Nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về đối ngoạ

Một phần của tài liệu Đề tài đồi NGOẠI QUỐC PHÒNG (Trang 26 - 55)

1.2.1.1. Quan điểm Hồ Chí Minh về vai trò của Đảng và vị trí tầm quan trọng của đối ngoại

Vai trò của Đảng trong hoạt động đối ngoại

Từ rất sớm Hồ Chí Minh đã nhận thức rõ tầm quan trọng của Đảng cách mạng, ngay từ năm 1927, Người đã khẳng định: Cách mệnh… trước hết phải có Đảng cách mệnh và vai trò đối ngoại của Đảng được thể hiện rất rõ “trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi”. Chính cương vắn tắt của Đảng do Người soạn thảo đã xác định, cách mạng Việt Nam đi từ tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để tiến tới xã hội cộng sản. Trong đó, về đối ngoại, Người khẳng định phải đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp.

Trong thời kỳ Đảng lãnh đạo đấu tranh giành chính quyền, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, các hoạt động đối ngoại khác nhau diễn ra vô cùng sôi nổi, như đối ngoại nhân dân đã gây dựng được nhiều phong trào đấu tranh, tuyên truyền cho cách mạng, hỗ trợ cho đối ngoại của Đảng trong thời kỳ trứng nước. Từ khi có chính quyền, ba "binh chủng" đối ngoại chính thức được xây dựng và củng cố. Mỗi binh chủng này có đặc thù, thế mạnh và mũi tiến công riêng, nhưng kết hợp với nhau và hỗ trợ cho nhau một cách chặt chẽ, hài hòa theo đó tùy hoàn cảnh, tình hình và đối tượng thích hợp mà công tác đối ngoại sẽ được tiến hành qua kênh nhà nước, Đảng hay nhân dân. Nhờ đó, công tác đối ngoại được thực hiện hiệu quả, đồng bộ và uyển chuyển nhằm đạt được mục tiêu cách mạng đề ra.

Tuy nhiên, để tạo ra và phát triển sức mạnh tổng hợp của công tác đối ngoại, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta luôn luôn coi trọng thực hiện thống nhất sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đối ngoại. Các hoạt động đối ngoại khác phải tranh thủ được sự hỗ trợ từ công tác đối ngoại của Đảng để tăng thêm sức mạnh cho mình và sức mạnh của công tác đối ngoại nói chung, góp phần thực hiện kết hợp chính trị đối ngoại với kinh tế đối ngoại, đối ngoại với an ninh, quốc phòng… để thực hiện mục tiêu của cách mạng Việt Nam.

Thực tế cho thấy, Cách mạng Tháng Tám và hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, Đảng ta đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh trên cơ sở kiên định lợi ích quốc gia dân tộc là tối thượng, đã đề ra đường lối đối ngoại hết sức linh hoạt, nhạy bén, không ngừng sáng tạo đáp ứng tốt với các diễn biến của đất nước khi phải đối phó với thù trong giặc ngoài, nhằm củng cố lực lượng, chuẩn bị trường kỳ kháng chiến. Căn cứ vào thực lực cách mạng và tương quan lực lượng trong những thời điểm nhất định, Đảng ta đã đề ra những quan điểm, chủ trương phù hợp, tuyên truyền và khẳng định với nhân dân ta và nhân loại tiến bộ về chính nghĩa của cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc ở Việt Nam và cuộc chiến phi nghĩa của hai đế quốc xâm lược là Pháp và Mỹ đối với Việt Nam. Trên cơ sở đó, các hoạt động đấu tranh quân sự, chính trị và

đối ngoại được kết hợp chặt chẽ với nhau, đã tạo nên sức mạnh để giành thắng lợi từng bước, tiến tới gành thắng lợi hoàn toàn. Nói cách khác, là Đảng ta đã biết kết hợp hài hòa và nhuần nhuyễn tính giai cấp với tính dân tộc, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại để thực hiện giải phóng dân tộc và thống nhất Tổ quốc.

Một sự thật hiển nhiên mà nhiều nhà khoa học đã chứng minh là, trong hơn 80 năm đấu tranh chống thực dân Pháp, hàng chục cuộc đấu tranh vũ trang oanh liệt của nhân dân Việt Nam nổ ra nhưng vẫn chưa giành được thắng lợi. Nguyên nhân chủ yếu là do các cuộc đấu tranh đó chưa có một giai cấp tiền phong lãnh đạo, chưa có lý luận cách mạng soi đường, cũng như chưa có đường lối chiến lược, sách lược đúng đắn, đủ sức giành thắng lợi trước những kẻ thù là chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa phát-xít. Nhưng, còn một sự thật lịch sử nữa là, để đưa cách mạng đến thành công, không chỉ cần có một đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo, biết vượt qua bao thử thách, gay go, khắc phục những sai lầm, khuyết điểm, rút ra những bài học kinh nghiệm để từng bước hoàn thiện đường lối chiến lược và sách lược, mà còn Đảng đó cần phải biết kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.

