Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nghèo đa chiều ở tỉnh Saravanh, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (Trang 54 - 61)

1.4. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới và một số địa phương của nước

1.4.1. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới

Kinh nghiệm của Campuchia

Campuchia là một quốc gia nghèo ở khu vực Đông Nam Á. Thời gian qua, chính phủ Campuchia đã có nhiều nỗ lực trong giảm nghèo có chính sách thu hút các tổ chức tài chính quốc tế hỗ trợ vốn xóa đói giảm nghèo, tổ chức các chương trình tín dụng nhỏ trong các địa bàn để cấp tín dụng cho người nghèo. Thực hiện mô hình “Minh bạch tài chính nhỏ” để đảm bảo tính minh bạch về tỷ lệ lãi suất của các tổ chức tín dụng vì người nghèo, đây là một sáng kiến của ông Chuck Waterfield, chuyên gia tài chính vi mô và là giáo sư của Trường Đại học Columbia được thử nghiệm ở Campuchia. Mục tiêu chính mà Waterfield muốn là làm sao xóa được khoảng cách rất lớn giữa nhu cầu vay những món vay nhỏ và các tổ chức tài chính cung cấp dịch vụ cho vay đó. Nếu thành công, chương trình này sẽ giúp đại đa số người nghèo trên thế giới có thể tiếp cận nguồn vốn tín dụng nhỏ một cách nhân bản hơn.

Một kinh nghiệm khác của Campuchia được cộng đồng quốc tế đánh giá cao đó là hợp đồng cải thiện dịch vụ y tế.

Cuối thập kỷ 90, các chỉ số về y tế của nước này thuộc loại tồi ở Đông Nam Á. Tuổi thọ bình quân người dân tính từ khi sinh là 55 năm. Tỷ lệ tử vong ở trẻ em là 95 trên 1000 ca sinh. Và tỷ lệ tử vong của bà mẹ là 437 trên 1000 ca sinh. Hệ thống chăm sóc sức khoẻ cộng đồng vẫn còn thô sơ, bệnh nhân than phiền chất lượng rất thấp. Đứng trước thực tế đó, chính phủ Campuchia đã thực hiện một loạt các giải pháp nhằm quyết tâm cải thiện tình trạng hiện tại, trong số đó phải kể đến hình thức hợp đồng thuê ngoài. Vào năm 1998, chính phủ đã ký hợp đồng với các tổ chức phi chính phủ để cung ứng dịch vụ y tế ở một số huyện.

Ký hợp đồng thuê dịch vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu bao gồm hai hình thức hoặc thuê trong hoặc thuê ngoài. Để thấy được hiệu quả do ký hợp đồng thuê dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, chính phủ đã đưa ra ba vùng sử dụng hình thức cung ứng khác nhau. Nhà thầu được chọn thông qua một quá trình cạnh tranh dựa trên chất lượng đề xuất kỹ thuật và giá cả của họ. Có ba cách tiếp cận được sử dụng:

Thuê ngoài, nhà thầu có toàn bộ trách nhiệm cung ứng dịch vụ đã nêu cụ thể trong huyện, trực tiếp tuyển dụng nhân viên và có toàn quyền kiểm soát quản lý.

Thuê trong, nhà thầu chỉ hỗ trợ quản lý cho các nhân viên y tế dịch vụ công, và các chi phí hoạt động thường xuyên được chính phủ cung cấp thông qua những kênh thông thường của chính phủ.

Vùng đối chứng, duy trì hình thức chính phủ cung ứng bình thường.

Điểm lưu ý ở đây đó là ngân sách chỉ hỗ trợ cho hai địa bàn nơi áp dụng hình thức thuê trong và đối chứng. Sau một thời gian vận hành, kết quả cho thấy ở tất cả các địa bàn áp dụng hình thức thuê dịch vụ như sau:

- Tăng được diện phục vụ trong một thời gian ngắn, điều đáng quan tâm hơn là người nghèo đã được tiếp cận với các dịch vụ y tế nhiều hơn và chất lượng hơn. Sở dĩ đạt được kết quả như vậy là do mức độ thường xuyên sẵn có thuốc men và nhân viên có trình độ đã tăng cường được việc cung ứng dịch vụ tại các trung tâm y tế ở làng xã, nơi mà hầu hết người nghèo tập trung. Ngoài ra, khi ký kết hợp đồng cung ứng dịch vụ, một loạt các chỉ số y tế dùng để đánh giá mức độ hoàn thành cũng như chất lượng của dịch vụ được cung ứng đã được thoả thuận giữa chính phủ và các tổ chức phi chính phủ. Thêm vào đó, mức độ sẵn có các dịch vụ y tế ở các làng xã đã làm giảm chi phí đi lại để khám chữa bệnh. Điều này một lần nữa làm cho người nghèo được tiếp cận với dịch vụ y tế nhiều hơn.

