học chƣơng 3 : Sinh trƣởng và phát triển – Sinh học 11
2.3.4. Hƣớng dẫn học sinh sử dụng phƣơng pháp dạy học hợp tác
theo nhóm nhỏ trong quá trình tự học
Ví dụ mục II và III – Bài 37: Sinh trưởng và phát triển ở động vật ( Sinh học 11) * Mục tiêu
- Kiến thức
+ Phân biệt được phát triển qua biến thái và không qua biến thái.
+ Phân biệt được phát triển qua biến thái hoàn toàn và không hoàn toàn. + Lấy được các ví dụ về phát triển qua biến thái và không qua biến thái, phát triển qua biến thái hoàn toàn và không hoàn toàn.
- Kỹ năng
+ Rèn kĩ năng quan sát tranh hình.
+ Rèn kĩ năng phân tích, so sánh, khái quát kiến thức. - Thái độ
+ Vận dụng giải thích các vấn đề thực tiễn. * Chuẩn bị
- Chuẩn bị một bài thuyết trình về các kiểu phát triển của động vật (sử dụng trình chiếu powerpoint, giấy A0 hoặc đóng kịch…).
* Phương pháp và kỹ thuật dạy học - Phương pháp dạy học dự án.
- Phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ. - Kỹ thuật làm việc nhóm.
49
Bước 1: Làm việc chung cả lớp
GV: Chia lớp thành 2 nhóm.
GV yêu cầu mỗi nhóm về chuẩn bị một bài thuyết trình về các kiểu phát triển của động vật (sử dụng trình chiếu powerpoint, giấy A0 hoặc đóng kịch…).
Nhóm 1: Chuẩn bị phát triển không qua biến thái. Nhóm 2: Chuẩn bị phát triển qua biến thái.
Yêu cầu bài thuyết trình có đủ nội dung về các mục sau: - Đối tượng
- Quá trình phát triển Thời gian: 1 tuần chuẩn bị.
Bước 2: Làm việc nhóm
HS chia thành các nhóm và thực hiện nhiệm vụ.
Nhóm 1: Thuyết trình về phát triển không qua biến thái. Nhóm 2: Thuyết trình về phát triển qua biến thái.
Bước 3: Thảo luận, tổng kết trước toàn lớp
GV yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả thuyết trình về các kiểu phát triển của động vật.
Nhóm 1: Thuyết trình về phát triển không qua biến thái (Sử dụng giấy A0) Nhóm vẽ lại các giai đoạn của quá trình phát triển của người và thuyết trình về đặc điểm của từng giai đoạn.
- Phát triển của động vật không qua biến thái là kiểu phát triển mà con non có các đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lí tương tự con trưởng thành.
50
- Đa số động vật có xương sống và rất nhiều loài động vật không xương sống phát triển không qua biến thái
- Quá trình phát triển của người:
+ Giai đoạn phôi: diễn ra trong tử cung của người mẹ. Hợp tử phân chia nhiều lần tạo thành phôi. Các tế bào của phôi phân hoá và tạo thành các cơ quan (tim, gan, phổi, mạch máu…), kết quả hình thành thai nhi.
+ Giai đoạn sau sinh: giai đoạn sau sinh của người không có biến thái, con sinh ra có đặc điểm hình thái và cấu tạo tương tự như người trưởng thành.
Nhóm 2 quan sát, lắng nghe và nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn: - Hình thức trình bày đẹp.
- Nội dung kiến thức đầy đủ.
Nhóm 2: Thuyết trình về phát triển qua biến thái (Sử dụng đóng kịch) Nhóm chia ra 1 thành viên dẫn truyện, mỗi thành viên còn lại sẽ đóng vai là 1 giai đoạn của quá trình phát triển qua biến thái hoàn toàn – phát triển qua biến thái không hoàn toàn. Từng thành viên sẽ nêu lên được đặc điểm nổi bật của giai đoạn do mình đóng vai.
- Phát triển qua biến thái hoàn toàn:
+ Phát triển của động vật qua biến thái hoàn toàn là kiểu phát triển mà ấu trùng có hình dạng, cấu tạo và sinh lí rất khác với con trưởng thành, trải qua giai đoạn trung gian, ấu trùng biến đổi thành con trưởng thành.
+ Có ở đa số loài côn trùng (bướm, ruồi, ong… ) và lưỡng cư. + Quá trình phát triển của bướm.
51
Giai đoạn phôi: diễn ra trong trứng. Hợp tử phân chia nhiều lần tạo thành phôi, các tế bào của phôi phân hoá tạo thành các cơ quan của sâu bướm (sâu bướm nở ra từ trứng).
Giai đoạn hậu phôi: sâu bướm -> nhộng -> bướm non -> bướm trưởng thành -> trứng -> sâu bướm.