Việt Nam trải qua hai cuộc kháng chiến, với ba bản hiệp định: Hiệp định Sơ bộ (năm 1946), Hiệp định Geneve (năm 1954), Hiệp định Paris (năm 1973), nhằm đạt được mục tiêu các nước trên thế giới công nhận Việt Nam là một quốc gia độc lập, có chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Bên cạnh sự nỗ lực của toàn dân và các hoạt động cần thiết của Bộ Quốc phòng thì vai trò của Đảng trong lãnh đạo, chỉ đạo về đối ngoại là cực kỳ quan trọng. Đảng ta đã làm cho thế giới hiểu rằng, mục tiêu đấu tranh của Việt Nam chính là nền độc lập, chủ quyền, vì sự toàn vẹn lãnh thổ, thu hút được sự ủng hộ của các lực lượng hòa bình, tiến bộ và dân chủ trên thế giới.

Như vậy, trong kháng chiến chống Pháp và Mỹ, Đảng ta và Hồ Chí Minh đã vừa đấu tranh phá vỡ thế bao vây, vừa nỗ lực mở rộng quan hệ và tranh thủ sự ủng hộ, chi viện của bạn bè quốc tế cho cuộc kháng chiến chính nghĩa của nhân dân ta, công cuộc giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước đã hoàn thành thắng lợi vào năm 1975, thu giang sơn về một mối, Bắc - Nam sum họp một nhà. Vì vậy, có thể khẳng định, tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của Đảng trong đối ngoại là rất to lớn, đối ngoại đảng cùng với ngoại giao nhà nước và đối ngoại nhân dân hoạt động tích cực, phối hợp hiệu quả đã đạt được nhiều thành quả quan trọng, đóng góp xứng đáng vào thành quả của cách mạng giải phóng dân tộc trước đây cũng như những thành tựu chung của đất nước ngày nay. Với vai trò là một trụ cột

quan trọng của mặt trận đối ngoại, đối ngoại đảng đã phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, đổi mới, góp phần giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; duy trì và củng cố môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước, bảo đảm lợi ích quốc gia - dân tộc.

Về vị trí tầm quan trọng của đối ngoại

Trong quá trình hoạt động cách mạng, Hồ Chí Minh đã sớm thấu tỏ vai trò quan trọng của đối ngoại và coi đó là một mặt trận quan trọng trong cuộc đấu tranh toàn diện của dân tộc để tồn tại và phát triển. Ở mỗi chặng đường lịch sử, tư tưởng đúng đắn đó của Người luôn soi sáng cho nhận thức, hành động của nền đối ngoại cách mạng và góp phần làm nên những thắng lợi vĩ đại của dân tộc Việt Nam.

Đối ngoại là một trong hai lĩnh vực quan trọng và được đặt ngang hàng với đối nội. Theo Hồ Chí Minh, cách mạng trước hết phải được tiến hành ở mỗi quốc gia, dân tộc, trên cơ sở phát huy cao nhất tinh thần độc lập, tự chủ, tự lực cánh sinh. Người chỉ rõ: “Một dân tộc không tự lực cánh sinh mà cứ ngồi chờ dân tộc khác giúp đỡ thì không xứng đáng được độc lập”. Tuy nhiên, chủ nghĩa thực dân là kẻ thù chung của giai cấp công nhân và nhân dân lao động toàn thế giới và chúng liên kết với nhau thành một hệ thống quốc tế để áp bức, bóc lột giai cấp công nhân và nhân dân lao động toàn thế giới. Vì vậy, cách mạng vô sản cần phải có sự liên minh chặt chẽ giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và sự đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ nhau giữa các dân tộc bị áp bức và sự ủng hộ của nhân dân yêu chuộng hòa bình toàn thế giới.

