Dựa vào số liệu của bảng 3.6 và hình 3.10 tôi nhận thấy các CT đƣợc bổ sung NAA sinh trƣởng và phát triển tƣơng đối tốt, ở CT4 cho hệ số nhân chồi
cao nhất là 5,11 sau 8 tuần nuôi cấy chồi, chồi mọc đều, xanh, mập. Ở CT3 CT2 và CT1 khi nồng độ NAA tăng dần thì hệ số nhân chồi giảm dần từ 3,85 chồi của CT3 đến 3,56 chồi ở CT1, chồi mọc thƣa, màu xanh, hơi nhỏ. Ở CT ĐC cho tỉ lệ ra chồi thấp nhất là 2,87 chồi, chồi mọc thƣa, xanh, nhỏ bởi vì không đƣợc bổ sung NAA.
Nhƣ vậy sau 8 tuần nuôi cấy thì cây in vitro lan Thiên nga (Cycnoches chlorochiron) sinh trƣởng phát triển tốt nhất ở môi trƣờng MS đƣợc bổ sung thêm 100ml nƣớc dừa/lít, 100g khoai tây/lít, 30g saccarozơ/lít, 6g agar/lít, 0,5g than hoạt tính/lít, pH 5,6 và chất điều hòa sinh trƣởng là BAP nồng độ 1mg/lít hoặc NAA 0,5mg/lít.
3.3. Ảnh hƣởng của giá thể đến tỉ lệ sống sót của lan Thiên nga (Cycnoches
chlorochiron) khi ra cây
Sau thời gian nuôi cấy khi đạt đủ các chỉ tiêu về rễ, thân, lá cây sẽ đƣợc đƣa ra ngoài môi trƣờng để huấn luyện và ra cây. Để lựa chọn đƣợc giá thể tốt nhất cho cây tôi tiến hành trồng thử nghiệm 30 cây trên các CT với các thành phần khác nhau nhƣ sau:
+ CT1: 100% dớn trắng ( đã ngâm sát khuẩn) + CT2: 100% mụn sơ dừa ( đã ngâm sát khuẩn)
+ CT3: 50% mụn sơ dừa + 50% đá perlit ( ngâm nƣớc vôi trong qua đêm ) + CT4: 70% mụn sơ dừa + 30% đá perlit ( ngâm nƣớc vôi trong qua đêm) Sau 7 ngày tôi thu đƣợc kết quả nhƣa sau:
Bảng 3. 7. Tỉ lệ sống sót khi ra cây Công thức Tỉ lệ sống sót (%) Số cây chết CT1 86,67% 4 CT2 90% 3 CT3 83,33% 5 CT4 100% 0
CT4