Ảnh hƣởng của chất điều hòa sinh trƣởng NAA đến sự sinh trƣởng phát

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng đến sự phát sinh cơ quan của lan thiên nga (cycnoches chlorochỉon) giai đoạn in vitro (Trang 38)

CHƢƠNG III : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.2. Ảnh hƣởng của chất điều hòa sinh trƣởng NAA đến sự sinh trƣởng phát

phát triển của cây in vitro lan Thiên nga ( Cycnoches chlorochiron)

3.2.1. Ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng NAA đến sự sinh trưởng phát triển thân, rễ của cây in vitro lan Thiên nga ( Cycnoches chlorochiron) phát triển thân, rễ của cây in vitro lan Thiên nga ( Cycnoches chlorochiron)

Để tìm ra nồng độ thích hợp nhất của chất điều hòa sinh trƣởng NAA ảnh hƣởng đến sinh trƣởng phát triển của cây in vitro lan Thiên nga tôi đã tiến hành nuôi cấy trên môi trƣờng nền MS có bổ sung 100g khoai tây/lít, 100ml nƣớc dừa/lít, 30g saccarozơ/lít, 6g agar/lít, 0,5g than hoạt tính/lít, pH 5,6 với các

nồng độ NAA khác nhau. Sau đó tiến hành đánh giá xem với MT MS thì ở nồng độ nào chất điều hòa sinh trƣởng NAA có tác dụng mạnh nhất đến sự sinh trƣởng, phát triển của cây in vitro lan Thiên nga (Cycnoches chlorochiron)

Bảng 3.4. Ảnh hƣởng của chất điều hòa sinh trƣởng NAA đến sự sinh trƣởng phát triển của cây in vitro lan Thiên nga (Cycnoches chlorochiron)

Công thức Chiều cao thân (mm) Số rễ Chiều dài rễ (mm) Tỉ lệ ra rễ (%) Khối lƣợng tƣơi (g) ĐC 25,75±1,32 3.4±0,14 24.91±1,52 100% 1,84±0,57 CT1 33,81±0,91 4,2±0,17 29.29±1,29 100% 2,84±0,62 CT2 32,36±1,54 4,6±0,22 34,35±1,47 100% 4,74±0,45 CT3 37,29±1,27 5±0,1 33,58±1,36 100% 6,24±0,37 CT4 46,76±1,21 6,6±0,19 29,23±1,22 100% 10,41±0,41

Hình 3.6. Ảnh hƣởng của NAA đến sự sinh trƣởng phát triển thân, rễ của cây in vitro lan Thiên nga (Cycnoches chlorochiron)

Hình 3.7. Ảnh hƣởng của NAA đến sự sinh trƣởng phát triển của thân cây

Chất điều hòa sinh trƣởng NAA có tác dụng kích thích sinh trƣởng giãn của tế bào nên nó có tác dụng đến sự sinh trƣởng và phát triển của thân cây trong giai đoạn in vitro.

Dựa vào bảng 3.3 hình 3.5, hình 3.6 tôi nhận thấy các CT đƣợc bổ sung NAA đều sinh trƣởng phát triển tốt, tuy nhiên với các nồng độ khác nhau các cây có sự thay đổi rõ rệt về chiều cao thân, cụ thể là ở CT4 với nồng độ NAA đƣợc bổ sung là 0,5mg/lít cây có khối lƣợng tƣơi đạt tới 10,41g chiều cao thân là 46,76 mm cao vƣợt trội so với các công thức khác. Ở CT3 chiều cao thân đạt đƣợc là 37,29 mm cao thứ 2 trong các CT, khi nồng độ NAA tăng lên cao từ 1,5mg/lít đến 2mg/lít chiều cao thân ở 2 CT này tƣơng đƣơng nhau lần lƣợt là 32,36 và 33,81 mm. Ở CT đối chứng do không đƣợc bổ sung NAA nên chiều cao thân chỉ đạt đƣợc là 27,75 mm, khối lƣợng tƣơi là 1,84g nhỏ hơn rất nhiều so với các CT đƣợc bổ sung NAA.

Hình 3.8. Ảnh hƣởng của NAA đến sự phát sinh rễ

- Trong giai đoạn in vitro chất điều hòa sinh trƣởng NAA có tác dụng mạnh mẽ đến quá trình phát sinh rễ của cây.

