Quan điểm giảm nghèo đa chiều của tỉnh Salavan

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nghèo đa chiều ở tỉnh Saravanh, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (Trang 123 - 124)

Quan điểm 1: Giảm nghèo đa chiều phải đặt trong mối tương quan với sự phát triển của các mục tiêu kinh tế - xã hội khác của tỉnh. Việc đặt vấn đề đầu tư phát triển con người (như chăm sóc sức khỏe, xây dựng nhân lực, và tạo ra một môi trường sống giúp cho người dân phát huy năng lực và quyền dân chủ trong cộng đồng) ngang với mức đầu tư phát triển kinh tế - xã hội là việc làm hết sức cần thiết. Cần phải huy động nguồn lực của Nhà nước, của xã hội và của người dân để khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của từng xã, từng vùng, nhất là sản xuất làng nghề, nông nghiệp để vừa xóa đói giảm nghèo vừa phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

Quan điểm 2: Phải có sự nhận thức đúng ý nghĩa và tầm quan trọng vấn đề nghèo đa chiều và giảm nghèo đa chiều để có kế hoạch hành động phù hợp, tránh sự trùng lặp với các chương trình xóa đói, giảm nghèo hiện nay. Vấn đề đầu tư phát triển con người toàn diện ngày nay là mối quan tâm lớn của hầu hết các quốc gia trên thế giới, thu hút nhiều rất nhiều nhà nghiên cứu, tổ chức xã hội nghiên cứu, phân tích. Tuy nhiên việc nhận thức đúng về vấn nghèo đa chiều trên địa bàn huyện là việc làm rất cần thiết. Các chương trình xóa đói giảm nghèo hiện nay vốn dĩ đã bao hàm một phần ý nghĩa của việc giảm nghèo đa chiều tuy nhiên phương pháp tiếp cận còn ở mức độ đơn chiều, thiếu tính tổng hợp. Hiểu đúng ý nghĩa và tầm quan trọng vấn đề nghèo đa chiều hiện nay huyện đang phải gánh chịu để có kế hoạch hành động cụ thể để bổ

sung, lồng ghép thêm các công tác phát triển con người theo hướng toàn diện hơn, tránh sự trùng lặp, chồng chéo với các chương trình, chính sách giảm nghèo đang thực thi.

Quan điểm 3: Giảm nghèo đa chiều tức là phải nâng cao các phúc lợi xã hội cơ bản của nhân dân, đặc biệt là đối với người nghèo, vùng nghèo, các đối tượng chính sách trong điều kiện xây dựng nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế. Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường phát triển, sự phân hóa giầu nghèo ngày càng rõ rệt giữa các tầng lớp dân cư. Cần có chính sách và giải pháp phù hợp nhằm hạn chế phân hóa giàu nghèo, giảm chênh lệch mức sống giữa các vùng, các xã trên địa bàn huyện. Nâng cao phúc lợi chung và bảo đảm cung ứng tốt các dịch vụ xã hội cơ bản, trước hết là về y tế, giáo dục...và dịch vụ công cộng liên quan trực tiếp đến đời sống nhân dân .

Quan điểm 4: Giảm nghèo đa chiều phải có, sự tham gia và sự phối hợp thực hiện nhịp nhàng giữa nhà chức trách, các tổ chức xã hội, tổ chức từ thiện và quần chúng nhân dân. Tăng cường đầu tư từ ngân sách để tiếp tục phát triển cơ sở vật chất - hạ tầng xã hội. Bên cạnh đó, huy động sự tham gia với tinh thần trách nhiệm cao của các tập đoàn kinh tế, các công ty nhà nước và tư nhân, Ngân hàng thương mại…và đặc biệt là từ chính bản thân người nghèo để thu hút, tập trung nguồn lực cho công tác giảm nghèo.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nghèo đa chiều ở tỉnh Saravanh, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (Trang 123 - 124)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(187 trang)
w