Số nhân lực của công ty trong giai đoạn 2017-2019

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển tại công ty cổ phần rượu Đồng Tiến (Trang 78 - 104)

STT Chỉ tiêu Đơn vị 2017 2018 2019

1 Số lao động Người 72 98 108

2 Số lao động tăng thêm Người - 26 10

3 Thu nhập người lao động Triệu đồng 4,31 4,22 4,65 4 Thu nhập người lao động tăng thêm Triệu đồng - -0,09 0,43

(Nguồn: Phòng Tổ chức - Lao động năm 2017 - 2019)

Trong giai đoạn 2017 - 2019, mặc dù công ty trong giai đoạn đổi mới, gặp nhiều khó khăn, nhưng công ty vẫn luôn giữ lao động ở mức ổn định, số lao động luôn tăng từ năm 2017 đến năm 2019. Cụ thể số lao động năm 2017 là 72 người, số lao động năm 2018 là 98 người và năm 2019 là 108 người. Thu nhập trung bình của người lao động luôn lớn hơn 4 triệu đồng. Tuy nhiên do năm 2018 có sự tăng trưởng lớn về số lượng lao động, dẫn đến giảm thu nhập chung của cả năm xuống 0,09 triệu đồng so với năm 2017. Nhưng sang đến năm 2019, công ty đã ổn định hơn về mức lương, tăng nhẹ lên 4,65 triệu đồng, chênh lệch 0,43 triệu đồng so với năm 2018.

2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân trong hoạt động đầu tư phát triển của công ty cổ phần Rượu Đồng Tiến

2.4.2.1. Hạn chế theo nội dung đầu tư

Thứ nhất, hạn chế về hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị. Trong giai đoạn 2017 -2019 công ty mua thêm một số máy móc, công nghệ mới ngoài việc sản xuất rượu, còn có một số máy móc, công nghệ sản xuất đá sạch và nước lọc. Tuy nhiên, công ty vẫn chưa khai thác được hết công dụng của máy móc, công nghệ mới này, vẫn chưa đem lại hiệu quả tối đa như kì vọng. Đặc biệt tỉ trọng lĩnh vực chính của công ty là rượu đang có tỉ trọng giảm so với các năm trước.

Thứ hai, hạn chế về nguồn nhân lực.Trong giai đoạn 2017 - 2019, công ty chưa có chiến lược đào tạo nhân lực rõ ràng cho từng giai đoạn phát triển. Do đó

dẫn đến nguyên nhân làm người lao động không thể hiểu hết sự cần thiết đối với máy móc mà họ đang sử dụng, vẫn chưa khai thác được tối đa công dụng của máy. Ngoài ra công ty còn thiếu những chính sách ưu đãi thỏa đáng cho cán bộ công nhân có kỹ thuật giỏi để có thể tạo thêm động lực lao động cũng như giữ chân họ trong công ty của mình.

Thứ ba, hạn chế về phát triển khoa học - côngnghệ. Việc đầu tư, ứng dụng công nghệ mới vào hoạt động sản xuất - kinh doanh của công ty rượu vẫn còn hạn chế. Tình trạng máy móc lạc hậu, thiếu đồng bộ vẫn còn làm cho việc ứng dụng công nghệ mới tiên tiến nước ngoài diễn ra khó khăn. Nguyên nhân là công ty còn thiếu việc tiếp cận trực tiếp, khảo sát để cập nhật thêm kiến thức về những dây chuyền công nghệ tiên tiến hiện đại. Ngoài ra việc thực hiện công tác nghiên cứu khoa học công nghệ của công ty còn kém.

Thứ tư, hạn chế về hoạt động marketing. Hiện nay giá bán các sản phẩm của công ty còn cao hơn so với thị trường do chi phí, nguyên vật liệu đầu vào vẫn còn cao, giá bán sản phẩm vẫn còn cứng nhắc theo công thức. Nguyên nhân là công ty vẫn chưa có chiến lược giá cả cụ thể; kênh tiêu thụ và chiến lược phân phối của công ty còn yếu kém; chiến lược giao tiếp, khuếch trương chưa đem lại hiệu quả cao.

2.4.2.2. Hạn chế theo quy trình đầu tư

Thứ nhất, hạn chế về công tác chuẩn bị đầu tư. Công tác chuẩn bị vốn đầu tư vẫn còn nhiều vấn đề, chưa có tính khách quan và hiệu quả trong công tác nghiên cứu những sản phẩm mới. Nguyên nhân là công ty còn thiếu những ban chuyên môn cho các giai đoạn cho quá trình quản lý đầu tư, việc lựa chọn những đơn vị tư vấn có kinh nghiệm vẫn còn tồn tại vấn đề.