- Qua số liệu của bảng 3.3 và hình 3.6, hình 3.7 tôi nhận thấy ở các CT đƣợc bổ sung NAA đều sinh trƣởng phát triển trƣơng đối tốt, tuy nhiên với các nồng độ NAA khác nhau thì sự phát sinh rễ ở các CT cũng có sự thay đổi, cụ thể là ở CT4 đƣợc bổ sung NAA với nồng độ là 0,5mg/lít cho tỉ lệ ra rễ cao nhất 6,6 rễ, khi nồng độ NAA tăng dần từ 1mg/lít đến 2mg/lít thì tỉ lệ ra rễ giảm dần lần lƣợt là 5 rễ và 4,2 rễ. Ở CT đối chứng số rễ đƣợc tạo ra chỉ là 3,4 rễ thấp hơn rất nhiều so với các CT đƣợc bổ sung NAA.

3.2.2. Ảnh hƣởng của chất điều hòa sinh trƣởng NAA đến sự phát sinh lá của cây in vitro lan Thiên nga (Cycnocheschlorochiron)

Chất điều hòa sinh trƣởng NAA có tác dụng rất quan trọng trong quá trình sinh trƣởng và phát triển của cây trong giai đoạn nuôi cấy in vitro. Sau 8 tuần nuôi cấy tôi thu đƣợc kết quả nhƣ sau:

Bảng 3.5. Ảnh hƣởng của NAA đến sự phát sinh lá ở cây in vitro lan Thiên nga (Cycnoches chlorochiron)

Công thức Số lá (lá) Chiều dài lá (mm) ĐC 5,6±0,17 40,36±1,26 CT1 5,8±0.15 43,89±1,18 CT2 6±0,11 39,92±1,25 CT3 6,2±0.16 46,13±1,32 CT4 6,4±0,13 50,5±1,21

Hình 3.9. Ảnh hƣởng của NAA đến sự phát sinh lá

Dựa vào số liệu của bảng 3.4 và hình 3.9 tôi nhận thấy các CT đƣợc bổ sung NAA có sự sinh trƣởng phát triển tƣơng đối tốt, tuy nhiên số lá của các công thức có sự thay đổi rõ rệt tùy thuộc vào nồng độ NAA. Đối với CT4 đƣợc bổ sung NAA với nồng độ 0,5mg/lít cho ra số lá cao nhất 6,4 lá cao vƣợt trội so với các CT còn lại, khi nồng độ NAA tăng dần từ 1mg/lít đến 2mg/lít thì số lá

đƣợc tạo ra cũng giảm dần, cụ thể là ở CT3 số lá đƣợc tạo ra là 6,2 lá, ở CT2 6 lá, ở CT1 là 5,8 lá. Ở CT ĐC số lá tạo ra chỉ là 5,8 thấp hơn hẳn so với các CT đƣợc bổ sung NAA.

3.2.3. Ảnh hƣởng của NAA đến hệ số nhân chồi, đặc điểm chồi của cây in vitro lan Thiên nga (Cycnoches chlorochiron)

Bảng 3.6. Ảnh hƣởng của NAA đến hệ số nhân chồi

CT 4 tuần 8 tuần Đặc điểm chồi

ĐC 1,74±0.08 2,87±0,09 Chồi xanh, thƣa, nhỏ

CT1 2,32±0,17 3,56±0,18 Chồi xanh, thƣa, nhỏ

CT2 2,67±0,11 3,73±0,12 Chồi xanh, đều, nhỏ

CT3 2,79±0,13 3,85±0,15 Chồi xanh, đều, nhỏ

CT4 3,27±0,09 5,11±0,11 Chồi xanh, đều, mập

Hình 3.10. Ảnh hƣởng của NAA đến hệ số nhân chồi

Dựa vào số liệu của bảng 3.6 và hình 3.10 tôi nhận thấy các CT đƣợc bổ sung NAA sinh trƣởng và phát triển tƣơng đối tốt, ở CT4 cho hệ số nhân chồi

cao nhất là 5,11 sau 8 tuần nuôi cấy chồi, chồi mọc đều, xanh, mập. Ở CT3 CT2 và CT1 khi nồng độ NAA tăng dần thì hệ số nhân chồi giảm dần từ 3,85 chồi của CT3 đến 3,56 chồi ở CT1, chồi mọc thƣa, màu xanh, hơi nhỏ. Ở CT ĐC cho tỉ lệ ra chồi thấp nhất là 2,87 chồi, chồi mọc thƣa, xanh, nhỏ bởi vì không đƣợc bổ sung NAA.

