Quy trình dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ

Một phần của tài liệu Sử dụng phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ trong dạy học chương 3 sinh trưởng và phát triển sinh học 11 tại trưởng THPT long châu sa (Trang 46 - 50)

học chƣơng 3 : Sinh trƣởng và phát triển – Sinh học 11

2.3.1. Quy trình dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ

2.3.1.1. Tiến trình dạy học theo nhóm nhỏ

Lớp học được chia thành những nhóm từ 4 – 6 người. Tùy mục đích sư phạm và yêu cầu của vấn đề học tập, các nhóm được phân chia ngẫu nhiên hoặc có chủ định, được duy trì ổn định trong cả tiết học hoặc thay đổi theo từng hoạt động, từng phần của tiết học, các nhóm được giao cùng một nhiệm vụ hoặc được giao những nhiệm vụ khác nhau. Tiền trình dạy học theo nhóm nhỏ được phân thành 3 bước sau:

Bước 1: Làm việc chung cả lớp

- Nêu vấn đề, xác định nhiệm vụ nhận thức

- Tổ chức các nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm - Hướng dẫn cách làm việc theo nhóm

37 Bước 2: Làm việc theo nhóm

- Phân công trong nhóm, từng cá nhân làm việc độc lập - Trao đổi ý kiến, thảo luận trong nhóm

- Cử đại diện (hoặc phân công trước) chịu trách nhiệm trình bày kết quả làm việc của nhóm

Bước 3: Thảo luận, tổng kết trước toàn lớp - Các nhóm lần lượt báo cáo kết quả

- Thảo luận chung

- GV tổng kết, đặt vấn đề tiếp theo

2.3.1.2. Vai trò các thành viên trong hoạt động theo nhóm

- Mỗi nhóm cử ra một nhóm trưởng và một thư ký.

- Cả nhóm tiến hành thảo luận: trình bày mục đích chung của chủ đề cần thảo luận và phạm vi thảo luận, thảo luận các vấn đề đặt ra.

- Vai trò của nhóm trưởng:

+ Nhóm trưởng phải là người chuẩn bị nội dung, phải xác định đúng mục tiêu của phần thảo luận nhóm, hướng dẫn các thành viên nhóm chuẩn bị tài liệu và cung cấp tài liệu cho từng nhóm viên, phân công nhiệm vụ cho từng người và bố trí chỗ ngồi các nhóm viên cho hợp lý để các nhóm viên trình bày nội dung của mình.

+ Nhóm trưởng phải là người khởi động buổi thảo luận nhóm bằng cách tạo một bầu không khí vào đề một cách sinh động, chân tình và thật sự thoải mái.

+ Trong buổi thảo luận: người nhóm trưởng phải điều động được tất cả các nhóm viên tham gia tích cực vào buổi thảo luận, người nhóm trưởng phải biết lắng nghe, khuyến khích các người rụt rè, ngăn chặn những người nói

38

nhiều, theo dõi và quan sát phản ứng của từng người để điều chỉnh buổi thảo luận. Khai thác nội dung bằng cách đặt câu hỏi kích thích tư duy của từng người. Phát hiện những mâu thuẫn trong cách trình bày của mỗi thành viên, tổng kết lại ý kiến của nhóm ở cuối buổi thảo luận. Nói chung, nhóm trưởng là người quan trọng, để lựa chọn một học sinh làm nhóm trưởng thì người dạy phải biết quan sát thái độ và cách làm việc của từng học sinh để lựa chọn. Như vậy, nhóm trưởng là người đạo diễn, là MC và là nhạc trưởng cho buổi thảo luận của nhóm,... họ phải thể hiện tốt vai trò của mình để kích thích các nhóm viên hoạt động nhưng không phải nhóm trưởng là người quyết định thành công cho việc thảo luận của nhóm.

- Vai trò của thư ký:

+ Ghi lại các ý kiến được phát biểu. Thư ký tổng hợp tất cả các ý kiến thảo luận, đặc biệt là những phát hiện mới trong nội dung tìm hiểu, hoặc những điều chưa thống nhất trong nhóm để trao đổi với nhóm khác hay giáo viên.

+ Nội dung ghi chép rõ ràng có hệ thống để trình bày.