- Cải thiện dịch vụ y tế cho người nghèo đòi hỏi nhân viên y tế phải được đãi ngộ thoả đáng, được hỗ trợ và chỉ đạo hiệu quả. Các tổ chức phi chính phủ đã giải

quyết tốt vấn đề này. Đối với hình thức thuê ngoài, mặc dù không qui định phí sử dụng chính thức, không khuyến khích nhân viên y tế lấy phí “không chính thức” nhưng các tổ chức phi chính phủ vẫn thu hút và giữ chân các nhà cung ứng dịch vụ y tế, đội ngũ y, bác sĩ bằng cách trả lương căn cứ vào mức lương thị trường và các khoản thưởng khuyến khích theo mức độ hoàn thành và chất lượng công việc của họ. Đổi lại, các tổ chức phi chính phủ yêu cầu người cung ứng phải làm việc trong ngày tại các cơ sở y tế, không được khám bệnh riêng tại nhà. Mặt khác, ở những nơi áp dụng hình thức thuê trong, các tổ chức phi chính phủ đã hỗ trợ tiền lương cho người cung ứng bằng kinh phí riêng của mình. Việc làm đó đã hạn chế được tình trạng khá phổ biến ở những vùng đối chứng, đó là cho phép nhân viên được theo đuổi hành vi tối đa hoá thu nhập cá nhân thông qua các khoản phí không chính thức và khám riêng tại nhà. Điều này đã làm tổn hại đến dịch vụ chăm sóc y tế công cộng cho những người nghèo nhất trong số người nghèo.

Cơ cấu phí minh bạch và có thể dự đoán trước đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ y tế. Ở nơi áp dụng hình thức thuê trong- nơi duy nhất trong ba vùng- xây dựng hệ thống phí sử dụng chính thức. Mức phí này được ban hành có sự tham khảo ý kiến của cộng đồng có tác dụng khuyến khích nhân viên y tế rất lớn. Mức phí này được niêm yết ở nơi công cộng đã hạn chế được phần nào hiện tượng đưa tiền cho nhân viên y tế, do đó chi tiêu từ tiền túi cho y tế có giảm hơn vùng đối chứng nhưng không bằng vùng thuê ngoài. Như vậy, với việc giảm chi phí tiền túi cá nhân cho dịch vụ và cơ cấu phí minh bạch đã làm tăng cầu về dịch vụ chăm sóc y tế của người nghèo.

Kinh nghiệm của Thái Lan

Trong những năm qua Thái Lan đã có nhiều cố gắng để thực hiện chương trình XĐGN nhất là những người nghèo ở nông thôn và vùng miền núi và đã đạt được nhiều kết quả đáng kể. Thái Lan đã ban hành và thực hiện nhiều chính sách xóa đói giảm nghèo, điển hình là chính sách hỗ trợ tài chính vi mô của Ngân hàng nông nghiệp hợp tác xã tín dụng (BAAC) để giúp người nghèo ở thành thị và nông thôn miền núi để có khả năng tham gia vào phát triển sản xuất nông nghiệp và các hoạt động liên quan đến nông nghiệp.

BAAC cung cấp các món vay nhỏ tới người nghèo không có tài sản thế chấp, có nghề nghiệp ổn định và lịch sử tín dụng tốt. Hoạt động tín dụng vi mô cho phép người nghèo thực hiện các dự án nhỏ nhằm nâng cao thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống và thoát nghèo. BAAC thực hiện cho vay bán buôn thông qua các tổ nhóm và các

tổ nhóm sẽ cho các thành viên vay lại với các điều kiện là: Tổ nhóm phải có khả năng quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh và có kế hoạch sản xuất cụ thể.

Ở Thái Lan có một số hiệp hội tín dụng chuyên hỗ trợ người nghèo như: Hiệp hội tín dụng Klongchan, Liên đoàn hiệp hội tín dụng Thái Lan, Quỹ rủi ro; Quỹ tương hỗ vv...

Chính phủ Thái Lan có chính sách khuyến khích sản xuất hàng hoá với nhiều chương trình như: Một bản một sản phẩm (OTOP), quỹ phát triển nông thôn và xóa đói giảm nghèo, dự án xanh, giáo dục phổ cập phổ thông, trợ cấp học bổng hoặc cho vay đối với con em người nghèo ở nông thôn miền núi vào đại học. Đặc biệt là dự án Me Pha Luổng ở tỉnh Xiêng Rai, Thái Lan, là một dự án có quy mô lớn trên vùng miền núi, phục vụ đồng bào dân tộc Hmông trồng hoa mầu, hoa quả, hoa vùng khí lạnh các loại cung cấp cho thị trường Băng Kok và các loại cây trồng ngắn ngày và dài ngày, tạo việc làm và thu nhập cho người nghèo.