Nhƣ vậy sau 8 tuần nuôi cấy thì cây in vitro lan Thiên nga (Cycnoches chlorochiron) sinh trƣởng phát triển tốt nhất ở môi trƣờng MS đƣợc bổ sung thêm 100ml nƣớc dừa/lít, 100g khoai tây/lít, 30g saccarozơ/lít, 6g agar/lít, 0,5g than hoạt tính/lít, pH 5,6 và chất điều hòa sinh trƣởng là BAP nồng độ 1mg/lít hoặc NAA 0,5mg/lít.

3.3. Ảnh hƣởng của giá thể đến tỉ lệ sống sót của lan Thiên nga (Cycnoches

chlorochiron) khi ra cây

Sau thời gian nuôi cấy khi đạt đủ các chỉ tiêu về rễ, thân, lá cây sẽ đƣợc đƣa ra ngoài môi trƣờng để huấn luyện và ra cây. Để lựa chọn đƣợc giá thể tốt nhất cho cây tôi tiến hành trồng thử nghiệm 30 cây trên các CT với các thành phần khác nhau nhƣ sau:

+ CT1: 100% dớn trắng ( đã ngâm sát khuẩn) + CT2: 100% mụn sơ dừa ( đã ngâm sát khuẩn)

+ CT3: 50% mụn sơ dừa + 50% đá perlit ( ngâm nƣớc vôi trong qua đêm ) + CT4: 70% mụn sơ dừa + 30% đá perlit ( ngâm nƣớc vôi trong qua đêm) Sau 7 ngày tôi thu đƣợc kết quả nhƣa sau:

Bảng 3. 7. Tỉ lệ sống sót khi ra cây Công thức Tỉ lệ sống sót (%) Số cây chết CT1 86,67% 4 CT2 90% 3 CT3 83,33% 5 CT4 100% 0

CT4

Hình 3.11. Rễ cây sau 1 tuần ra cây

Dựa vào bảng 3.5 nhận thấy CT4 có tỉ lệ ra cây sống sót cao nhất 100% vì khi tỉ lệ 70% mụn sơ dừa kết hợp với 30% đá perlit sẽ giúp cho giá thể không quá khô và cũng không quá ẩm giúp cho rễ cây lan Thiên nga (Cycnoches chlorochiron) phát triển tốt nhất. Đối với CT1 và CT2 vì là 100% giá thể là dớn trắng và mụn sơ dừa đều giữ nƣớc rất tốt nên sẽ khiến cây bị thối rễ và chết vì vậy tỉ lệ sống sót của cây ở 2 CT này chỉ đạt 86,67% và 90%. Đối với CT5 tỉ lệ đá perlit quá cao nên sẽ khiến giá thể bị khô và khó giữ nƣớc nên tỉ lệ cây chết cao, tỉ lệ sống sót chỉ đạt 83,33%. Hình 3.11 là hình ảnh cây thực tế đƣợc trồng ở CT3 với điều kiện giá thể hợp lí rễ cây phát triển rất nhanh nên tỉ lệ sống sót rất cao.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Khi tiến hành nghiên cứu nuôi cấy cây in vitro lan Thiên nga trên môi trƣờng nền MS đƣợc bổ sung thêm 100g khoai tây/lít, 100ml nƣớc dừa/lít, 30g saccarozơ/lít, 6g agar/lít, 0,5g than hoạt tính/lít, pH là 5,6 và chất điều hòa sinh trƣởng BAP và NAA với các nồng độ khác nhau. Tôi thu đƣợc kết quả nhƣ sau:

Đối với BAP nồng độ 1ml/lít cho tác dụng tốt nhất đến sự sinh trƣởng phát triển của cây in vitro lan Thiên nga ( Cycnoches chlorochiron) đặc biệt là có tác dụng kéo dài thân, phát triển lá, kích thích phát sinh chồi tốt nhất so với các nồng độ còn lại. Chiều cao thân đạt đƣợc là 34,2mm, số lá tạo ra là 6,6 lá với chiều dài tƣơng đối là 48,98mm, hệ số nhân chồi là 6,15 . Ở nồng độ BAP 1ml/lít khả năng phát sinh rễ cũng cao hơn so với các công thức đƣợc bổ sung BAP ở các nồng độ khác.

Đối với NAA nồng độ 0,5ml/lít cho tác dụng mạnh nhất đến sự sinh trƣởng phát triển của của rễ cây in vitro lan Thiên nga ( Cycnoches chlorochiron) cụ thể là tỉ lệ ra rễ cao nhất 6,6 rễ, khối lƣợng tƣơi nặng nhất 10,41g, chiều dài rễ 29,23mm hệ số nhân chồi là 5,11. Sự phát triển của thân và lá ở nồng độ này cũng đạt kết quả cao nhất so với các nồng độ NAA còn lại.

