Tần số của một số nhóm nguyên tử trong phổ hồng ngoại

Một phần của tài liệu Phân lập và xác định cấu trúc hợp chất triterpenoid từ cây trâu cổ (ficus pumila l ) họ dâu tằm (moraceae (Trang 33 - 42)

Nhóm nguyên tử Tần số C-H ankan 2960÷2850 cm-1 C-H anken 3050÷3020 cm-1 C=C anken 1680÷1620 cm-1 C=C aren 1600÷1450 cm-1 C=O xeton no 1740÷1700 cm-1

C=O xeton không no 1685÷1665 cm-1

O-H ancol không lk hidro 3650÷3590 cm-1

O-H ancol lk hidro 3590÷3200 cm-1

N-H amin 3600÷3200 cm-1

2.3.4.3 Phương pháp phổ khối lượng(MS-Mass Spectrum)

Thông thường các ion được phân tách dựa trên tỉ lệ khối lượng/điện tích (m/z). Do đó phương pháp phổ khối lượng chủ yếu dựa vào sự ion hóa các

phân tử. Để ion hóa phân tử người ta sử dụng một số kĩ thuật như sử dụng phương pháp EI (Electron Impact-va chạm điện tử) và phương pháp ESI (Electrospray Impact-phun mù điện tử) [5].

Đối với các hợp chất có phân tử khối nhỏ và phân tử sẽ bị ion hóa rồi phân tách thành các mảnh ion nhỏ hơn, người ta sử dụng phương pháp EI. Ngược lại các hợp chất có phân tử khối lớn hơn và thu trên phổ đồ cho tín hiệu các ion giả phân tử như [M+H]+, [M+Na]+, … người ta thường sử dụng phương pháp ESI.

Ví dụ, hợp chất propan- 2-onecó M = 58; trên phổ EI-MS (hình 2.14) cho pic M+m/z= 58 và ion mảnh có m/z=43.

Hình 2.14. Minh họa phổ EI-MS

Saccopetrin A[3]

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1 Quá trình điều chế cặn dịch chiết n-Hexane cây Trâu cổ 3.1 Quá trình điều chế cặn dịch chiết n-Hexane cây Trâu cổ

Lá cây Trâu cổ sau khi thu hái về đem rửa sạch, để khô nước, sau đó thái nhỏ, phơi mẫu cây trong điều kiện không có nắng mặt trời trực tiếp.

Hình 3.1. Mẫu Trâu cổ sau khi phơi khô

Xay nhỏ mẫu lá cây thu được 5,8 kg. Cho mẫu lá cây Trâu cổ vào 4 bình thủy tinh dung tích 5L, đổ dung môi n-hexane ngập mẫu.

Ngâm lần thứ nhất trong khoảng 24h sau đó tiến hành lọc lấy dịch chiết

n-hexane qua vải lọc lần 1 và giấy lọc lần 2.

Hình 3.3. Quá trình lọc dung dịch qua vải

Dung dịch sau khi lọc đem đi cô quay bằng máy cất quay chân không ở nhiệt độ 44°C,tốc độ quay trung bình 205 vòng/phút ta thu được cặn dịch chiết n-hexane lá cây Trâu cổ.

Hình 3.5. Quay khô dung dịch bằng máy cất quay

Sử dụng dung môi thu hồi để tiếp tục ngâm lần hai. Làm tương tự đối với lần hai, lần ba, lần bốn, lần năm. Ngâm năm lần thì dừng lại. Sau các quá trình ta thu được 97,1 gam cặn n-hexane lá cây Trâu cổ (kí hiệu FPLH).

Sau khi ngâm n–Hexane, sử dụng dung môi EtOAc để ngâm. Làm tương tự như ngâm với n–Hexane, ngâm năm lần.

Hình 3.7. Ngâm lá Trâu cổ bằng dung môi EtOAc

Sau các quá trình tương tự ta thu được cặn Ethyl acetate cây Trâu cổ (kí hiệu FPLEA) có khối lượng 94 gam.