Trong kế hoạch phát triển 5 năm lập trong các giai đoạn, Thái Lan đã chú trọng 5 nguyên tắc để tập trung vào phát triển nông thôn miền núi và xóa đói giảm nghèo:

1) Tập trung vào những khu vực nông thôn miền núi lạc hậu, thiệt thòi.

2) Các dịch vụ xã hội chỉ cấp đến cho mức dân sinh, đáp ứng nhu cầu tối thiểu trong đời sống của người dân.

3) Phát triển nguồn nhân lực để họ có thể tự giúp mình thoát đói nghèo.

4) Chọn những kỹ thuật và giải pháp công nghệ đơn giản và ít tốn kém để tất cả các vùng thiệt thòi và có đối tượng đói nghèo đều có thể áp dụng được.

5) Khuyến khích chính đối tượng tham gia vào quá trình giải quyết các vấn đề cho chính họ.

Trong việc phát triển nông thôn miền núi Thái Lan đã phân loại các làng bản và huyện nghèo, lạc hậu và trung bình để thực hiện các chính sách phát triển nông thôn miền núi cho thiết thực với tình hình thực tế của từng địa phương và có các dự án như sau: Dự án hỗ trợ các hoạt động cấp làng xã, dự án cung cấp các dịch vụ cơ bản và dự án hỗ trợ sản xuất nông nghiệp. Các dự án này có mục đích giúp người nghèo vượt ra khỏi hoàn cảnh của họ. Nhà nước luôn duy trì ngân sách cho các khu vực này để tạo công ăn việc làm cho dân nghèo. Chính phủ Thái Lan đã xác nhận rằng vấn đề không có đất ruộng làm ăn là một nguyên nhân chính của nghèo của nhân dân, năm 1975 Chính phủ đã ban hành đạo luật cải cách ruộng đất nông nghiệp, chia đất giao đất cho người nghèo

Kinh nghiệm của Bangladesh

Bangladesh là nước nông nghiệp với dân số khoảng trên 120 triệu người nhưng trên 80% dân số sống tại nông thôn và bằng nghề nông, thu nhập GDP bình quân đầu người chỉ khoảng 120 -150USD năm 1999. Phần lớn hộ nông dân thiếu đất canh tác và thiếu vốn sản xuất, trong đó Ngân hàng Nông nghiệp có vốn nhàn rỗi nhưng không dám cho người nghèo vay vì không có tài sản thế chấp, tình trạng tư nhân cho vay nặng lãi gây khó khăn cho người nghèo. Tuy nhiên, Bangladesh đã thành công với hoạt động cung cấp tín dụng vi mô của ngân hàng Grameen.

Ngân hàng Grameen do chính những người vay làm chủ thông qua việc góp cổ phần của khách hàng. Mục đích chính là để đem tín dụng đến với những người nghèo ở vùng nông thôn, chủ yếu là phụ nữ trong nỗ lực XĐGN. Ngân hàng cung cấp những khoản vay phục vụ mục đích sản xuất kinh doanh và nhà ở. Tất cả các khoản vay đều không cần thế chấp và không áp dụng các công cụ pháp lý. Bên cạnh khoản vay phục vụ cho sản xuất và nhà ở, Ngân hàng Grameen thiết kế chương trình cho vay đặc biệt dành cho những người ăn mày muốn kiếm kế sinh nhai ổn định. Ngoài ra để nhằm khuyến khích các thành viên của Grameen dành cho con em họ điều kiện giáo dục tốt nhất, Grameen trao học bổng cho con em họ.

Từ khi xuất hiện hình thức cấp tín dụng cho người nghèo Grameen Bank, người nghèo tại Bangladesh đã được hưởng một sự giúp đỡ rất hiệu quả. Bất cứ người nông dân nào không có đất canh tác, thu nhập dưới 100USD đều được vay vốn và không cần thế chấp. Mức vay thấp nhất là 200 USD. Grameen Bank cho vay đến tận tay người nghèo, thủ tục đơn giản, hướng dẫn chu đáo, đặc biệt là khai thác triệt để những đặc điểm của người nghèo, khơi dậy mặt tích cực của họ, nhờ đó số hộ nghèo tự vươn lên thoát nghèo.