Thứ hai, hạn chế về công tác thực hiện đầu tư. Tình trạng rủi ro với những sản phẩm mới vẫn còn xảy ra. Nguyên nhân làcông ty vẫn chưa hoàn thiện biện pháp quản lý rủi ro trong quá trình thực hiện đầu tư sao cho phù hợp với từng sản phẩm mới cụ thể. Công tác tổ chức, quản lý giám sát của công ty vẫn còn yếu.

Thứ ba, hạn chế về công tác vận hành. Khi sản phẩm ra ngoài thị trường công ty vẫn chưa kiểm tra chất lượng sản phẩm trong quá trình sử dụng.Nguyên nhân là quá trình giám sát và quản lý kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi ra ngoài thị trường còn chưa tốt.

2.4.2.3. Một số hạn chế khác

Thứ nhất là hiệu quả sử dụng vốn đầu tư chưa cao

Nguyên nhân là trong công tác chuẩn bị đầu tư còn nhiều bất cập, chưa có tính đồng bộ giữa các khâu như nghiên cứu thị trường, lập nghiên cứu tiền khả thi và nghiên cứu khả thi. Từ đó gây ảnh hưởng đến quá trình thực hiện đầu tư. Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư chưa cao do tính phối hợp giữa các khâu, các bộ phận còn kém và chất lượng quản lý hoạt động đầu tư chưa cao.

Thứ hai là công tác quản lý vốn còn lỏng lẻo

Nguyên nhân là trong công tác quản lý có một số vấn đề nhưng chủ yếu là lỏng lẻo và bất cập trong công tác quản lý vốn; đặc biệt là đối với các sản phẩm chính mà công ty thi sản xuất, dẫn tới việc thất thoát, lãng phí vốn đầu tư. Một số máy móc thiết bị mới được đầu tư không đảm bảo chất lượng, hay khi đi vào vận hành phải cần lượng vốn lớn hơn dự toán và gây nguy hiểm khi vận hành.

Nhìn chung việc bố trí và điều hành kế hoạch đầu tư hàng năm còn bộc lộ nhiều nhược điểm Trong các công cuộc đầu tư, công ty còn nhiều quyết định đầu tư vội vàng thiếu chính xác.. Trong khâu kế hoạch cũng góp phần không nhỏ làm thất thoát lãng phí vốn đầu tư,.. một số chậm tiến độ do đó giá cả thị trường biến động làm chi phí phát sinh tăng lớn.

Công tác điều hành hoạt động đầu tư ở một số đơn vị còn chưa chủ động trong tính toán tổ chức thực hiện, luôn phải chờ đợi từ sự nhắc nhở và chỉ đạo từ lãnh đạo công ty.

Nguyên nhân là việc sử dụng cán bộ tại các đơn vị còn thiếu sự phân công cụ thể, chú trọng nhiều đến kỹ thuật, chứ chưa quan tâm đúng mức đến nghiệp vụ khác, tình trạng phụ trách còn chung chung nên hiệu quả công tác quản lý chưa cao.

Một vấn đề cần được xem xét là thái độ và trách nhiệm của người lao động trong công ty, một số người lao động ở đây cũng chưa có tác phong lao động đúng, một số còn có thái độ ỷ lại vào tập thể và thiếu tinh thần trách, tính tiết kiệm. Cho thấy ở đây còn thiếu sự gắn kết giữa lợi ích của cá nhân với tập thể và lợi ích và trách nhiệm của người lao động.

Hạn chế về trình độ của người lao động. Trong nhiều năm qua đội ngũ cán bộ công nhân viên của công ty tuy có sự phát triển về số lượng cũng như trình độ song cũng còn hạn chế, việc hạn chế về trình độ này một phần khách quan là do tốc độ phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật - công nghệ nhưng nhìn chung thì nguồn lực trong công ty chưa đáp ứng yêu cầu. Và hầu hết các công nhân có tay nghề cao hầu như là những nhân viên có tuổi đời công tác lớn và chủ yếu là tích lũy nhiều kinh nghiệm chứ số người đã qua đào tạo chuyên môn về kỹ thuật và quản lý thì không nhiều. Nên việc tiếp thu nhiều công nghệ mới cũng như việc tiếp thu kiến thức khoa học kỹ thuật và cải tiến chúng sẽ gặp khó khăn. Mặc dù công ty có đào tạo nhiều lượt cán bộ song do việc trẻ hóa đội ngũ cán bộ nên các cán bộ trẻ còn chưa có đủ kinh nghiệm để có thể đảm nhận các trọng trách lớn như chủ nhiệm thiết kế, còn các kĩ sư làm nhiệm vụ tư vấn giám sát còn rất hạn chế về kinh nghiệm thực tế.

