Các tiêu chí Mức độ Thƣờng xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ Số HS Tỷ lệ % Số HS Tỷ lệ % Số HS Tỷ lệ % Đảm nhận các vai trò khác nhau trong nhóm Trƣớc TN 10 12,05 25 30,12 48 57,83 Sau TN 25 30,12 40 48,19 18 21,69 Xác định các công việc cụ thể theo trình tự và thời gian Trƣớc TN 9 10,84 24 28,92 50 60,24 Sau TN 26 31,33 46 55,42 11 13,25 Biết đánh giá bản thân, ngƣời khác và Trƣớc TN 15 18,07 30 36,15 38 45,78
65
phân công hoặc tiếp
nhận nhiệm vụ Sau TN 27 32,53 35 42,17 21 25,30
Tranh luận ôn hòa
Trƣớc TN 12 14,46 26 31,33 45 54,21
Sau TN 38 45,78 35 42,17 10 12,05
Phát hiện và giải quyết mâu thuẫn
Trƣớc TN 10 12,05 23 27,71 50 60,24
Sau TN 32 38,55 43 51,81 8 9,64
Biết trình bày ý kiến hoặc báo cáo của nhóm
Trƣớc TN 16 19,28 28 33,74 39 46,98 Sau TN 28 33,74 45 54,21 10 12,05 Thể hiện ý kiến không đồng tình Trƣớc TN 26 31,33 34 40,96 23 27,71 Sau TN 28 33,74 34 40,96 21 25,30 Tổng hợp, lựa chọn và sắp xếp ý kiến của thành viên trong nhóm Trƣớc TN 18 21,69 29 34,94 36 43,37 Sau TN 26 31,33 48 57,83 9 10,84 Nhận xét:
Qua bảng 3.12 cho thấy các tiêu chí của năng lực hợp tác có sự tăng lên rõ rệt theo chiều hướng tích cực. HS biết đánh giá bản thân, người khác và phân công hoặc tiếp nhận nhiệm vụ (74,70%). HS còn được đảm nhận các vai trò khác nhau (78,31%) hay biết trình bày ý kiến hoặc báo cáo của nhóm (87,95%). Ngoài ra, trong quá trình học nhóm HS biết cách xác định các công việc cụ thể theo trình tự và thời gian (86,75%), tranh luận ôn hòa (87,95%) và tổng hợp, lựa chọn và sắp xếp ý kiến của thành viên trong nhóm (89,16%). Qua cách học đó, kiến thức của HS sẽ bớt phần chủ quan, phiến diện, làm tăng tính khách quan khoa học, tư duy phê phán của HS được rèn luyện và phát triển.
66
3.5.2.3. Ý kiến của giáo viên khi tham gia thực nghiệm
Sau khi tiến hành thực nghiệm, em đã có buổi trao đổi, lấy ý kiến của giáo viên tham gia thực nghiệm về sử dụng phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ trong dạy học Sinh học ở trường THPT mà chúng tôi thực nghiệm.
Ý kiến của giáo viên tham gia thực nghiệm:
- Các GV đều cho rằng việc sử dụng phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ trong dạy và học chương 3: Sinh trưởng và phát triển không những HS thích thú, nâng cao chất lượng học tập của HS, mà cả các GV cũng yêu thích cách dạy học này.
- Nó giúp GV và cả HS chủ động hơn trong giờ học.
- Ngoài ra GV còn có thời gian tổ chức các hoạt động, rèn luyện kĩ năng cũng như để khắc sâu kiến thức cho HS (điều này trước đây hầu như rất khó). - Cách thức tổ chức các hoạt động dạy học phong phú, tuy nhiên đòi hỏi HS phải thực sự tích cực trong quá trình học tập thì mới đạt kết quả cao.
3.6. Kết luận chung về thực nghiệm sƣ phạm
Trên cơ sở phân tích kết quả thu được từ bài kiểm tra và phiếu thăm dò học sinh, cho phép bước đầu khẳng định việc sử dụng phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ vào dạy học chương 3: Sinh trưởng và phát triển – Sinh học 11 là mang tính khả thi. Tuy nhiên hiệu quả giáo dục cho học sinh mà phương pháp mang lại không thể thấy được ngay sau một vài tiết dạy mà phải sau một quá trình dạy học lâu dài. Vì vậy khi sử dụng phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ đòi hỏi người giáo viên phải kiên trì áp dụng, kiến thức chuyên ngành vững chắc; Học sinh phải tương tác tích cực, có khả năng tư duy lôgic, tính cực chủ động, sáng tạo trên lớp hay tự học ở nhà như vậy mới đạt được những hiệu quả cao.