Với một cơ cấu tổ chức và mô hình quản lý hợp lý cũng như mạng lưới rộng khắp, Grameen đã cung cấp tín dụng cho một số lượng lớn người nghèo. Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây là nguồn vốn của Ngân hàng Grameen 100% là từ tiền dư tiết kiệm, trong đó hơn 63% là tiết kiệm từ các thành viên vay vốn ngân hàng. Từ năm 1995, Grameen đã không nhận thêm bất kỳ nguồn vốn tài trợ nào. Trong tương lai, ngân hàng cũng không có chủ trương nhận tài trợ hoặc thậm chí là vay từ các nguồn bên ngoài. Số tiền tăng trưởng từ hoạt động của Grameen đủ để bù đắp chi phí hoạt động và mở rộng các chương trình tín dụng. Tiền tiết kiệm ở Grameen được huy động theo hai hình thức bắt buộc và tự nguyện, tiền tiết kiệm bắt buộc được hưởng lãi suất và có thể rút ra sau ba năm.

Để chủ động nguồn vốn, Grameen huy động tiết kiệm với lãi suất cao hơn Ngân hàng thương mại và cho vay với lãi suất thấp hơn Ngân hàng thương mại. Lãi suất huy động tiết kiệm trung bình của Grameen là 8.5%/năm, mức lãi suất huy động cao nhất là 12%/năm. Lãi suất cho vay của Grameen còn thấp hơn lãi suất nhà nước áp dụng.

Mô hình của ngân hàng Grameen thành công và đạt được sự bền vững nhờ những yếu tố:

Thứ nhất về nguồn vốn: Grameen áp dụng hình thức tiết kiệm bắt buộc và huy động tiết kiệm với mức lãi suất cạnh tranh so với ngân hàng thương mại vì vậy thu hút được nguồn tiết kiệm rất lớn từ không chỉ người nghèo mà còn từ trong dân cư. Ngoài tiết kiệm, Grameen còn thu hút vốn thông qua các chương trình bảo hiểm, quỹ lương hưu như một nguồn thu tiết kiệm thời hạn dài.

Thứ hai về bảo đảm lợi nhuận: Grameen áp dụng mức lãi suất cho vay cao đủ để bù đắp chi phí hoạt động và thu được lợi nhuận. Grameen sử dụng hình thức tiết kiệm bắt buộc và thu phí bảo hiểm tiền vay để đảm bảo luôn có nguồn bù đắp cho những tổn thất tín dụng. Ngoài ra, tuy không bắt buộc trách nhiệm liên đới trong các tổ nhóm, Grameen vẫn đảm bảo mức thu nợ cao nhờ phân kỳ trả nợ ngắn (trả hàng tuần) và cung cấp nhiều dịch vụ và cơ hội phụ thêm cho khách hàng như cổ phần, lương hưu, học bổng nhằm giữ khách hàng luôn muốn sinh hoạt với Grameen trong dài hạn.

Thứ ba về quản lý: Grameen xây dựng hệ thống sổ sách đơn giản, mỗi khách hàng có một quyển sổ tiết kiệm vay vốn, hàng tuần trả nợ đều được cán bộ tín dụng ký xác nhận, một tháng giám đốc chi nhánh kiểm tra một lần và ba tháng giám đốc khu vực cùng với kiểm toán ngân hàng kiểm tra một lần nữa. Tiền mặt được quay vòng ngay trong ngày, sáng cán bộ tín dụng đi thu nợ và chiều giải ngân tại chi nhánh giúp ngân hàng không bị đọng vốn.

Kinh nghiệm của Việt Nam trong giảm nghèo đa chiều

Ngân hàng Thế giới, đánh giá rất cao những nỗ lực của Việt Nam trong xóa đói giảm nghèo và Việt Nam đang trở thành một trong những hình mẫu thành công cho các dự án xóa đói giảm nghèo. Thành công đó đã góp phần đáng kể vào việc nâng cao vị thế của Việt Nam những năm gần đây.

Chính sách giảm nghèo bền vững là hệ thống chính sách được tích hợp trong nhiều chủ trương, chính sách, pháp luật khác nhau ở Trung ương và địa phương, nhưng tập trung nhất trong 02 Chương trình mục tiêu quốc gia đó là Chương trình giảm nghèo bền vững và Chương trình xây dựng nông thôn mới. Chương trình mục

tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững đã được thực hiện bởi hai giai đoạn 2011-2015 và 2011-2020.

Thủ tướng ban hành Quết định 1722/QĐ-TTg ngày 02/9/2020 phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2011-2020 gồm các nội dung:

- Hỗ trợ các huyện, xã nghèo, bao gồm: Đầu tư vào kết cấu hạ tầng sản xuất và

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nghèo đa chiều ở tỉnh Saravanh, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (Trang 54 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(187 trang)
w