So sánh hộ kinh doanh với tổ hợp tác

Một phần của tài liệu Đề cương ôn tập Luật Thương mại 1 (Trang 39 - 42)

Tiêu chí Hộ kinh doanh Tổ hợp tác Căn cứ Luật doanh nghiệp 2020

Nghị định 01/2021/ NĐ-CP Bộ luật dân sự 2015

Định nghĩa

Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới mười lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh

Tổ hợp tác được hình thành trên cơ sở hợp đồng hợp tác có chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn của từ ba cá nhân trở lên, cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện những công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm là chủ thể trong các quan hệ dân sự.

Đặc điểm

Hộ kinh doanh không phải là doanh nghiệp: cá nhân, nhóm người, hộ gia đinh nhân danh chính mình tham gia vào hoạt động kinh doanh. Mặc dù là chủ thể kinh doanh chuyên nghiệp nhưng hộ kinh doanh lại không có tư cách của doanh nghiệp, không có con dấu, không được mở chi nhánh, văn phòng đại diện, không được thực hiện các quyền mà doanh nghiệp đang có như hoạt động xuất nhập khẩu hay áp dụng Luật Phá sản khi kinh doanh thua lỗ. Khi tham gia giao dịch, cá nhân hoặc đại diện theo nhóm người hay đại diện hộ gia đình nhân danh mình mà không nhân danh hộ kinh doanh để thực hiện hoạt động kinh doanh.

Điểm đặc biệt lưu ý đó là trường hợp hộ

kinh doanh có sử dụng từ mười lao động trở lên phải chuyển loại hình đăng ký thành lập doanh nghiệp theo quy định.

Trong trường hợp chấm dứt, tổ hợp tác phải báo cáo cho Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn đã chứng thực hợp đồng hợp tác. Tổ hợp tác chấm dứt theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong những trường hợp do pháp luật quy định.

40

Tài sản Toàn bộ tài sản của thành viên

1. Tài sản do các tổ viên đóng góp, cùng tạo lập và được tặng cho chung là tài sản của tổ hợp tác.

2. Các tổ viên quản lý và sử dụng tài sản của tổ hợp tác theo phương thức thoả thuận.

3. Việc định đoạt tài sản là tư liệu sản xuất của tổ hợp tác phải được toàn thể tổ viên đồng ý; đối với các loại tài sản khác phải được đa số tổ viên đồng ý.

Quyết định

Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ.

+ Đối với hộ kinh doanh do một cá nhân làm chủ, cá nhân đó có toàn quyền quyết định về mọi hoạt động kinh doanh của hộ (như chủ doanh nghiệp tư nhân đối với doanh nghiệp tư nhân).

+ Đối với hộ kinh doanh do một nhóm người hoặc một hộ gia đình làm chủ, mọi hoạt động kinh doanh của hộ do các thành viên trong nhóm hoặc hộ gia đình quyết định. Nhóm người hoặc hộ gia đình cử một người làm đại diện cho nhóm hoặc hộ để tham gia giao dịch với bên ngoài.

1. Đại diện của tổ hợp tác trong các giao dịch dân sự là tổ trưởng do các tổ viên cử ra.

Tổ trưởng tổ hợp tác có thể uỷ quyền cho tổ viên thực hiện một số công việc nhất định cần thiết cho tổ.

2. Giao dịch dân sự do người đại diện của tổ hợp tác xác lập, thực hiện vì mục đích hoạt động của tổ hợp tác theo quyết định của đa số tổ viên làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của cả tổ hợp tác.

Trách nhiệm

Cá nhân, nhóm người hoặc các thanh viên như trong hộ chịu trách nhiệm đến cùng về mọi khoản nợ phát sinh từ hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh (trách nhiệm vô

hạn). Hay nói cách khác, khi phát sinh

khoản nợ, cá nhân hoặc các thành viên phải chịu trách nhiệm trả hết nợ, không

Trách nhiệm dân sự của tổ hợp tác

1. Tổ hợp tác phải chịu trách nhiệm dân sự về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện nhân danh tổ hợp tác.

2. Tổ hợp tác chịu trách nhiệm dân sự bằng tài sản của tổ; nếu tài sản không đủ để thực

41 phụ thuộc vào số tài sản kinh doanh hay dân sự mà họ đang có; không phụ thuộc vào việc họ đang thực hiện hay đã chấm dứt thực hiện hoạt động kinh doanh.

hiện nghĩa vụ chung của tổ thì tổ viên phải chịu trách nhiệm liên đới theo phần tương ứng với phần đóng góp bằng tài sản riêng của mình.

Phạm vi hoạt động

Hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ kinh doanh mang tính nghề nghiệp thường xuyên, nghĩa là hộ kinh doanh hoạt động một cách chuyên nghiệp và thu nhập chính của họ phát sinh từ hoạt động kinh doanh.

Tổ hợp tác cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện những công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm là chủ thể trong các quan hệ dân sự.

Ưu điểm

– Về vốn kinh doanh: hộ kinh doanh cá thể không bắt buộc phải có số vốn tối thiểu khi thực hiện thành lập. Do đó, chủ thể có thể tự quyết định số vốn nằm trong khả năng của mình.

– Hồ sơ, thủ tục đăng ký hộ kinh doanh cá thể đơn giản

– Được phép hoạt động kinh doanh tại nhiều địa điểm.

– Có thể thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh.

– Có thể tạm ngừng kinh doanh vô thời hạn.

– Chế độ chứng từ sổ sách kế toán đơn giản.

– Về ngành nghề kinh doanh: Hộ kinh doanh cá thể có thể được thay đổi ngành nghề kinh doanh với thủ tục đơn giản hơn so với công ty.

– Về thuế : Hộ kinh doanh thuộc trường hợp đóng thuế khoán, mức này do cơ quan có thẩm quyền về thuế ấn định, nên việc phát sinh khoản thuế khác sẽ không xảy ra.

42

Nhược điểm

– Không có tư cách pháp nhân, không có con dấu;

– Chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản (trách nhiệm vô hạn) đối với mọi hoạt động kinh doanh. Mỗi cá nhân chỉ được thành lập duy nhất một hộ kinh doanh. – Không được khai, tính thuế GTGT theo phương phương pháp khấu trừ nên không được hoàn thuế, không xuất được hóa đơn GTGT.

– Tính chất hoạt động kinh doanh nhỏ lẻ có thể sẽ ít tạo được lòng tin cho khách hàng trong những lần đầu hợp tác.

– Do quy mô hoạt động của hộ kinh doanh cá thể nhỏ cho nên việc thực hiện khi cần huy động vốn sẽ khó khăn.

Một phần của tài liệu Đề cương ôn tập Luật Thương mại 1 (Trang 39 - 42)