Trong giai đoạn 2017 - 2019, tuy công ty đã có những bước tiến đáng kể trong việc huy động vốn đầu tư phát triển, nhưng để đáp ứng được nhu cầu cần thiết để cạnh tranh với các doanh nghiệp cùng ngành thì vốn đầu tư phát triển của công ty vẫn chưa đạt kết quả đề ra. Như trong phần phân tích tình hình thực hiện kế hoạch vốn đầu tư thì vốn đầu tư thực hiện các năm đều không đạt được như kế hoạch đề ra. Công ty thường gặp vấn đề khó khăn trong việc thu hút vốn đầu tư như nhiều doanh nghiệp hiện nay, trong khi nhu cầu đầu tư thì nhiều nhưng nguồn

vốn thì có hạn và đặc biệt giai đoạn hiện nay nền kinh tế đang gặp khó khăn về nguồn vốn nên công ty cũng bị hạn chế về vốn.

Thứ tư là thị trường của công ty còn yếu kém và chưa phân đoạn được thị trường

Trong giai đoạn 2017 - 2019, chủ yếu các hợp đồng lớn của công ty vẫn nằm trong tỉnh Phú Thọ. Tình hình tiêu thụ ở ngoài tỉnh vẫn chưa đem lại nhiều tín hiệu khả quan, do đó đã làm mất đi một khoản doanh thu đáng kể. Nguyên nhân là tình trạng tìm kiếm thị trường của công ty còn nhiều vấn đề, chưa có nhiều chính sách để nghiên cứu sự thích ứng của thị trường tác động tới công ty. Bên cạnh đó sản phẩm của công ty cũng bị cạnh tranh rất mạnh do các công ty đối thủ liên tục đưa ra những mẫu mã mới. Ngoài ra tình trạng phân đoạn thị trường của công ty còn nhiều khó khăn, có một số phân đoạn thị trường mà công ty có thể xâm nhập nhưng hiện tại vẫn chưa bước chân vào.

Thứ năm là cơ cấu vốn đầu tư phát triển chưa được sử dụng hợp lý

Nguyên nhân là trong giai đoạn 2017 - 2019 vừa qua, vốn đầu tư phát triển của công ty chủ yếu được phân cho vốn đầu tư cho tài sản cố định, tỉ lệ còn lại được chia cho vốn đầu tư hàng tồn trữ, vốn đầu tư cho phát triển khoa học công nghệ, vốn đầu tư cho hoạt động marketing, vốn đầu tư cho nguồn nhân lực nhưng chỉ chiếm một tỉ trọng nhỏ. Tuy nhiên tỉ lệ này chưa được sử dụng hợp lý, mang lại nhiều hạn chế, rủi ro cho công ty trong công tác sử dụng vốn.

Chương 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN RƯỢU ĐỒNG TIẾN

3.1. Định hướng và mục tiêu nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển của công ty Cổ phần Rượu Đồng Tiến

3.1.1. Nguyên tắc và quan điểm phát triển của công ty

Công ty luôn tuân theo nguyên tắc tập trung dân chủ, luôn gần gũi, lắng nghe ý kiến của công nhân viên trong công ty. Quan điểm phát triển của công ty là: Nâng cao năng lực lãnh đạo của cán bộ; đổi mới, năng động, sáng tạo hoạt động sản xuất kinh doanh; phát huy truyền thống sức mạnh, đoàn kết để thực hiện mục tiêu Gìn giữ tinh hoa - Nâng tầm vị thế” giá trị thương hiệu của công ty với tinh thần “Sức bật Việt Nam”.