Sau khi ngâm EtOAc, ta tiếp tục cho MeOH vào ngâm. Làm tương tự như ngâm với EtOAc, ngâm năm lần.

Hình 3.8. Ngâm lá Trâu cổ bằng dung môi MeOH

Sau các quá trình ta thu được cặn Methanol cây Trâu cổ (kí hiệu

Sử dụng các cặn dịch chiết EtOAc và MeOH lá cây Trâu cho các nghiên cứu tiếp theo.Quá trình ngâm chiết lá cây Trâu cổ được trình bày qua Hình 3.9.

Hình 3.9. Sơ đồ ngâm chiết lá cây Trâu cổ

3.2 Quá trình phân lập các chất từ dịch chiết n-hexane cây Trâu cổ

3.2.1 Khảo sát thành phần định tính và lựa chọn dung môi

+ Triển khai sắc ký lớp mỏng: Lấy một lượng nhỏ cặn dịch chiết n- Hexane của lá cây Trâu cổ hòa tan trong hỗn hợp CH2Cl2 - n-Hexane. Pha hệ dung môi (2 mL) rồi đổ vào bình triển khai sắc ký. Sử dụng bản mỏng với kích thước 15 mm x 40 mm. Đưa chất lên lớp mỏng bằng ống mao quản, cách đáy bản mỏng 6 mm và cách đều hai bên mép bản, để dung môi bay hết rồi đưa vào bình triển khai. Khi dung môi chạy lên cách mép trên của bản khoảng 3 mm thì lấy bản mỏng ra, sấy để dung môi bay hết.

+ Lập sắc ký đồ: Tiến hành lập sắc ký đồ trong các điều kiện sau: Quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng = 254 nm và 366 nm. Phun thuốc thử Ce(SO4)2, sấy bản mỏng, quan sát dưới ánh sáng thường.

Mỗi vết tách ra trên bản mỏng có một giá trị Rf khác nhau. Dựa trên sắc ký đồ, phân tích sơ bộ thành phần chiết để biết: Số lượng chất có trong cặn chiết, đánh giá sơ bộ khả năng phân tách chất của dung môi trên silica gel.

+ Kết quả sắc ký đồ:

Hệ các dung môi được triển khai gồm:

(I): CH2Cl2/n-Hexane (1:4) (II): CH2Cl2/n-Hexane (1:9)

(III): CH2Cl2/n-Hexane (1:3) (IV):CH2Cl2/n-Hexane (1:1)

(V):CH2Cl2/n-Hexane (3:1) (VI): EtOAc /n-Hexane (1:9)

(VII): EtOAc /n-Hexane (1:3) (VIII): EtOAc /CH2Cl2 (1:9) Các bản mỏng sau khi được triển khai sắc ký, hiện màu bằng đèn tử ngoại sau đó phun thuốc thử Ce(SO4)2 thu được kết quả tương ứng như sau (Hình 3.10):

(I) (II) (III) (IV)

(V) (VI) (VII) (VIII)

Kết quả so sánh cho thấy các chất được khai triển tốt nhất ở hệ dung môi

(IV),(V),(VI),(VII) (VIII). Các vệt chất đều hiện màu ở đèn tử ngoại với bước sóng =366 nm (một số vệt chất hiện màu ở cả bước sóng 254nm) và thuốc thử Ce(SO4)2.

Ce(SO4)2 UV,= 366 nm

Hình 3.11. TLC cặn n-hexane lá cây Trâu cổ với hệ dung môi (V)

Các giá trị Rf của các vệt chất với hệ dung môi CH2Cl2 /Hexane 75% được trình bày trong bảng 3.1

Một phần của tài liệu Phân lập và xác định cấu trúc hợp chất triterpenoid từ cây trâu cổ (ficus pumila l ) họ dâu tằm (moraceae (Trang 33 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)