67
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Thực hiện mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, em rút ra một số kết luận sau:
- Từ việc nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của việc sử dụng phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ trong dạy học chương 3: Sinh trưởng và phát triển - Sinh học 11 cho thấy bước đầu đã có hiệu quả tại trường THPT Long Châu Sa.
- Sử dụng phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ trong các khâu của quá trình dạy học.
- Thiết kế được 3 giáo án để tiến hành thực nghiệm kiểm chứng giả thuyết đề ra. Từ kết quả nghiên cứu của đề tài cho thấy việc sử dụng phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ đã đem lại hiệu quả cao trong dạy học giúp học sinh tiếp thu kiến thức tốt hơn, phát huy được tính tích cực tự học và năng lực hợp tác của học sinh.
2. Kiến nghị
- Tiếp tục triển khai thực nghiệm sử dụng phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ trong dạy học chương 3: Sinh trưởng và phát triển - Sinh học 11 tại các trường THPT khác trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
- Tiếp tục nghiên cứu và sử dụng phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ trong dạy học các học phần khác của chương trình Sinh học ở trường THPT.
68
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu trong nƣớc
[1]. Đoàn Ngọc Anh (2007), Thiết kế giáo án dạy học theo nhóm nhỏ kết hợp công nghệ thông tin, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Sư phạm TP.HCM.
[2]. Nguyễn Văn Biên, Nguyễn Thị Thu Thủy (2011), “Dạy học theo Trạm một số kiến thức về hiệu ứng nhà kính và các kết quả thu được”, Tạp chí Giáo dục, (10), trang 32.
[3]. Ninh Thị Bạch Diệp (2016), Nâng cao hiệu quả dạy học theo nhóm nhỏ môn Sinh học 6 – THCS, Luận án Tiến sĩ, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Thái Nguyên.
[4]. Nguyễn Thị Phương Hoa (2005), “Về phương pháp dạy học hợp tác”, Tạp chí Khoa học, (3), trang 43.
[5]. Trần Bá Hoành (2003), “Lấy học sinh làm trung tâm”, Tạp chí Thông tin khoa học giáo dục, (49), trang 47.
[6]. Đặng Thành Hưng (2002), Dạy học hiện đại, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.
[7]. Hoàng Lê Minh (2007), Tổ chức dạy học hợp tác trong môn toán ở trường THPT, Luận án tiến sĩ giáo dục học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. [8]. Nguyễn Thị Hồng Nam (2002), “Tổ chức hoạt động hợp tác trong học tập theo hình thức thảo luận nhóm”, Tạp chí giáo dục, (26), trang 18.
[9]. Lê Đức Ngọc (2005), Giáo dục Đại học phương pháp dạy và học,
Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội.
[10]. Phan Trọng Ngọ (2005), Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường, Nhà xuất bản Đại học Sư Phạm Hà Nội.
69
[11]. Cao Đình Quát (2001), Phương pháp dạy và học hiệu quả, Nhà xuất bản Trẻ, TP. HCM.
[12]. Lê Văn Tạc (2004), “Một số vấn đề cơ sở lí luận học hợp tác nhóm”, Tạp chí giáo dục, (46), trang 23.
[13]. Thái Duy Tuyên (2008), Phương pháp dạy học - truyền thống và đổi mới, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
[14]. Trần Thị Bích Trà (2006), “Một số trao đổi về học hợp tác ở trường phổ thông”, Tạp chí Giáo dục, (146), trang 20.
[15]. Nguyễn Quang Uẩn (2007), Giáo trình tâm lý học đại cương, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm.
[16]. Phạm Viết Vượng (2000), Giáo dục học, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.
[17]. Jean Piaget (1996), Tuyển tập tâm lý học, Nhà xuất bản Giáo dục. [18]. L. X. Vưgoski (1997), Tuyển tập tâm lý học, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.