Vì vậy, ngay từ rất sớm, Hồ Chí Minh đã nhận thức rõ đối ngoại có nhiệm vụ quan trọng đặc biệt trong tiến trình phát triển của mỗi quốc gia dân tộc, không chỉ để thêm bạn, bớt thù, tăng cường thêm động lực cho đất nước, mà còn để có cách ứng xử đúng với những quốc gia, dân tộc cố tình đi xâm chiếm, áp bức các quốc gia, dân tộc khác. Quan điểm này được Người thể hiện rất rõ ràng trong Bản Tuyên ngôn độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thực đã thành một nước tự do và độc lập. Toàn thể dân Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mệnh và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy”[40, tr.3]. Mặt khác, Người cũng nhấn mạnh: “Muốn làm cách mạng thắng lợi thì phải phân biệt rõ ai là bạn, ai là thù, phải thực hiện thêm bầu bạn, bớt kẻ thù”[49, tr.453].

Trong đối ngoại, Hồ Chí Minh đặt lên hàng đầu tầm quan trọng của đấu tranh ngoại giao để bảo vệ lợi ích dân tộc. Quan điểm đó của Hồ Chí Minh vừa được thể hiện qua những đánh giá trực tiếp về hoạt động này, vừa được thể hiện gián tiếp qua

những hoạt động ngoại giao thực tiễn của Người. Hồ Chí Minh đánh giá, đề cao vai trò của ngoại giao, Người nói: “Dùng binh giỏi nhất, là đánh bằng mưu. Thứ hai đánh bằng ngoại giao. Thứ ba mới là đánh bằng binh”[39, tr.562]. Người còn khái quát: “ngoại giao ai thuận lợi hơn, thì thắng”[39, tr.559]. Đánh giá cao vai trò của ngoại giao nên Nghị quyết của Hội nghị Tân Trào diễn ra trước Tổng khởi nghĩa đã đặt “Vấn đề ngoại giao” thành mục riêng ngang với mục “Chủ trương của Đảng” và mục “Nhiệm vụ quân sự”. Khi cuộc kháng chiến chống Mỹ bước vào giai đoạn quyết liệt nhất, cụm từ mặt trận ngoại giao chính thức ra đời trong Văn kiện của Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 13 (khóa III) năm 1967: “Đấu tranh quân sự và chính trị ở miền Nam là nhân tố quyết định sự thắng lợi trên chiến trường, làm cơ sở cho thắng lợi trên mặt trận ngoại giao”. Đến tháng 4 năm 1969, Nghị quyết Bộ Chính trị tiếp tục khẳng định: “ngoại giao trở thành một mặt trận quan trọng, có ý nghĩa chiến lược”. Việc thay đổi các cụm từ khi nói về ngoại giao như từ “cuộc đấu tranh ngoại giao”, “vấn đề ngoại giao”, thành “mặt trận ngoại giao”, “ngoại giao trở thành mặt trận quan trọng”... đã thể hiện sự đánh giá ngày càng cao của Đảng ta và Hồ Chí Minh về vai trò của công tác ngoại giao trong hoạt động đối ngoại.

Đối ngoại không chỉ thể hiện bằng lời nói mà còn bằng cuộc đấu tranh quyết liệt nhằm bảo vệ chủ quyền đối ngoại của quốc gia. Ngay sau cách mạng Tháng Tám, để đẩy lùi nguy cơ của cuộc chiến tranh Việt - Pháp, Người chấp nhận ký Hiệp định Sơ bộ ngày 6 tháng 3 năm 1946 với điều khoản “Việt Nam là quốc gia tự do trong khối liên hiệp Pháp” nhưng kiên quyết đấu tranh để có đối ngoại riêng, có quyền phái đại sứ và lãnh sự đi các nước. Ngay cả khi chiến tranh đã bùng nổ, vào tháng 3 năm 1947, Người tiếp tục khẳng định: “Nếu nước Pháp ưng thuận để nước ta thống nhất và độc lập… thì dân ta rất sẵn sàng hợp tác thân thiện trong khối Liên hiệp Pháp” [41, tr.132]. Việc kiên quyết đấu tranh đến cùng để giữ vững chủ quyền đối ngoại của dân tộc đã chứng tỏ Hồ Chí Minh rất đề cao vai trò của hoạt động đối ngoại trong tiến trình phát triển của đất nước. Trong những năm 1945 - 1946 (thời điểm vận mệnh dân tộc ngàn cân treo sợi tóc), Hồ Chí Minh đã sử dụng đối ngoại như một công cụ tài tình để phân hóa kẻ thù, thực hiện sách lược “thêm bạn bớt thù”.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, Đảng ta và Hồ Chí Minh đã mở rộng quy mô hoạt động đối ngoại bằng cách thực hiện công tác đối ngoại của 2 tổ chức có tính pháp lý độc lập: Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (một quốc gia có chủ quyền) và Mặt trận Dân tộc giải phóng Miền Nam Việt Nam (tổ chức đại diện cho nhân dân Miền Nam với

khát vọng giải phóng). Đấu tranh trên mặt trận đối ngoại sôi động của cả hai chủ thể đó đã cô lập cao độ kẻ thù, tập hợp lực lượng trên quy mô toàn thế giới, tranh thủ sự giúp đỡ to lớn của các nước XHCN, mở ra giai đoạn “vừa đánh vừa đàm” để nhanh chóng chấm dứt chiến tranh.

