Phân biệt cổ phiếu và trái phiếu

Một phần của tài liệu Đề cương ôn tập Luật Thương mại 1 (Trang 29 - 31)

Giống nhau:

- Đều thuộc cấu trúc vốn kinh doanh của DN - Là chứng khoán do CTCP phát hành

- Chủ SH: cá nhân, tổ chức  Khác nhau:

Tiêu chí Cổ phiếu Trái phiếu

Khái niệm

Cổ phiếu: loại chứng khoán xác nhận quyền sở hữu và lợi ích của người nắm giữ cổ phiếu đối với một phần vốn cổ phần của doanh nghiệp phát hành. Không giống trái phiếu, các cổ đông có thể được hưởng cổ tức được chia (không cố định) và phụ thuộc hoàn toàn vào tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.

Trái phiếu: loại chứng khoán xác nhận nghĩa vụ nợ của đơn vị phát hành (doanh nghiệp hoặc chính phủ) với người nắm giữ trái phiếu. Người sở hữu trái phiếu (hay còn được gọi là trái chủ) sẽ được chi trả một khoản tỷ lệ lợi suất nhất định và hoàn toàn không phụ thuộc vào tình hình kinh doanh của doanh nghiệp đó.

Bản chất

Thuộc loại chứng khoán nhằm xác nhận quyền sở hữu với phần vốn điều lệ của cty

Thuộc loại chứng khoán nợ, ghi nhận nợ của doanh nghiệp phát hành, quyền được sở hữu với 1 phần vốn vay của trái chủ

Chủ thể có thẩm quyền phát hành

Chỉ có Công ty cổ phần có quyền phát hành cả cổ phiếu. Công ty trách nhiệm hữu hạn không có quyền phát hành cổ phiếu.

Công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn đều có quyền phát hành trái phiếu

Tư cách chủ sở

30

Quyền của CSH

Cổ đông có thể được chia 1 khoản cổ tức, tuy nhiên lợi nhuận của nó hoàn toàn phụ thuộc vào tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Các cổ đông có quyền lợi được tham gia biểu quyết các vấn đề của doanh nghiệp, bao gồm cả việc quản lý và hoạt động doanh nghiệp

Trái chủ sẽ được chi trả lãi suất ổn định theo định kì và k phụ thuộc vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Thị giá Luôn thay đổi, chịu sự tác động của nhiều yếu tố

Tương đối ổn định do tính ổn định của khoản nợ và lãi suất

Thời gian đáo

hạn K có thời gian đáo hạn

Trong 1 khoản thời gian nhất định (có ghi trong trái phiếu)

Kết quả của việc phát hành

Thúc đẩy tang vốn điều lệ của doanh nghiệp cổ phần, thay đổi cơ cấu cổ phần của cổ đông hiện hữu

Tăng vốn vay và nghĩa vụ trả nợ của doanh nghiệp những k làm thay đổi cơ cấu cổ phần của cổ đông hiện hữu

Lợi nhuận

Độ rủi ro cao hơn. Gía trị cổ tức có thể thay đôi vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp hoạt động có lãi thì cổ đông được chia lợi tức và ngược lại

Trái phiếu có rủi ro thấp hơn do nghĩa vụ nợ phải trả (gốc và lãi trái phiếu) là cố định và trong trường hợp doanh nghiệp giải thể, trái phiếu (và các nghĩa vụ nợ khác) được ưu tiên thanh toán trước cổ phiếu. Do đó, lợi nhuận từ đầu tư trái phiếu thường ở mức thấp hơn so với đầu tư cổ phiếu

Vấn đề trách nhiệm và Thứ tự

ưu tiên thanh toán khi doanh

nghiệp giải thể

Các cổ đông phải có trách nhiệm về khoản nợ của doanh nghiệp theo tỷ lệ tương ứng với vốn mà họ góp vào doanh nghiệp đó Sauk hi doanh nghiệp đã thanh toán hết các khoản nợ khác, các cổ đông sẽ được thanh toán khoản vốn mà họ góp vào doanh nghiệp

Trái chủ k phải chịu bất kỳ trách nhiệm nào về các khoản nợ của doanh nghiệp. Khác với cổ phiếu, các trái chủ sẽ được ưu tiên thanh toàn trước

Câu 20: Tại sao cty hợp danh lại là cty đối nhân điển hình?

Cty đối nhân là cty mà việc thành lập dựa trên sự liên kết chặt chẽ bởi chế độ tin cậy về nhân vật của các TV tham gia, sự hùn vốn là yếu tố thứ yếu.

31

Cty đối nhân có những đặc điểm quan trọng là ko có sự tách bạch về tài sản cá nhân các TV và tài sản của cty.

Các TV liên đới chịu TNXH về tài sản và ít nhất phải có 1 thành viên chịu TNXH về các khoản nợ của cty.

Các TV có tư cách thương nhân độc lập và phải chịu thuế thu nhập cá nhân, bản thân cty ko bị đánh thuế  CTHD là cty đối nhân điển hình vì đối với cty, thành viên hợp danh đóng vai trò chủ chốt trong cty

và phải liên đối chịu trách nhiệm phần tài sản của mình về các nghĩa vụ của cty. Khi làm ăn với nhau mà lại có trách nhiệm vô hạn thì phải có được sự tin tưởng giữa các thành viên. Các thành viên hợp danh có quyền hạn ngang nhau k dựa trên số phần vốn góp. Nếu thành viên muốn rút ra khỏi hội đồng thành viên thì phải có sự đồng ý của các thành viên khác.

Một phần của tài liệu Đề cương ôn tập Luật Thương mại 1 (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)