- Phát triển qua biến thái không hoàn toàn:
+ Phát triển qua biến thái không hoàn toàn là kiểu phát triển mà ấu trùng phát triển chưa hoàn thiện, trải qua nhiều lần lột xác ấu trùng biến đổi thành con trưởng thành.
+ Gặp ở một số loài côn trùng như: châu chấu, cào cào, gián,… + Phát triển của châu chấu:
Giai đoạn phôi: diễn ra trong trứng. Hợp tử phân chia nhiều lần tạo thành phôi, các tế bào của phôi tiếp tục phân hoá tạo thành các cơ quan của ấu trùng (ấu trùng nở ra từ trứng).
Giai đoạn hậu phôi: ấu trùng -> lột xác nhiều lần -> châu chấu trưởng thành. Ấu trùng và con trưởng thành có cấu tạo và chức năng sinh lí cơ thể gần giống nhau.
Nhóm 1 quan sát lắng nghe và nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn: - Hình thức trình bày lôi cuốn người xem.
- Nội dung kiến thức đầy đủ. GV nhận xét, đánh giá.
2.3.5. Thiết kế hoạt động dạy học có vận dụng phƣơng pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ
52
CHƢƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM
3.1. Mục đích thực nghiệm sƣ phạm
Triển khai trong thực tiễn dạy học để kiểm chứng giả thuyết khoa học của đề tài đã nêu ra: Sử dụng phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ trong dạy học chương 3: Sinh trưởng và phát triển nhằm phát huy tính tính tích cực, tự học và năng lực hợp tác của học sinh từ đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học sinh học 11 ở trường phổ thông.
3.2. Nhiệm vụ thực nghiệm sƣ phạm
Thông qua phương pháp chọn các lớp TN (HS và GV) có trình độ tương đương để tiến hành dạy TN có ĐC, áp dụng cách đánh giá như nhau về kết quả học tập của HS ở các lớp TN và các lớp ĐC, qua đó thu thập các số liệu rồi dùng thống kê xử lý các số liệu (tính một số tham số đặc trưng) rút ra các kết luận về hiệu quả của việc sử dụng phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ trong dạy học Sinh học.
3.3. Đối tƣợng thực nghiệm sƣ phạm
Các lớp tham gia trong đợt thực nghiệm được chia thành 2 nhóm: Các lớp dạy thực nghiệm (TN) và các lớp đối chứng (ĐC).
- Các lớp dạy TN, em sử dụng các giáo án được thiết kế có sử dụng phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ.
- Các lớp ĐC, em sử dụng các giáo án được thiết kế theo phương pháp thuyết trình và vấn đáp.
Các lớp TN và các lớp ĐC đều do cùng một GV dạy, đảm bảo sự đồng đều về các mặt: thời gian, nội dung kiến thức và trình độ HS.
53
Bảng 3.1. Danh sách các lớp TN và ĐC tham gia thực nghiệm
Lớp TN Lớp ĐC
Lớp Số HS Lớp Số HS
11A1 41 11A2 39
11A8 42 11A9 42
Tổng 83 Tổng 81
3.4. Tiêu chí và phƣơng pháp đánh giá hiệu quả thực nghiệm
Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ thông qua khả năng nhận thức của học sinh trong dạy học. Dựa theo hệ thống phân loại của Benjamin Bloom để đánh giá khả năng nhận thức của học sinh.
Đánh giá khả năng nhận thức của học sinh
Khả năng nhận thức của học sinh có 6 mức độ [7], mỗi mức độ đặc trưng cho hoạt động trí tuệ càng phức tạp hơn. Trong thực nghiệm em đã đánh giá khả năng nhận thức của học sinh theo 3 mức độ như hướng dẫn của Bộ GD & ĐT: nhận biết – thông hiểu – vận dụng.
- Đánh giá khả năng nhận biết và thông hiểu của học sinh
Em sử dụng các bài kiểm tra với các câu hỏi trắc nghiệm để đánh giá. Dùng phiếu trắc nghiệm khảo sát khả năng hiểu bài của học sinh ở các lớp TN so với ở các lớp ĐC. Phiếu trắc nghiệm chủ yếu là dạng câu hỏi nhiều lựa chọn. Phiếu được thiết kế chung cho cả lớp TN và lớp ĐC. Với hai bài kiểm tra 15 phút, kiểm tra vào cuối giờ của bài vừa dạy thực nghiệm hoặc kiểm tra vào đầu giờ của bài học tiếp theo (kiểm tra bài học đã dạy TN). Các bài kiểm tra trắc nghiệm có 2 mã đề, mỗi mã đề có 15 câu. Các câu hỏi có ở các mức độ nhận biết, hiểu, vận dụng; các mức độ được nâng cao dần từ dễ đến khó.