3.1.2. Định hướng, mục tiêu phát triển của công ty

3.1.2.1. Định hướng phát triển của công ty trong thời gian 2020 - 2025

Về việc đẩy mạnh công tác phát triển cơ sở hạ tầng và xây dựng một tổ chức kinh doanh mạnh trong lĩnh vực này trong những năm từ 2020 - 2025, công ty xác định tiếp tục hoạt động theo định hướng đã được công ty thực hiện có hiệu quả trong thời gian qua là đầu tư phát triển sản xuất: tiếp tục đầu tư máy móc thiết bị mới, đồng bộ, phù hợp với công nghệ tiên tiến nhằm nâng cao năng lực, tăng năng suất, phát huy tốt hiệu quả đầu tư, ổn định chất lượng sản phẩm, tiết kiệm nguyên liệu, tăng khả năng cạnh tranh với doanh nghiệp cùng ngành trên thị trường và sử dụng hợp lý hiệu suất vốn đầu tư, tăng cường quy mô tổ chức của công ty kể cả về bộ máy tổ chức, con người, vốn đầu tư và cung cách quản lý, tiếp tục mở rộng kinh doanh theo chiều sâu tại thành phố Việt Trì, theo chiều rộng tại các vùng lân cận. [5]

3.1.2.2. Mục tiêu tổng quát

Nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển phải gắn với việc đổi mới cơ cấu đầu tư theo định hướng chiến lược của công ty.

Hoạt động trong cơ chế thị trường mục tiêu của công ty là hạ thấp chi phí và tăng lợi nhuận. Chính mục tiêu này là động lực để công ty tiết kiệm chi phí đầu tư, chống lãng phí, đầu tư trọng tâm trọng điểm, nhanh chóng đưa dự án vào vận hành, khai thác, do đó, nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư.

Đổi mới cơ cấu đầu tư, về thực chất là sự điều chỉnh cơ cấu vốn, nguồn vốn đầu tư, điều chỉnh cơ cấu huy động và sử dụng các loại vốn và nguồn vốn, nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu đã xác định của công ty trong từng thời kỳ phát triển. Một cơ cấu đầu tư được xem là hợp lý nếu nó phù hợp và phục vụ cho chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ của công ty, phù hợp với các quy luật khách quan, đảm bảo quan hệ tỷ lệ hợp lý giữa các yếu tố về vốn đầu tư, nguồn vốn đầu tư, giữa yêu cầu đầu tư và khả năng của công ty, tạo điều kiện khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong công ty. Nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển của công ty phải trên cơ sở tạo lập một cơ cấu đầu tư hợp lý giữa việc đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị với đầu tư phát triển nguồn nhân lực, đầu tư vào tài sản vô hình, đảm bảo một cơ cấu đầu tư hợp lý giữa đầu tư theo chiều rộng và chiều sâu, giữa khả năng về vốn và nhu cầu đầu tư.

Nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển phải kết hợp chặt chẽ với việc huy động hợp lý, tối đa mọi nguồn vốn trong và ngoài công ty cho đầu tư phát triển.

Thực tế cho thấy, trong điều kiện một nước đang phát triển như nước ta hiện nay, nguồn vốn ngân sách cũng như bản thân công ty có hạn và luôn chịu áp lực trước nhiều nhu cầu về vốn. Áp lực này là nguyên nhân dẫn đến tình trạng dàn trải các khoản đầu tư trong công ty. Thiếu vốn, nên không cho phép công ty đổi mới công nghệ hiện đại, đầu tư tập trung, phát triển sản phẩm mới và giảm chi phí sản xuất, dẫn đến hiệu quả hoạt động đầu tư giảm. Chính tình trạng đầu tư dàn trải

dẫn đến sự thiếu đồng bộ, không đầu tư trọng tâm trọng điểm, kéo dài thời gian đầu tư, làm ảnh hưởng xấu đến hiệu quả hoạt động đầu tư của Công ty.

Nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư phát triển trên cơ sở coi trọng quy luật cung - cầu trong nền kinh tế thị trường.

Công ty cần xác định khả năng cung - cầu của thị trường nhằm tránh trường hợp mất cân đối cung cầu, làm ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư sản xuất, dẫn đến tác động tiêu cực đối với tăng trưởng kinh tế và hiệu quả hoạt động đầu tư của công ty.

Phát huy tính chủ động, sáng tạo trong hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư là đòi hỏi khách quan nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư của công ty. Các cơ quan quản lý Nhà nước trong lĩnh vực đầu tư cần giảm thiểu việc can thiệp quá sâu vào hoạt động đầu tư cụ thể của công ty mà tập trung sức làm tốt công tác dự báo cung - cầu, cung cấp các thông tin kinh tế, thông tin thị trường, định hướng cho hoạt động đầu tư của công ty, đồng thời thực hiện kiểm tra công tác quản lý đầu tư ở các đơn vị.

Nâng cao hiệu quả đầu tư phải gắn liền với việc nâng cao hiệu quả sử

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển tại công ty cổ phần rượu Đồng Tiến (Trang 78 - 104)