Gỗ bị biến màu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo nghiệm cặn dịch chiết lá cây keo lá tràm ở đồng nai để đánh giá tính kháng bệnh chết héo do nấm (Trang 47 - 49)

Triệu chứng điển hình của bệnh chết héo trên Keo lá tràm đó là trên thân hoặc cành cây xuất hiện những vết loét hoặc lõm, gỗ bị biến sang màu nâu đen. Vỏ và gỗ xung quanh vị trí vết bệnh bị đổi màu, có thể chảy nhựa hoặc sùi bọt.

Ở một số cây đã bị chết nhƣng không có biểu hiện triệu chứng ra bên ngoài. Khi ta dùng cƣa cắt thì ở bên trong gỗ đã bị biến màu nâu đen và khô. Bệnh chết héo gây hại chủ yếu trên cây Keo lá tràm ở giai đoạn 1 – 3 tuổi, đối với rừng trồng trên 3 tuổi và ở độ tuổi khai thác cây vẫn bị bệnh nhƣng tỷ lệ và mức độ bị bệnh nhẹ hơn.

4.1.2 Đặc điểm hình thái, hiển vi của nấm Ceratocystis sp.

Mẫu gỗ bị bệnh sau khi cắt nhỏ kẹp trong cà rốt sau từ 3 – 5 ngày đƣợc soi dƣới kính hiển vi soi nổi có chứa rất nhiều bào tử màu vàng óng trên các sợi nấm màu đen.

Hình 4.2: Hệ sợi nấm trên môi trƣờng PDA và Thể quả phun bào tử màu vàng cam

Quan sát và mô tả các mẫu nấm trên kính hiển vi điện tử cho thấy: bào tử túi hình cầu có màu nâu đen với chiếc cổ. Phía đầu cổ có miệng xung quanh có những sợi tua ra là nơi phát tán bào tử hữu tính.

Bào tử hữu tính hình mũ chiều dài từ 4,2 – 8,8µm, chiều rộng 2,1 – 4,8µm.

Bào tử vô tính đƣợc sản sinh ra từ sợi sơ sinh có hình trụ chiều dài 11,5 – 18,6µm, chiều rộng 1,6 – 4,8µm.

Bào tử vô tính đƣợc sản sinh ra từ sợi thứ sinh có hình trống chiều dài từ 4,5 - 9,6µm, chiều rộng 2,7 – 6,1µm.

Bào tử áo có chiều dài 20,5 – 24,5µm, chiều rộng 10,1 – 13,5µm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo nghiệm cặn dịch chiết lá cây keo lá tràm ở đồng nai để đánh giá tính kháng bệnh chết héo do nấm (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)