Mức độ hiểu bài của học sinh được đánh giá dựa vào số câu trả lời đúng trong bài trắc nghiệm và chúng tôi lượng hoá mức độ hiểu bài của học sinh thông qua kết quả điểm trắc nghiệm.
54
- Đánh giá khả năng vận dụng kiến thức của học sinh
Tiêu chí “khả năng vận dụng kiến thức” tương ứng với tiêu chí khả năng nhận thức mức độ 3 của Bloom.
Dùng những câu hỏi mang tính khái quát đòi hỏi học sinh hệ thống hoá những dấu hiệu bản chất chứ không đòi hỏi học sinh học thuộc lòng, ghi nhớ máy móc. Mức độ vận dụng kiến thức của học sinh được lượng hoá bằng điểm số và bài làm của học sinh.
Thu thập số liệu, dùng phần mềm Microsoft Excel để phân tích kết quả các bài kiểm tra trắc nghiệm thông qua các tiêu chí đã được lượng hoá bằng điểm số. Dựa vào kết quả thu được cho phép đưa ra những kết luận về tính hiệu quả của việc sử dụng phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ đồng thời giải thích được một cách khách quan nguyên nhân của những hiệu quả đó. Việc làm này sẽ hạn chế được những nhận xét mang tính cảm tính của người nghiên cứu.
Đánh giá về tính tính tích cực, tự học và năng lực hợp tác của học sinh
Em sử dụng các phiếu điều tra và đàm thoại trực tiếp với học sinh để thăm dò mức độ đáp ứng về tính tính tích cực, tự học và năng lực hợp tác của học sinh khi dạy học có sử dụng phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ.
3.5. Kết quả thực nghiệm sƣ phạm
3.5.1. Phân tích kết quả bài kiểm tra
Ở cả hai nhóm TN và ĐC, em đã tiến hành kiểm tra sau giờ học. Qua hai lần kiểm tra trong thực nghiệm, chúng tôi đã thu được tổng số 164 bài, trong đó có 81 bài của nhóm ĐC và 83 bài của nhóm TN. Kết quả được thể hiện trong bảng 3.2.
55
Bảng 3.2. Kết quả phân loại trình độ lĩnh hội kiến thức của học sinh qua 2 lần kiểm tra trong thực nghiệm
Lần KT Lớp ni Số học sinh đạt điểm Xi 0 – 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1 ĐC 81 0 2 5 10 15 25 16 6 2 TN 83 0 0 0 7 10 23 25 11 7 2 ĐC 81 0 1 3 6 10 27 18 12 4 TN 83 0 0 0 5 6 19 30 10 13
Bảng 3.3. Phân loại trình độ HS qua các lần kiểm tra trong thực nghiệm
Lần KT Phƣơng án Số bài (n) Yếu, kém (%) Trung bình (%) Khá (%) Giỏi (%) 1 ĐC 81 8,64 30,86 50,62 9,88 TN 83 0 20,48 57,83 21,69 2 ĐC 81 5,00 19,75 55,50 19,75 TN 83 0 13,25 59,04 27,71 Nhận xét:
Qua bảng 3.3 cho thấy tỉ lệ % điểm khá, giỏi của nhóm TN cao hơn nhóm ĐC, tỉ lệ % điểm yếu, kém và trung bình của nhóm TN nhỏ hơn nhóm ĐC. Điều này cho phép khẳng định ở nhóm TN kết quả đạt được trong thực nghiệm cao hơn nhóm ĐC.
Để thấy rõ hơn kết quả giữa hai nhóm TN và nhóm ĐC, chúng tôi tiến hành phân tích số liệu thu được từ TN bằng phần mềm Microsoft excel.
56
Bảng 3.4. Tần số điểm các bài kiểm tra trong TN
Xi
Phƣơng án
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 N Mode
ĐC 0 0 3 8 16 25 52 34 18 6 162 7
TN 0 0 0 0 12 16 42 55 21 20 166 8
Bảng 3.5. Tần suất điểm các bài kiểm tra trong TN (%)
Xi Phƣơng án 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 N S2 ĐC 0,00 0,00 1,85 4,94 9,88 15,43 32,10 20,99 11,10 3,71 162 6,97 2,29 TN 0,00 0,00 0,00 0,00 7,23 9,64 25,30 33,12 12,65 12,06 166 7,70 1,82 Nhận xét:
Từ số liệu trong bảng 3.4 và bảng 3.5 em nhận thấy:
- Giá trị trung bình điểm trắc nghiệm của lớp TN cao hơn so với lớp ĐC. - Giá trị điểm trung bình của lớp thực nghiệm có sự tịnh tiến tăng dần. Từ hai điều trên cho phép rút ra kết luận: Học sinh đạt điểm cao ở các lớp TN nhiều hơn ở các lớp ĐC. Chứng tỏ học sinh ở các lớp TN, hiểu bài và vận dụng kiến thức làm bài kiểm tra tốt hơn so với các lớp ĐC. Điều đó cho thấy bước đầu sử dụng thành công phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ trong chương 3: Sinh trưởng và phát triển - Sinh học 11 đã góp phần nâng cao chất lượng dạy học.