Tài liệu nƣớc ngoài
[19]. Johnson D. W. Johnson R. T. Holubec E. J. (1994), The Nutsand Bolts of Cooperative Learning , Edina.
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, ngành giáo dục và đào tạo đang tích cực đổi mới phương pháp dạy và học. Nhà giáo dục không chỉ chú ý đến việc truyền thụ tri thức, mà quan trọng hơn là phải biết dạy cách học, cách nghiên cứu, kích thích người học chủ động, sáng tạo, tích cực trong hoạt động học.
Trên tinh thần đổi mới phương pháp học tập hiện nay, một trong những phương pháp đổi mới hiện được các trường THPT đánh giá mang lại hiệu quả cao là phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ. Kỹ năng thảo luận nhóm được sử dụng nhằm giúp cho mọi học sinh tham gia một cách chủ động vào quá trình học tập, tạo cơ hội cho các em có thể chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, ý kiến để giải quyết các vấn đề có liên quan đến nội dung bài học; tạo cơ hội cho các em được giao lưu, học hỏi lẫn nhau; cùng nhau hợp tác giải quyết những nhiệm vụ chung. Sử dụng thảo luận nhóm vào dạy học Sinh học 11 cũng là tìm đến một trong những phương pháp dạy học tích cực để giờ học Sinh học đạt hiệu quả phát huy tính chủ động của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học.
Nội dung chương 3: Sinh trưởng và phát triển được chia làm 2 phần: Sinh trưởng và phát triển ở thực vật; sinh trưởng và phát triển ở động vật. Ở mỗi phần, kiến thức được xây dựng theo một hệ thống, sự sắp xếp các đơn vị kiến thức theo một trật tự logic. Sử dụng phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ trong dạy học chương 3 có thể phát huy năng lực cá nhân, nhóm và kết hợp các nhóm để tìm hiểu về sinh trưởng và phát triển ở thực vật và động vật, những nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển. Dựa trên những kiến thức đã nghiên cứu về quá trình sinh trưởng và phát triển ở thực vật cũng như động vật, học sinh được nghiên cứu những ứng dụng của những kiến thức này vào trong quá trình trồng trọt hay chăn nuôi. Sử dụng phương pháp này
2
giúp học sinh phát huy tính tích cực, chủ động và tinh thần trách nhiệm cao trong học tập.
Xuất phát từ những lý do trên, em chọn đề tài: “Sử dụng phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ trong dạy học chương 3: Sinh trưởng và
phát triển – Sinh học 11 tại trường THPT Long Châu Sa”.
2. Mục tiêu đề tài
Sử dụng phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ trong dạy học chương 3: Sinh trưởng và phát triển nhằm phát huy tính tích cực, tự học và năng lực hợp tác của học sinh từ đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học sinh học 11 ở trường phổ thông.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ trong dạy học chương 3: Sinh trưởng và phát triển – Sinh học 11 tại trường THPT Long Châu Sa.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Chương 3: Sinh trưởng và phát triển – Sinh học 11.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn sử dụng phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ trong chương 3: Sinh trưởng và phát triển - Sinh học 11 ở trường THPT
4.2. Phân tích kiến thức chương 3: Sinh trưởng và phát triển - Sinh học 11 4.3. Xây dựng quy trình sử dụng phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ trong chương 3: Sinh trưởng và phát triển - Sinh học 11
4.4. Thiết kế hoạt động dạy học có sử dụng phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ trong chương 3: Sinh trưởng và phát triển - Sinh học 11
3
4.5. Thực nghiệm sư phạm để khẳng định hiệu quả phương án đề xuất
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phƣơng pháp nghiên cứu lý thuyết
Tham khảo phân tích và nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến đề tài như: Các giáo trình, các luận văn khoa học, tạp chí,... nhằm xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu.
5.2. Phƣơng pháp điều tra khảo sát
Thu thập thông tin từ phía học sinh và giáo viên để đánh giá sơ bộ về thực trạng sử dụng phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ trong dạy học chương 3: Sinh trưởng và phát triển - Sinh học 11 thông qua việc sử dụng phiếu điều tra.
5.3. Phƣơng pháp quan sát
Thu thập những thông tin khách quan về việc học môn Sinh học của học sinh thông qua dự giờ một số tiết học, quan sát thái độ học tập của học sinh.
