Qua bảng 3.2 và hình 3.4 tôi nhận thấy: Ở giai đoạn 8 tuần nuôi cấy khi bổ sung BAP với các nồng độ khác nhau thì cây có sự phát triển khác nhau, hầu
nhƣ các cây đều phát triển tƣơng đối tốt. Ở CT3 có sự phát triển vƣợt trội so với các CT khác cụ thể là ở CT3 đạt tới 6,6 lá, chiều dài lá đạt đƣợc là 49,98 mm cao hơn rất nhiều so với CT ĐC chỉ là 4,8 lá, chiều dài lá là 40,36 mm. Ở các nồng độ khác số lá đƣợc tạo ra chênh lệch nhau không nhiều, khi tăng nồng độ BAP lên tới 1,5mg/lít và 2mg/lít ở CT1 và CT2 lần lƣợt là 5,6 và 5,8 lá chiều dài lá đạt đƣợc là 48,87 và 44,04 mm , khi giảm nộng độ BAP xuống 0,5mg/lít số lá đƣợc tạo ra là 5,4 lá chiều dài lá là 46,91 mm. Các CT đƣợc bổ sung BAP đều cho số lá nhiều hơn so với CT ĐC.
3.1.3. Ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng BAP đến sự phát sinh chồi của cây in vitro lan Thiên nga (Cycnoches chlorochiron) của cây in vitro lan Thiên nga (Cycnoches chlorochiron)
Để tìm ra môi nồng độ BAP thích hợp để nhân nhanh chồi và phát triển chiều cao của chồi tốt nhất, tôi đã tiến hành thí nghiệm nuôi cấy trên MT nền MS có bổ sung 100g khoai tây/lít, 100ml nƣớc dừa/lít, 30g saccarozơ/lít, 6g agar/lít, 0,5g than hoạt tính/lít, pH 5,6 với các nồng độ BAP theo các CT đã nêu trên. Sau đó tiến hành đánh giá các CT để lựa chọn ra với nồng độ nào là thích hợp nhất đối với cây in vitro lan Thiên nga (Cycnoches chlorochiron). Sau 8 tuần nuôi cấy tôi thu đƣợc kết quả sau:
Bảng 3.3. Ảnh hƣởng của BAP đến hệ số nhân, đặc điểm chồi của cây in vitro lan Thiên nga (Cycnoches chlorochiron)
CT 4 tuần 8 tuần Đặc điểm chồi
ĐC 1,74±0,08 2,87±0,09 Chồi xanh, thƣa, nhỏ
CT1 2,45±0,11 3,62±0,12 Chồi xanh, đều, nhỏ
CT2 2,78±0,15 3,91±0,17 Chồi xanh, đều, nhỏ
CT3 3,47±0,12 6,15±0,13 Chồi xanh, đều, mập