Tỷ trọng vốn đầu tư theo nguồn hình thành giai đoạn 2017-2019

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển tại công ty cổ phần rượu Đồng Tiến (Trang 49 - 53)

Đơn vị: %

STT Chỉ tiêu 2017 2018 2019

1 Vốn chủ sở hữu 38,12 37,72 38,06

2 Vốn vay tín dụng 48,58 48,82 47,24

3 Vốn khác 13,3 13,46 14,7

Tổng vốn đầu tư phát triển 100 100 100

(Nguồn: Phòng Kinh tế - Kế hoạch năm 2017 - 2019)

Qua bảng trên ta thấy, trong giai đoạn 2017 - 2019 vốn đầu tư phát triển lấy từ vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng cao thứ hai trong tổng vốn đầu tư phát triển, nếu như trong năm 2017, tỷ trọng vốn chủ sở hữu chiếm 38,12% thì đến năm 2019 đã có sự giảm nhẹ, chiếm tỷ trọng 38,06%. Nguồn vốn tín dụng trong giai đoạn này có xu hướng giảm vào năm 2019, trong năm 2018, vốn tín dụng chiếm tỷ trọng cao nhất là 48,82%, nhưng đã giảm vào năm sau chỉ còn 47,24% năm 2019. Điều này có thể được hiểu do nguyên nhân tình hình kinh tế chung của cả nước có nhiều khó khăn, đặc biệt là tình hình tài chính nên công ty cũng khá bị hạn chế trong việc vay vốn tín dụng, mà khai thác triệt để vốn chủ sở hữu để đầu tư, vì nó không mang gánh nặng lãi suất như vốn vay. Ngoài ra còn có sự đóng góp của nguồn vốn khác vào vốn đầu tư phát triển, tuy nhiên tỷ trọng của nguồn vốn này có xu hướng tăng từ 13,3% năm 2017 lên 14,7 % năm 2019.

Vốn chủ sở hữu của công ty bao gồm một phần vốn trích từ đầu tư của chủ sở hữu, một phần lợi nhuận chưa phân phối và từ các quỹ nội bộ khác như: quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự trữ tài chính của công ty. Nó là nguồn vốn quan trọng mà công ty sử dụng để đầu tư phát triển công ty, vì nguồn vốn này là vốn tự có của công ty. Nó không bị ảnh hưởng nhiều bởi sự biến động của thị trường bên

ngoài và công ty có toàn quyền sử dụng mà không bị ràng buộc về chi phí sử dụng nó. Do đặc điểm tự chủ về nguồn tài chính này nên công ty luôn dành lượng lớn vốn này trong hoạt động đầu tư.

Vốn tín dụng: Nói đến việc vay vốn ngân hàng thì sự phát triển và uy tín của công ty là một lợi thế cho việc vay vốn. Và đây là cơ hội cho việc gia tăng nguồn vốn đầu tư phát triển hoạt động kinh doanh của công ty. Nguốn vốn huy động này đáp ứng nhu cầu về vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn của công ty. Mặt khác, vốn vay tín dụng được xem như một khoản chi phí của doanh nghiệp nên việc sử dụng hợp lý nó sẽ đem lại khoản tiết kiệm không nhỏ. Nhưng nếu sử dụng vốn vay cũng tạo ra một gánh nặng cho công ty khi khoản chi phí trả lãi vay là không hề nhỏ. Từ năm 2019, lượng vốn vay của công ty có xu hướng giảm do những nguyên nhân chung về nền kinh tế của cả nước. Nhưng nhìn chung phần vốn này vẫn chiếm một tỷ lệ tương đối cao (47% - 48%), mặt khác công ty có thể đạt được những kết quả trong những năm qua là nhờ đóng góp to lớn của nguồn vốn tín dụng này. Công ty luôn tạo sự tin tưởng đối với ngân hàng vay vốn vì kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tốt đồng thời chấp hành thời gian trả nợ đúng hạn. Và chủ yếu công ty vay vốn từ Ngân hàng đầu tư – Phát triển BIDV chi nhánh Việt Trì Phú Thọ.

Nguồn vốn khác: được trích từ quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi của công ty. Tuy chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong tổng vốn đầu tư phát triển từ 13% - 14% nhưng đóng góp nhất định trong việc huy động vốn cho nhu cầu đầu tư phát triển hàng năm của công ty.

2.2.3. Tình hình đầu tư phát triển của công ty phân theo các nội dung đầu tư

Hoạt động đầu tư phát triển trong bất kỳ doanh nghiệp nào cũng rất cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp đó. Nhận thức được tầm quan trọng đó của hoạt động đầu tư phát triển, trong những năm qua, công ty đã chú trọng nhiều hơn cho hoạt động đầu tư phát triển, điều này thể hiện ở khối lượng vốn đầu tư ở mức khá cao và tăng dần qua các năm.

Công ty cổ phần Rượu Đồng Tiến tập trung vốn đầu tư phát triển các nội dung như: đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng; đầu tư xây lắp và mua sắm máy móc thiết bị; đầu tư cho nguồn nhân lực; và đầu tư vào một số lĩnh vực khác.