- Cử đại diện của nhóm lên trình bày về kết quả thảo luận nhóm.

2.3.1.3. Cách tổ chức cho các nhóm học sinh báo cáo kết quả thảo luận nhóm

Có nhiều cách để tổ chức cho đại diện cho các nhóm học sinh trình bày kết quả thảo luận nhóm. Cách trình bày phổ biến nhất là các nhóm viết hoặc minh họa bằng hình vẽ kết quả thảo luận trên giấy khổ rộng hay giấy trong và máy chiếu hắt (Overhead). Giáo viên cũng có thể tổ chức cho các nhóm trình bày theo các hình thức sau:

- Phương pháp thị trường: các nhóm trình bày trên giấy khổ rộng, bản ghim và trưng bày trong phòng học. Lớp học giống như một thị trường thông tin, các học viên sẽ xem kết quả của từng nhóm, nghe họ giải thích và có thể

39

đặt câu hỏi để họ trả lời, làm rõ vấn đề thảo luận. Giáo viên có thể đóng góp ý kiến của mình vào kết quả làm việc của từng nhóm.

- Phương pháp hội chợ: các nhóm không lần lượt trình bày mà chỉ trưng bày kết quả tại một vị trí đã lựa chọn trong phòng. 1-2 người ở lại nơi trưng bày kết quả của nhóm, còn những người khác đi lại giới thiệu về nhóm mình hoặc có thể trao đổi với bất cứ ai, bất cứ nhóm nào, giống như một hội chợ.

- Phương pháp triển lãm: các nhóm vẫn lần lượt trình bày kết quả nhưng tiếp sau đó các học viên tự do đi lại, quan sát kết quả của nhóm khác và có thể thảo luận với các thành viên của nhóm khác giống như các nghệ sỹ trong buổi triển lãm.

2.3.1.4. Vai trò của giáo viên khi tổ chức học sinh làm việc theo nhóm

- Thu thập thông tin về người học: tìm hiểu khả năng và nhu cầu của người học, người học đã có những kiến thức và kỹ năng liên quan đến bài học.

- Lựa chọn mục tiêu kiến thức, kỹ năng cần đạt khi hoạt động nhóm. - Quyết định số lượng học sinh mỗi nhóm, thành lập nhóm ngẫu nhiên hay chủ định.

- Chuẩn bị tài liệu, đồ dùng, phương pháp dạy học cho học sinh thảo luận có hiệu quả.

- Sắp xếp phòng học, bố trí địa điểm cho mỗi nhóm. - Giao nhiệm vụ cụ thể cho mỗi nhóm.

- Giám sát, hỗ trợ các nhóm hoàn thành công việc. - Đánh giá kết quả hoạt động của các nhóm.

2.3.1.5. Những điều cần lưu ý khi tổ chức học sinh làm việc theo nhóm có hiệu quả

40

- Chọn chủ đề thảo luận có nhiều tình huống, cần tới sự chia sẻ, hợp tác giải quyết, không nên chọn những vấn đề mà hiển nhiên ai cũng nghĩ như vậy hoặc những công việc mà một cá nhân cũng giải quyết được một cách dễ dàng. - Các phương tiện để làm việc nhóm đã có sẵn chưa? Giấy, bút, keo gián, bản đồ, số liệu, tranh ảnh,…

- Đã có đủ địa điểm để các nhóm làm việc chưa?

- Số lượng thành viên trong nhóm từ 4-6 hoặc 8 người.

- Các nhóm học sinh được giao nhiệm vụ rõ ràng kèm theo khoảng thời gian nhất định để thực hiện nhiệm vụ.

- Các thành viên của nhóm đều hiểu rõ nhiệm vụ của mình và phải tham gia tích cực vào cuộc thảo luận, lắng nghe ý kiến, quan điểm của những người khác trong nhóm…

- Có sự kiểm tra, giúp đỡ các nhóm của giáo viên để đảm bảo rằng các học sinh đều hiểu rõ nhiệm vụ phải làm.

Một phần của tài liệu Sử dụng phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ trong dạy học chương 3 sinh trưởng và phát triển sinh học 11 tại trưởng THPT long châu sa (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)