Tình hình nghiên cứu lan Thiên nga

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng đến sự phát sinh cơ quan của lan thiên nga (cycnoches chlorochỉon) giai đoạn in vitro (Trang 25 - 28)

CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.3. Tình hình nghiên cứu lan Thiên nga

1.3.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Hiện nay nhu cầu về hoa lan trên thế giới ngày càng lớn vì vậy việc nghiên cứu nhân giống lan rất đƣợc quan tâm và phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên đối với lan Thiên nga thì việc nghiên cứu phát triển và nhân giống bằng phƣơng pháp nuôi cấy mô vẫn còn ít chƣa phổ biến. Các nhà khoa học chủ yếu nghiên cứu về cách trồng và cách chăm sóc lan Thiên nga và nghiên cứu một số yếu tố ảnh hƣởng đến cây lan trƣởng thành nhƣ nhiệt độ, độ ẩm, nƣớc, ánh sáng …

Năm 1983 Ned Nash đã nghiên cứu ảnh hƣởng của ánh sáng tự nhiên và ánh sáng huỳnh quang đến sự phát triển của lan Thiên nga và đƣợc đăng trên tạp chí AOS ( American Orchid Society) của Mỹ

Năm 1981 Burnett đã nghiên cứu sự ảnh hƣởng của nhiệt độ đến sự sinh trƣởng của lan Thiên nga, đã thu đƣợc kết quả nhiệt độ tối thiểu đê Thiên nga phát triển là 150 C. Ở nhiệt độ cao lan Thiên nga rất rễ dính sâu bệnh, đặc biệt là các loài nhện đỏ và nhện hai đốm chúng sinh trƣởng rất nhanh và phá hoại lan Thiên nga. Nghiên cứu đã đƣợc đăng trên tạp chí AOS của Mỹ

Năm 1983 Fuchs và Logyda đã nghiên cứu về sự ảnh hƣởng của nƣớc và phân bón đối với sự sinh trƣởng của cây lan Thiên nga, hai nhà khoa học đã chứng minh đƣợc cần tƣới nƣớc và bón phân chủ yếu vào đầu hè và giữa hè khi lan Thiên nga sinh trƣởng tốt nhất. Nghiên cứu của hai ông đƣợc đăng trên tạp chí AOS của Mỹ.

1.3.2. Tình hình nghiên cứu trong nước

Tính đến cùng thời điểm thực hiện, ở Việt Nam chƣa có một công trình nghiên cứu về nuôi cấy in vitro đối với lan Thiên nga. Tuy nhiên lại có rất nhiều những tài liệu nghiên cứu về những giống lan khác để tham khảo nhƣ một số tác giả đang nghiên cứu về nhân giống in vitro lan trầm D. nestor, đó là: tác giả Nguyễn Hà Phi Long, trƣờng Đại học Nông lâm thành phố Hồ Chí Minh với đề tài “Tạo phôi soma cây lan Dendrobium chịu nhiệt (D. nestor) bằng phƣơng pháp nuôi cấy in vitro” và tác giả Nguyễn Thị Tình tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam với luận văn: “Nghiên cứu xây dựng quy trình nhân nhanh in vitro

giống Lan Hoàng Thảo Trầm Trắng”. Năm 2012, Vũ Thanh Sắc và cộng sự nghiên cứu nhân giống in vitro lan Hoàng thảo trầm trắng (D. anosmum

var.alba) đã tìm ra môi trƣờng nhân nhanh chồi thích hợp nhất là: 1/2MS + đƣờng saccarozơ (20g/l) + agar (10g/l) + chuối xanh nghiền (120g/l)+ nƣớc dừa (10%) + kinetin (1,5mg/l) + than hoạt tính (1g/l) trong môi trƣờng có pH=5,8. Trên môi trƣờng này cho hình thái chồi có màu xanh đậm, lá to, dày, khỏe. Cụm cây nuôi cấy gồm 5 cây sẽ thích hợp cho sự sinh trƣởng của cây con in vitro.

Ngoài ra, còn có một số đề tài nghiên cứu nhân giống in vitro một số loài trong họ Dendrobium nhƣ:

Năm 2009, tác giả Nguyễn Văn Vinh và Nguyễn Hữu Lễ đã nghiên cứu ảnh hƣởng của chất điều hòa sinh trƣởng thực vật lên sự phát sinh chồi và rễ cây phong lan giã hạt D. anosmum. Nhóm tác giả đã tìm ra môi trƣờng nhân nhanh chồi thích hợp nhất có pH = 5,6 là: MS + đƣờng saccarozơ (30g/l) + agar (8g/l) + cacbon hoạt tính (0,5g/l) + BAP (0,5mg/l) hoặc kinetin (1mg/l), và môi trƣờng ra rễ thích hợp nhất có pH = 5,6 là: MS + đƣờng saccarozơ (30g/l) + agar (8g/l) + cacbon hoạt tính (0,5g/l) + IBA (1mg/l) hoặc NAA (1mg/l).

Nguyễn Thanh Tùng và cộng sự (2010), đã áp dụng phƣơng pháp nuôi cấy lát mỏng tế bào trong nhân giống in vitro cây Hoàng thảo thân gãy (Dendrobium aduncum). Trong nghiên cứu của nhóm tác giả này đã dùng vật liệu khởi đầu là chồi in vitro. Kết quả cho thấy mẫu cảm ứng tốt trên môi trƣờng ½ MS có bổ sung thêm 0,5 mg/l BAP và tái sinh tốt trên môi trƣờng MS có bổ sung 3 mg/l Kinetin + 0,3 mg/l NAA.Từ protocorm tỷ lệ chồi đạt đƣợc 5,67 chồi/mẫu.

Năm 2016, Vũ Kim Dung, Nguyễn Văn Việt và Bi Văn Thắng đã thực hiện đề tài: Nhân giống lan Hoàng thảo Ý thảo ba màu (D. gratiosissimum reichenb.f) bằng kĩ thuật nuôi cấy in vitro. Kết quả nghiên cứu cho thấy, nuôi cấy trên môi trƣờng MS bổ sung sucrozơ 30 g/l, cho tỷ lệ mẫu sạch là 96,67 , tỷ lệ phát sinh protocorm 90 với thời gian phát sinh chồi 20 ngày. Cảm ứng tối đa chồi trên môi trƣờng BAP 0,5 mg/l, NAA 0,3 mg/l, Kinetin 0,3 mg/l, dịch chiết khoai tây 100 ml/l, nƣớc dừa 100 ml/l, sucrozơ 30 g/l, cho hệ số nhân chồi và tỷ lệ mẫu tái sinh chồi cao nhất (9,53 và 96,67 ) sau 4 tuần nuôi cấy. Chồi ra rễ 93,33 và chiều dài rễ trung bình 3,22 cm khi nuôi cấy trên môi trƣờng bổ sung IBA 0,2 mg/l, NAA 0,3 mg/l, dich chiết khoai tây 100 mg/l sau 5 tuần nuôi cấy.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng đến sự phát sinh cơ quan của lan thiên nga (cycnoches chlorochỉon) giai đoạn in vitro (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)