Đối ngoại phải kết hợp chặt chẽ với các hoạt động chính trị, quân sự.

Trong sự nghiệp cách mạng, đối ngoại là một trong ba mặt trận đấu tranh cơ bản, hoạt động đối ngoại, chính trị và quân sự luôn bổ trợ mạnh mẽ cho nhau. Chính vì vậy, năm 1950, khi các nước XHCN như Trung Quốc, Liên Xô công nhận và đặt quan hệ đối ngoại với nước ta đã tạo một “thế đứng” mới cho cách mạng Việt Nam và gia tăng sức mạnh quân sự cho Việt Nam thì Hồ Chí Minh coi “đó là một thắng lợi lớn về chính trị” [42, tr.339]. Người nói: “Chắc rằng cuộc thắng lợi chính trị ấy sẽ là cái đà cho những thắng lợi quân sự sau này” [42, tr.424]. Ngược lại, thắng lợi về quân sự là điều kiện quan trọng quyết định thắng lợi về đối ngoại vì “người ta chỉ nhận được những gì trên bàn đàm phán tương đương với những gì trên chiến trường”. Nói về tác động của quân sự, chính trị tới mặt trận đối ngoại, Người nói: “Thắng lợi của ta cũng là thắng lợi chung của phong trào hòa bình dân chủ thế giới. Bên cạnh thắng lợi quân sự, ta cũng thu được những thắng lợi bước đầu ở mặt trận chống phong kiến…, những thắng lợi của ta buộc địch phải nói chuyện với ta”[44, tr.548-549]. Trong kháng chiến chống Mỹ, Người nói: Bây giờ trong nước ta cứ đánh cho thắng thì đối ngoại dễ làm ăn. Sự liên kết chặt chẽ giữa các lĩnh vực chính trị, quân sự và đối ngoại dẫn đến yêu cầu phải phối hợp nhịp nhàng các hoạt động đó trong một cuộc đấu tranh. Vì vậy, trong cuộc đối đầu với Mỹ, Người chủ trương: “Một tay đánh, một tay mở cho nó ra, trước cửa cần có rèm chống”[63, tr.223].

Tuy nhiên, trong từng giai đoạn, mặt trận nào là trọng yếu thì phải “phân tích cụ thể một tình hình cụ thể”. Có những thời điểm mà đối ngoại đóng vai trò đặc biệt chủ động và tích cực. Lời căn dặn của Hồ Chí Minh với đoàn đàm phán tại Hội nghị Pari năm 1969 thể hiện rõ quan điểm đó: “Tiến công đối ngoại là một mặt tiến công có ý nghĩa chiến lược lúc này”[22, tr.36-37]. Đứng trên quan điểm toàn diện và quan điểm lịch sử cụ thể, Hồ Chí Minh đã đánh giá đúng vị trí, vai trò của công tác đối ngoại và mối liên hệ biện chứng của nó với các lĩnh vực khác của cách mạng.

Đối ngoại chỉ phát huy vai trò trên cơ sở thực lực dân tộc, nền tảng sức mạnh tổng hợp của đất nước từ mọi phương diện: kinh tế, chính trị, quân sự...

Người khẳng định: Nếu tự mình không có thực lực làm cơ sở thì không thể nói gì đến hoạt động đối ngoại. Có nghĩa là, thắng lợi đối ngoại lớn hay nhỏ, hoạt động đối ngoại thuận lợi hay khó khăn tùy thuộc vào thực lực dân tộc. Thực tế đã chứng minh quan điểm đó của Hồ Chí Minh là đúng đắn. Rõ ràng nếu không có những chiến thắng to lớn của quân dân ta trong gần 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp thì không thể có Hội nghị và Hiệp định Giơnevơ. Nếu không có thắng lợi của quân dân hai miền Nam - Bắc thì không có Hội nghị và Hiệp định Pari. Về điểm này chính Người đã tổng kết: Đối ngoại ở Hội nghị Giơnevơ thắng lợi là vì Điện Biên Phủ thắng lớn. Bây giờ

Một phần của tài liệu Đề tài đồi NGOẠI QUỐC PHÒNG (Trang 26 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w