Quan niệm vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đối ngoại trong đối ngoại quốc phòng hiện nay

Một phần của tài liệu Đề tài đồi NGOẠI QUỐC PHÒNG (Trang 67 - 69)

TRONG ĐỐI NGOẠI QUỐC PHÒNG HIỆN NAY

2.1. Quan niệm, yếu tố tác động đến vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minhvề đối ngoại trong đối ngoại quốc phòng hiện nay về đối ngoại trong đối ngoại quốc phòng hiện nay

2.1.1. Quan niệm vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đối ngoại trong đốingoại quốc phòng hiện nay ngoại quốc phòng hiện nay

Từ điển Bách khoa quân sự Việt Nam đã định nghĩa quốc phòng là “công cuộc giữ nước của một quốc gia, gồm tổng thể hoạt động đối nội và đối ngoại về quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học,...”[71, tr.848].

Như vậy, quốc phòng là tổng thể các hoạt động cả đối nội và đối ngoại để phòng thủ, bảo vệ Tổ quốc mà mọi tổ chức, đoàn thể chính trị - xã hội và mỗi công dân đều có trách nhiệm tham gia vào các hoạt động này, trong đó lực lượng vũ trang là nòng cốt. Theo đó, đối ngoại quốc phòng là một bộ phận quan trọng của đối ngoại nói chung, nhằm góp phần giữ vững hòa bình, ngăn chặn và đẩy lùi nguy cơ chiến tranh, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

Trên thế giới, đối ngoại quốc phòng còn được gọi là đối ngoại quân sự, ngoại giao quân sự hay ngoại giao quốc phòng. Các học giả nước ngoài cho rằng, đối ngoại quốc phòng là một trong những công cụ quan trọng nhất của nghệ thuật quân sự phi vũ lực để đạt được các mục tiêu chiến lược của quốc gia, các cơ chế quốc phòng của quốc gia đó không sử dụng vũ lực mà thông qua hợp tác với nước khác. Các nhà nghiên cứu nước ngoài cho rằng, hình thức của đối ngoại quốc phòng bao gồm: các cuộc tiếp xúc song phương và đa phương giữa các quan chức quốc phòng cấp cao; phái tùy viên quốc phòng ra nước ngoài; ký kết các thỏa thuận hợp tác quốc phòng song phương; đào tạo huấn luyện quân nhân và viên chức quốc phòng nước ngoài; tư vấn, trao đổi kinh nghiệm chỉ huy quản lý lực lượng vũ trang và các lĩnh vực liên quan đến kỹ thuật quân sự…“Đối ngoại quốc phòng là việc sử dụng hòa bình các lực lượng vũ trang mà chủ yếu là lực lượng quốc phòng để thực hiện chính sách an ninh và đối ngoại”.

Ở Việt Nam, đối ngoại quốc phòng là khái niệm dùng để chỉ các hoạt động hợp tác, giao lưu, tiếp xúc giữa Quân đội nhân dân Việt Nam với quân đội và chính phủ nước ngoài nhằm thực hiện các mục tiêu đối ngoại nói chung và mục tiêu của quốc phòng. Liên quan đến đối ngoại quốc phòng còn có thuật ngữ đối ngoại quân sự và nó được hiểu

là “những hoạt động tiếp xúc và liên hệ giữa nhà nước và nhà nước, lấy việc bảo vệ an ninh quốc gia làm mục đích chủ yếu và được xây dựng trên cơ sở quân sự, cùng các loại tổ chức hiệp ước quân sự và cơ cấu an ninh quốc gia”. Bên cạnh đó, đối ngoại quân sự còn được xác định “là một bộ phận cấu thành của đối ngoại Đảng, đối ngoại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, một mặt hoạt động cơ bản và thường xuyên của Quân đội nhân dân Việt Nam nhằm thực hiện đường lối đối ngoại của Đảng, chính sách đối ngoại của Nhà nước về mặt quân sự và những nội dung liên quan đến quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa”. Các quan niệm nêu trên, hoặc là định nghĩa đối ngoại quốc phòng chỉ là các hoạt động giao lưu, tiếp xúc giữa Quân đội nhân dân Việt Nam với quân đội các nước; là các hoạt động ngoại giao giữa các đoàn cán bộ cấp cao của Bộ Quốc phòng với quân đội và Chính phủ các nước, hoặc là sự tham gia của Việt Nam vào các hiệp ước quân sự và cơ cấu an ninh quốc tế.

Gần đây thuật ngữ “đối ngoại quốc phòng” được sử dụng nhiều trong các văn bản, tài liệu liên quan trong lĩnh vực này, mặc dù vậy, chưa có một định nghĩa riêng về đối ngoại quốc phòng mà thường được định nghĩa gắn liền với an ninh. Trong đó có định nghĩa, “Đối ngoại quốc phòng - an ninh là tổng thể các hoạt động xây dựng và thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta trong giao thiệp giữa nước ta với nước ngoài trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa, khoa học và bảo vệ trật tự an toàn xã hội…nhằm phục vụ công cuộc phòng thủ đất nước, tạo nên sức mạnh toàn diện, cân đối, trong đó sức mạnh của lực lượng vũ trang là đặc trưng, nhằm giữ vững hòa bình, đẩy lùi và ngăn chặn các hoạt động gây chiến, sẵn sàng đánh thắng chiến tranh xâm lược của kẻ thù dưới mọi hình thức và quy mô, bảo vệ vững chắc chế độ chính trị - xã hội, chủ quyền quốc gia góp phần thực hiện các nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Đây là định nghĩa khá đầy đủ nhưng cũng chỉ đề cập đến vị trí và mục đích của đối ngoại quốc phòng mà chưa đề cập đến chủ thể và phương thức tiến hành của hoạt động này.

Kế thừa những quan niệm trên đây có thể đưa ra một định nghĩa về đối ngoại quốc phòng như sau: “Đối ngoại quốc phòng là một bộ phận của hoạt động đối ngoại nói chung, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý điều hành của Nhà nước; là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, trong đó Quân đội nhân dân Việt Nam là nòng cốt; bao gồm các hoạt động từ nhận diện đối tượng, đối tác, xác định quan điểm, chủ trương, đường lối trong ứng xử với các nước và tiến hành các hoạt động cần thiết, trong đó hoạt động ngoại giao là chính, để nâng cao khả năng phòng

thủ đất nước, góp phần bảo vệ vững chắc độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc”. Định nghĩa nêu trên cho thấy sự khác biệt về phạm vi giữa đối ngoại quốc phòng và đối ngoại quân sự. Theo đó, không nên đồng nhất giữa đối ngoại quốc phòng với đối ngoại quân sự. Bởi lẽ, quân sự chỉ là một trong nhiều lĩnh vực của quốc phòng. Tuy nhiên, đây là lĩnh vực chủ yếu, trực tiếp.

Từ cách tiếp cận trên đây có thể đưa ra quan niệm: “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí

Một phần của tài liệu Đề tài đồi NGOẠI QUỐC PHÒNG (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w