5.4. Phƣơng pháp thực nghiệm
Nhằm so sánh, đối chiếu kết quả học tập giữa lớp thực nghiệm (TN) và lớp đối chứng (ĐC) sau khi tiến hành sử dụng phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ trong dạy học chương 3: Sinh trưởng và phát triển – Sinh học 11 tại trường THPT Long Châu Sa.
5.5. Phƣơng pháp thống kê toán học
Xử lý số liệu nhằm chứng minh giả thiết khoa học bằng cách sử dụng phần mềm Microsoft Excel, xác định các tham số đặc trưng mang tính khách quan.
6. Giả thuyết khoa học
Nếu sử dụng thành công phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ trong dạy học chương 3: Sinh trưởng và phát triển sẽ phát huy tính tích cực,
4
tự học và năng lực hợp tác của học sinh từ đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học sinh học 11 ở trường phổ thông.
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
7.1. Ý nghĩa khoa học
Đề xuất sử dụng phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ trong dạy học chương 3: Sinh trưởng và phát triển nhằm phát huy tính tích cực, tự học và năng lực hợp tác của học sinh từ đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học sinh học 11 ở trường phổ thông.
7.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu việc sử dụng phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ trong dạy học chương 3: Sinh trưởng và phát triển - Sinh học 11.
8. Cấu trúc đề tài
MỞ ĐẦU
Chương 1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Chương 2. Sử dụng phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ trong dạy học chương 3: Sinh trưởng và phát triển – Sinh học 11
Chương 3. Thực nghiệm sư phạm KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận
5
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Lịch sử nghiên cứu về phƣơng pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ 1.1.1. Trên thế giới
Dạy học hợp tác là ý tưởng đã có từ rất lâu đời. Người Do Thái cho rằng muốn học một điều gì cũng cần phải hợp tác với nhau, để lĩnh hội được nội dung kinh Talmud mỗi người học phải có 3 thứ: một bản kinh Talmud, một thầy dạy và một bạn học.
Từ những năm đầu thế kỉ XX, dạy học tương tác bằng hoạt động nhóm đã được nhiều nhà khoa học trên thế giới quan tâm nghiên cứu. Dựa trên ý tưởng tất cả cùng làm việc, chia sẻ thông tin với nhau để đạt được mục đích cuối cùng, John Amos Comenius đã đưa ý tưởng này vào lớp học và cho rằng học sinh sẽ học được nhiều hơn từ cách học tập như thế.
John Dewey, nhà giáo dục theo xu hướng thực dụng của Mỹ, được coi là người đầu tiên khởi xướng ra xu thế dạy học hợp tác vào đầu năm 1900. Với việc xây dựng "kiểu nhà trường hoạt động", ông cho rằng: trẻ em học được nhiều điều thông qua giao tiếp, học tập sẽ hứng thú hơn đối với trẻ khi được tham gia các hoạt động và rút ra kinh nghiệm cho mình. Chính John Dewey đã đưa các hình thức hoạt động hợp tác học tập vào lớp học nhằm dạy cho con người cùng sống, cùng làm việc với nhau. John Dewey đã chú ý phát triển hình thức học tập theo nhóm và đã đề ra lý thuyết dạy học nhóm dựa trên các cơ sở tâm lý của Jean Piaget và Lev Vygotsky [17]; [18].
Người cũng có ảnh hưởng lớn đến lý thuyết về dạy học hợp tác theo nhóm là nhà tâm lí học xã hội Kurt Lewin, ông là người có ảnh hưởng chính đến sự hình thành và phát triển của trào lưu “Tương tác nhóm” vào đầu những năm 1940. Kurt Lewin đề ra “thuyết phụ thuộc lẫn nhau trong xã hội” hay còn gọi là “thuyết tương tác xã hội” dựa trên cơ sở của Kurt Koffka, người đã đề xuất khái niệm “Nhóm là phải có sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các thành viên”. Kurt Lewin đã đưa ra khái niệm nhóm phải có hai yếu tố: sự phụ thuộc lẫn
6
nhau giữa các thành viên trong nhóm, nhóm phải năng động hơn, có tác động tích cực đến các thành viên; tình trạng gắng sức giữa các thành viên trong