Tình hình thực hiện vốn đầu tư phát triển của công ty phân theo nội dung đầu tư giải đoạn 2017 - 2019 được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.9: Tình hình thực hiện vốn đầu tư phát triển tại công ty phân theo nội dung đầu tư giai đoạn 2017 - 2019

Đơn vị: Triệu đồng STT Chỉ tiêu 2017 2018 2019 So sánh Tốc độ TTBQ (%) 2018/2017 2019/2018 Số tiền % Số tiền % 1 Vốn đầu tư cho tài sản cố định 406,32 520,25 600,72 113,93 128,04 80,47 115,47 121,59 2 Vốn đầu tư đổi mới và phát triển khoa học công nghệ 100,22 122,15 180,23 21,93 118,24 58,08 147,55 134,1 3 Vốn đầu tư cho nguồn nhân lực 72,77 125,34 150,38 52,57 172,24 25,04 119,97 143,75 4 Vốn đầu tư cho Marketing, thương hiệu 52,76 56,23 48,87 3,47 106,57 -7,36 86,91 96,24 5 Vốn đầu tư cho hàng tồn trữ 155,43 200,61 240,02 45,18 129,07 39,41 119,64 124,27 Tổng vốn đầu tư 787,5 1.024,58 1.220,22 237,08 130,1 195,64 119,09 124,48

Biểu đồ 2.3: Tình hình thực hiện vốn đầu tư phát triển tại Công ty Cổ phần Rượu Đồng Tiến phân theo nội dung đầu tư giai đoạn 2017 - 2019

Trong giai đoạn 2017-2019, vốn đầu tư tài sản cố định chiếm khối lượng lớn nhất với tổng vốn trong 3 năm qua và có xu hướng tăng lên qua các năm từ 406,32 triệu đồng năm 2017 và 520,25 triệu đồng năm 2018 lên 600,72 triệu đồng năm 2019. Lý do là trong giai đoạn này công ty đầu tư vào cơ sở hạ tầng và mua thêm một số máy móc thiết bị để phục vụ thêm cho hợp đồng mới. Tiếp đến là vốn đầu tư cho hàng tồn trữ, có xu hướng có tăng dần qua các năm từ 155,43 triệu đồng năm 2017 lên 240,02 triệu đồng năm 2019. Qua bảng số liệu trên ta thấy, công ty dành một lượng vốn đầu tư phát triển khá lớn cho hoạt động đầu tư vào máy móc thiết bị và cơ sở hạ tầng, tuy nhiên vốn dành cho hoạt động đầu tư cho nguồn nhân lực, đầu tư cho hoạt động Marketing, thương hiệu và đầu tư cho phát triển khoa học công nghệ còn khá khiêm tốn. Điều này có thể được hiểu là do trong giai đoạn này công ty đang trong giai đoạn đổi mới, cần thiết tiến hành các hoạt động mua sắm máy móc thiết bị, xây dựng hệ thống nhà xưởng.

406,32 520,25 600,72 100,22 122,15 180,23 72,77 125,34 150,38 52,76 56,23 48,87 155,43 200,61 240,02 0 100 200 300 400 500 600 700

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Vốn đầu tư cho tài sản cố định Vốn đầu tư đổi mới khoa học công nghệ Vốn đầu tư cho nguồn nhân lực

Vốn đầu tư cho marketing, thương hiệu Vốn đầu tư cho hàng tồn trữ

2.2.3.1. Đầu tư vào tài sản cố định a. Đầu tư vào cơ sở hạ tầng của công ty

Đây là một trong những hoạt động được thực hiện đầu tiên của mỗi công cuộc đầu tư (trừ trường hợp đầu tư theo chiều sâu). Đầu tư cơ sở hạ tầng không chỉ thể hiện năng lực, trình độ của công ty khi khách hàng đánh giá qua cái nhìn đầu tiên mà còn tạo ra môi trường làm việc tốt để đội ngũ cán bộ công nhân viên phát huy được năng lực, sáng tạo trong công việc đóng góp và sự phát triển chung của công ty.

Với sự cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ của các đối thủ khác trong lĩnh vực rượu thì công ty ngoài việc xem đầu tư vào nâng cao chất lượng sản phẩm - đầu tư theo chiều sâu còn chú trọng đến đầu tư theo chiều rộng là mở rộng quy mô của công ty.

Hoạt động đầu tư cơ sở hạ tầng của công ty chủ yếu đến từ việc đầu tư vào nhà xưởng của công ty. Nguyên nhân là do hiện tại công ty đang tiến hành xây dựng hệ thống nhà xưởng, công trình kiến trúc mới theo kiểu dáng tiên tiến phục vụ nhu cầu sản xuất. Tình hình đầu tư cho cơ sở hạ tầng của công ty giai đoạn 2017 - 2019 được thể hiện ở bảng sau:

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển tại công ty cổ phần rượu Đồng Tiến (Trang 49 - 53)