- Phương sai của lớp TN nhỏ hơn so với lớp ĐC cho thấy điểm trắc nghiệm ở các lớp TN tập trung hơn so với các lớp ĐC.
Từ các bảng số liệu trên ta có biểu đồ tần suất tổng hợp bài kiểm tra ở các lớp TN và ĐC:
57 0 5 10 15 20 25 30 35 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ĐC TN
Hình 3.1. Biểu đồ tần suất tổng hợp các bài kiểm tra khối lớp TN và ĐC
Nhận xét:
Trên hình 3.1 ta nhận thấy giá trị mod điểm kiểm tra của các lớp TN là: ModeTN = 8, của các lớp ĐC là: ModeĐC = 7. Từ giá trị Mode trở xuống (điểm 6 đến điểm 3), tần suất điểm của các lớp ĐC cao hơn so với các lớp TN. Ngược lại từ giá trị Mode trở lên tần suất điểm số của các lớp TN cao hơn tần suất điểm của các lớp ĐC. Điều này cho phép dự đoán kết quả các bài kiểm tra ở lớp TN cao hơn so với kết quả của lớp ĐC.
Từ số liệu của hình 3.1 lập bảng tần suất hội tụ tiến điểm để so sánh tần suất bài đạt điểm xi trở lên ở các lớp TN và ĐC.
Bảng 3.6. Bảng tần suất hội tụ tiến điểm của các bài kiểm tra
Xi Phƣơng án 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ĐC 100 100 100 98,15 93,21 83,33 67,90 35,80 14,81 3,71 TN 100 100 100 100 100 92,77 83,13 57,83 24,71 12,06 (Điểm) (Tần số)
58
Nhận xét:
Số liệu bảng 3.6 cho biết tỉ lệ phần trăm các bài đạt từ giá trị từ xi trở lên. Ví dụ: tần suất từ điểm 7 trở lên ở các lớp ĐC trong bài kiểm tra là 67,90% còn ở các lớp TN là 83,13%. Như vậy, số điểm từ 7 trở lên ở các lớp TN nhiều hơn so với ở các lớp ĐC.
Từ số liệu của bảng 3.6 vẽ đồ thị tần suất hội tụ tiến của điểm các bài kiểm tra, hình 3. 0 20 40 60 80 100 120 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ĐC TN
Hình 3.2. Đồ thị biểu diễn đường tần suất hội tụ tiến tổng hợp của các bài kiểm tra ở khối lớp TN và ĐC
Nhận xét:
Trong hình 3.2, đường hội tụ tiến tần suất điểm của các lớp TN nằm về bên phải so với đường hội tụ tiến tần suất điểm của lớp ĐC. Như vậy kết quả điểm số các bài kiểm tra của các lớp TN cao hơn so với các lớp ĐC.
Để khẳng định điều này em tiến hành so sánh giá trị trung bình và phân tích phương sai kết quả điểm trắc nghiệm của các lớp TN và các lớp ĐC.
Giả thuyết H0 đặt ra là: “Không có sự khác nhau giữa kết quả học tập của các lớp TN và các lớp ĐC”. Dùng tiêu chuẩn U để kiểm định giả thuyết H0, kết quả kiểm định thể hiện ở bảng 3.7.
(Điểm) (Tần suất)
59
Bảng 3.7. Kiểm định X điểm trắc nghiệm
Kiểm định Xcủa hai mẫu
(U-Test: Two Sample for Means)
ĐC TN
Mean ( XTN và XĐC) 6,97 7,70
Known Variance (Phương sai) 2,29 1,82
Observations (Số quan sát) 162 166
Hypothesized Mean Difference (giả thuyết H0) 0
Z (Trị số z = U) -4,64
P (Z<=z) one-tail (Xác suất 1 chiều của z) 1,72E-06 Z Critical one-tai (Trị số z tiêu chuẩn theo XS 0,05 tính
toán) 1,64
P (Z<=z) two-tail (Xác xuất 2 chiều của trị số z tính toán) 3,44E-06 Z Critical two-tail (Trị số z tiêu chuẩn SX 0,05 hai chiều) 1,96 H0 bị bác bỏ vì giá trị tuyệt đối của z (U) > 1,96
Nhận xét:
Kết quả phân tích số liệu ở bảng 3.7 cho thấy: XTN > XĐC ( XTN = 7,70; XĐC = 6,97). Trị số tuyệt đối của U = 4,64 giả thuyết H0 bị bác bỏ vì giá trị