiệp 2020

Khái niệm

Cty hợp danh là một pháp nhân, phải có ít nhất 2 thành viên là cá nhân, chủ sở hữu chung của cty, cùng nhau kình doanh dưới một tên chung, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của cty

Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

Chủ sở hữu

Là cá nhân và được gọi là thành viên hợp danh. Có ít nhất 2 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty.

Chỉ có 1 chủ sở hữu duy nhất là cá nhân, được gọi là chủ doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ doanh nghiệp, thành viên hợp danh của công ty hợp danh.

32

Thành viên

Từ 2 thành viên trở lên, trong đó ít nhất 2 thành viên là thành viên hợp danh. Ngoài thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn. Như vậy, công ty hợp danh không bị giới hạn tối đa số lượng thành viên cùng góp vốn vào công ty.

Chỉ có duy nhất 1 thành viên góp vốn là cá nhân, gọi là chủ doanh nghiệp tư nhân.

Trách nhiệm về nghĩa vụ tài sản

- Thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm cá nhân, liên đới và vô hạn với các khoản nợ của công ty

- Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn về các khoản nợ của công ty trong phạm vi vốn đã góp vào công ty.

Chịu trách nhiệm vô hạn đối với mọi khoản nợ phát sinh trong hoạt động của doanh nghiệp tư nhân.

Tư cách pháp nhân

Có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp

giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Không có tư cách pháp nhân.

Đại diện theo pháp luật

Có nhiều đại diện theo pháp luật. Các thành viên hợp danh đều là đại diện theo pháp luật của công ty.

Chỉ có 1 chủ sở hữu là đại diện theo pháp luật, dù chủ sở hữu có trực tiếp quản lý hoặc thuê người quản lý doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp tư nhân là nguyên đơn, bị đơn hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài hoặc Toà án trong các tranh chấp liên quan đến doanh nghiệp.

Tính đối nhân Có tính đối nhân Không có tính đối nhân

Cơ cấu tổ chức

Chặt chẽ, phức tạp, bao gồm: - Hội đồng thành viên

- Chủ tích hội đồng thành viên

- Giám đốc hoặc tổng giám đốc (trường hợp điều lệ không có quy định khác thì chủ tịch hội đồng thành viên kiêm giữ chức vụ này)

Đơn giản, bao gồm:

- Chủ doanh nghiệp tư nhân

- Người quản lý khác (trong trường hợp chủ doanh nghiệp tư vấn không trực tiếp quản lý và thuê người khác quản lý).

Vốn của doanh nghiệp

Bao gồm vốn góp của thành viên hợp danh khi thành lập và vốn góp của thành viên góp vốn. Tài sản của công ty hợp danh độc lập hoàn toàn với tài sản của cá nhân thành viên hợp danh.

Vốn đầu tư do chủ sở hữu doanh nghiệp tự đăng ký. Tài sản của doanh nghiệp tư nhân không hoàn toàn độc lập với tài sản của chủ sở hữu.

33

Quyền góp vốn và Chuyển nhượng vốn

- Thành viên hợp danh không có quyền chuyển nhượng vốn, trừ khi được các thành viên hợp danh khác đồng ý.

- Thành viên góp vốn được chuyển vồn góp cho người khác.

Cho thuê hoặc bán doanh nghiệp tư nhân.

Khả năng huy động vốn

Có thể huy động vốn từ thành viên công ty hiện có hoặc có thể huy động từ thành viên mới và không hạn chế số lượng thành viên tối đa.

Khả năng huy động vốn cực thấp. Chỉ được huy động vốn từ chính chủ doanh nghiệp mà không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào, cũng như không được bán phần vốn góp cho cá nhân hoặc tổ chức khác, nên không có khả năng huy động vốn từ bên ngoài.

Chuyển đối loại hình doanh

nghiệp

Không được chuyển đổi sang loại hình

Một phần của tài liệu Đề cương ôn tập Luật Thương mại 1 (Trang 26)