Đặc điểm kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo nghiệm cặn dịch chiết lá cây keo lá tràm ở đồng nai để đánh giá tính kháng bệnh chết héo do nấm (Trang 32 - 34)

1.1 .Tình hình nghiên cứu trên thế giới

2.5 Đặc điểm kinh tế xã hội

Tỉnh Đồng Nai là địa bàn có thành phần dân tộc cộng cƣ khá đông đảo. Theo số liệu thống kê, có trên 30 dân tộc sinh sống ở đây qua nhiều thời kỳ lịch sử. Trƣớc năm 1698, ngƣời Việt và ngƣời Hoa đã đến vùng đất Biên Hòa – Đồng Nai sinh sống nhƣng không nhiều. Các cƣ dân đƣợc xem là bản địa là Chơro, Mạ, Kơho, Xtiêng.

Dân số của tỉnh Đồng Nai năm 2009 là: 2.483.211 ngƣời. Hiện nay, tỉnh Đồng Nai có các dân tộc sinh sống xếp theo dân số từ cao đến thấp là: Việt (chiếm số đông đảo nhất), kế đến là ngƣời Hoa, Nùng, Tày, Chơro, Dao, Mƣờng, Khơme, Chăm, Mạ, Stiêng, Thái, Kơho, Sán Dìu, Thổ và một số dân tộc khác nhƣ Hmông, Giarai, Ngái, Êđê, Bana, Hrê, Raglai, Bru Vân kiều, Giáy, Cơtu, GíeTriêng, Tà Ôi, Kháng, Xinh Mun, Chu ru, Lào, La Chí, La Ha, Phù Lá, Mảng, Bố Y, Si la, Pu péo…nhƣng số lƣợng không đáng kể.

Là một tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, kết nối với ba vùng Đông Nam bộ, Nam Trung bộ và Tây Nguyên, gần Thành phố Hồ Chí Minh (cách 30km), Đồng Nai có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế – xã hội.

Thứ nhất, có hệ thống giao thông thuận tiện với nhiều tuyến đƣờng huyết mạch quốc gia đi qua nhƣ quốc lộ 1A, quốc lộ 20, quốc 51; tuyến đƣờng sắt Bắc – Nam; nhiều ttuyến đƣờng liên tỉnh và các cảng Long Bình Tân, Gò Dầu, Phú Mỹ,… gần cảng Sài Gòn, sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh tế trong vùng cũng nhƣ giao thƣơng với cả nƣớc và quốc tế. Thứ hai, có nền đất lý tƣởng, kết cấu có độ chịu nén tốt, thuận tiện cho đầu tƣ xây dựng các KCN. Thứ ba, có nguồn nƣớc phong phú không chỉ cung cấp cho Đồng Nai mà còn cho Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dƣơng. Thứ tƣ, có nguồn điện năng dồi dào từ các Nhà máy Thủy điện Trị An, Nhà máy Nhiệt điện Phú Mỹ, đảm bảo yêu cầu phát triển kinh tế. Bên cạnh lƣới điện quốc gia, Đồng Nai còn có Công ty liên doanh Amata Power cung cấp điện cho KCN Amata và các KCN lân cận. Bên cạnh đó, Đồng Nai còn có nhiều nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng và phong phú nhƣ vàng, thiếc, kẽm, nhiều mỏ đá, cao lanh, than bùn, đất sét, cát sông; rừng và nguồn nƣớc, … rất thuận lợi cho phát triển các ngành nghề nhƣ: sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ, mỹ nghệ…

Sau hơn 30 năm xây dựng và phát triển, từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, Đồng Nai đã vƣơn lên trở thành một trong những tỉnh có GDP bình quân đầu ngƣời cao nhất cả nƣớc, và có tốc độ tăng trƣởng kinh tế cao, bình quân đạt khoảng 12,8%/năm. Quá trình phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh diễn ra đúng theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh, trong đó công nghiệp giữ vai trò

chủ đạo, tạo điều kiện thúc đẩy các nền kinh tế khác phát triển, nhất là dịch vụ và nông nghiệp.

Sản xuất công nghiệp của Đồng Nai đã có những bƣớc chuyển mạnh về chất với sự hình thành một số ngành công nghiệp chủ lực nhƣ: công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm, công nghiệp cơ khí và luyện kim, công nghiệp khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu và tiêu dùng, công nghiệp điện tử và viễn thông, … công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn và ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất từng bƣớc đƣợc đẩy mạnh.

Tỉnh Đồng Nai là địa phƣơng đi đầu trong cả nƣớc về xây dựng và phát triển KCN. Các KCN của Đồng Nai phát triển mạnh cả về số lƣợng, khả năng thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài lẫn diện tích đất cho thuê. Đồng Nai cũng là một trong số ít địa phƣơng thu hút đƣợc nhiều dự án có qui mô vốn trên 100 triệu USD (Formosa – Đài Loan, Vedan – Singapore & Đài Loan, Hualon – Malaysia & Đài Loan, Fujitsu – Nhật Bản …). Vốn đầu tƣ nƣớc ngoài đã thật sự trở thành nguồn lực quan trọng để đầu tƣ phát triển sản xuất, tạo nguồn thu ngân sách lớn, góp phần phát triển kinh tế địa phƣơng, nhất là đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng công nghiệp hóa – hiện đại hóa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo nghiệm cặn dịch chiết lá cây keo lá tràm ở đồng nai để đánh giá tính kháng bệnh chết héo do nấm (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)