Đối với giá thể khi ở CT4 với tỉ lệ 70% dớn trắng và 30% mụn sơ dừa đƣợc ngâm nƣớc vôi trong qua đêm cho tỉ lệ cây sống xót cao nhất là 100%.

2. Kiến nghị

Tiếp tục nghiên cứu các nồng độ của các chất điều hòa sinh trƣởng BAP , NAA và nghiên cứu công thức phối hợp giữa BAP với NAA ở các giai đoạn khác trong quá trình nhân giống in vitro của loài lan này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Bùi Danh Chung (2015). “Nghiên cứu nhân giống in vitro loài lan Hoàng thảo Kèn (Dendrobium lituiflorum)”. Luận văn Thạc sĩ khoa Nông nghiệp trƣờng Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

[2]. Trần Hợp (1990), Phong lan Việt Nam, Nhà xuất bản và kỹ thuật Hà Nội. [3]. Dƣơng Đức Huyến (2007), Thực vật chí Viiệt Nam (Flora of Vietnam). Tập 9, Họ Lan - Orchidaceae Juus (Chi thiên nga – Cycnoches chlorochiron). Khoa học và kỹ thuật.

[4]. Vũ Kim Dung, Nguyễn Văn Việt và Bùi Văn Thắng (2016). “Nhân giống lan Hoàng thảo Ý thảo ba màu (Dendrobium gratiosissimum reichenb.f) bằng kĩ thuật nuôi cấy in vitro”. Tạp chí Khoa học và công nghệ lâm nghiệp, số 6-2016. [5]. Vũ Thanh Sắc, Nguyễn Thị Thu Huyền, Lê Thị Lý (2012),” Nghiên cứu nhân giống in vitro lan Hoàng thảo trầm trắng (D. anosmum var.alba)”, Tạp chí khoa học công nghệ, Đại học Thái Nguyên, 93(05), tr 131-135.

[6].Nguyễn Quang Thạch, Nguyễn Thị Lý Anh và Nguyễn Thị Phƣơng Thảo, (2005), Giáo trình công nghệ sinh học nông nghiệp, NXB Nông Nghiệp.

[7]. Nguyễn Thanh Tùng và cộng sự (2010) “Áp dụng phƣơng pháp nuôi cấy lát mỏng tế bào trong nhân giống in vitro cấy lan Hoàng Thảo (Dendrobium aduncum)”.Tạp chí Công nghệ sinh học.

[8]. Nguyễn Văn Vinh, Nguyễn Hữu Lễ (2009), Ảnh hƣởng của chất điều hòa sinh trƣởng thực vật lên sự phát sinh chồi và rễ Phong lan giả hạt D. anosmum, Tạp chí khoa học và công nghệ, tập 47, số 5, 2009 Tr 99 - 10. [9]. Vũ Văn Vụ, Nguyễn Mộng Hùng, Lê Hồng Điệp, (2005), Công nghệ sinh học tế bào, tập 2, NXB Giáo dục, Hà Nội.

Tài liệu tham khảo nước ngoài

[10] Stephen R. Batchelor “Catasetum and cycnoches – Culture influenced by Growth Cycle”

[11] Ned Nash “ Catasetum and cycnoches – Problems Commonly Encountered”

[12] Shivani Vyas, Satyakam Guha (2009), “Rapid regeneration of plants of

Dendrobium lituiflorum Lindl. (Orchidaceae) by using banana extract”. Scientia Horticulturae 121 (2009): 32–37.

[13] M. Maridass. R. Mahesh, G.Raju, A.Benniamin and K.Muthuchelian. In vitro Propagation of Dendrobium nanum through rhizome bud culture.

International Journal of Biological Technology (2010):1(2):50-54.

[14] Tuhuteru S. (2012), “Growth and development of D. anosmum orchid on in vitro culture media with several coconut water concentrations”, Agrologia, Vol. 1, No. 1, April 2012, hal.1-12.

Phú Thọ, ngày tháng 05 năm 2019

Ý kiến của giảng viên hƣớng dẫn Sinh viên thực hiện

(Kí và ghi rõ họ tên) (Kí và ghi rõ họ tên)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng đến sự phát sinh cơ quan của lan thiên nga (cycnoches chlorochỉon) giai đoạn in vitro (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)