7. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
1.2. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ NỘI DUNG QUẢN LÝ THU THUẾ ĐỐ
1.2.2. Yêu cầu về quản lý thu thuế đối với DNNQD
Việc quản lý thu thuế đối với DNNQD cần phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau:
Một là, bảo đảm đúng luật, đúng quy định.
Trước hết, phải tuân thủ quản lý theo Luật Quản lý thuế. Tất cả các sắc thuế đều phải theo trình tự, thủ tục các nội dung của quản lý thu thuế theo luật định, gồm:
- Đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, ấn định thuế. - Thủ tục hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế.
- Xoá nợ tiền thuế, tiền phạt. - Quản lý thông tin về NTT. - Kiểm tra thuế, thanh tra thuế.
- Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế. - Xử lý vi phạm pháp luật về thuế.
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế.
Ngoài những quy định chung của Luật, cần thực hiện những quy định do ngành thuế ban hành. Về cơ bản, mỗi nội dung quản lý thuế đều được quy định chi tiết bằng các quy trình và bất cứ cơ quan thuế nào cũng phải thực hiện đúng quy định của quy trình. Các quy trình nghiệp vụ quản lý thuế hiện nay bao gồm:
- Quy trình quản lý đăng ký thuế.
- Quy trình quản lý khai thuế, nộp thuế và kế toán thuế. - Quy trình hoàn thuế.
- Quy trình miễn thuế, giảm thuế. - Quy trình quản lý thu nợ thuế.
- Quy trình cưỡng chế nợ thuế. - Quy trình kiểm tra thuế. - Quy trình thanh tra thuế.
Hai là, bảo đảm tăng nguồn thu cho NSNN, đồng thời nuôi dưỡng nguồn thu.
Mục đích đầu tiên của quản lý thu thuế là thu cho NSNN để bảo đảm nguồn tài chính duy trì hoạt động của bộ máy Nhà nước.
Mặt khác, thu thuế không phải một lần, hay một kỳ nào đó mà nó được lặp đi lặp lại cùng với sự tồn tại và phát triển của NTT. Vì thế, nếu không nuôi dưỡng nguồn thu thì vô hình chung làm cạn kiệt nguồn thu và Nhà nước khó có thể đảm bảo nguồn thu từ thuế và như vậy thì khó có thể trang trải được các nhu cầu chi tiêu để duy trì bộ máy Nhà nước và thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.
Để nuôi dưỡng nguồn thu, quản lý thuế phải giải quyết được đúng các yêu cầu thu đúng, thu đủ, đồng thời giải quyết tốt mọi chính sách ưu đãi, miễn, giảm, hoàn thuế, tháo gỡ khó khăn, tạo mọi điều kiện cho NTT duy trì tốc độ tăng trưởng trong hoạt động SXKD.
Ba là, bảo đảm tính khoa học và khách quan trong quản lý thu thuế.
Tính khoa học thể hiện ở chỗ là phải dựa vào nền tảng lý luận vững chắc, phù hợp với quy luật khách quan. Tính khoa học trong quản lý thuế cần được tuân thủ từ khâu xây dựng hệ thống tổ chức quản lý thuế cho đến hoạt động quản lý thu thuế.
Khi xây dựng hệ thống tổ chức quản lý thuế, trước tiên cần phải nghiên cứu đến những nhân tố tác động như: trình độ phát triển của nền sản xuất (bao gồm cả lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất), tính chất và đặc điểm của ngành thuế; mối quan hệ giữa quản lý tập trung thống nhất và phân cấp quản lý trong ngành thuế, quan hệ song trùng lãnh đạo giữa ngành dọc và ngành ngang đối với hệ thống tổ chức quản lý thuế, trình độ trang bị công nghệ, cơ sở vật chất cho
hoạt động quản lý và trình độ của cán bộ quản lý thuế. Sau đó, phải bảo đảm những yêu cầu có tính nguyên tắc như: số lượng cấp quản lý tối ưu nhằm bảo đảm tính linh động và phù hợp với thực tế (hiện nay có 3 cấp tương ứng với 3 cấp quản lý hành chính Nhà nước là Trung ương, tỉnh và huyện); loại trừ hiện tượng chồng chéo, trùng lắp hoặc không có người phụ trách tức là tuân thủ nguyên tắc một bộ phận của hệ thống tổ chức có thể đảm nhiệm một hoặc một số chức năng nhiệm vụ, song mỗi chức năng nhiệm vụ không thể bố trí cho hai hoặc nhiều bộ phận khác nhau của hệ thống quản lý thuế.
Về hoạt động quản lý thuế cụ thể, phải luôn luôn tìm ra những điều đã phù hợp, những điều chưa phù hợp trong quy định để bổ sung, sửa đổi cho phù hợp. Tính khoa học thể hiện rõ nhất ở sự vận động, hiện đại hoá và hoàn thiện của quản lý thuế, bằng hoạt động quản lý thuế cụ thể hàng ngày, người ta kiểm nghiệm lại quy định của luật pháp, của các quy trình nghiệp vụ và cả hệ thống tổ chức bộ máy để tiến hành cải cách và hiện đại hoá, với xu hướng áp dụng CNTT, xây dựng hệ thống thuế điện tử trong một hệ thống hoàn hảo của chính phủ điện tử, quốc gia điện tử.
Tính khách quan thể hiện ở chỗ người quản lý phải tự giác tuân thủ mọi quy định về quản lý thuế, đối xử công bằng với mọi đối tượng của quản lý thuế, tránh áp đặt, chủ quan, duy ý chí. Chẳng hạn, cần bảo đảm công bằng giữa khu vực quốc doanh và khu vực NQD, giữa tổ chức với cá nhân, giữa DN lớn với DNN&V, giữa DN trong nước và nước ngoài...
Bốn là, bảo đảm tính hiệu lực và hiệu quả trong quản lý thu thuế.
Bảo đảm tính hiệu lực thể hiện ở chỗ kết quả quản lý thu thuế so với mục tiêu đề ra phải cao. Theo đó, mọi DN đều tuân thủ và tiền thuế được nộp vào NSNN đúng, đủ, kịp thời.
Bảo đảm tính hiệu quả nghĩa là bảo đảm tỉ lệ giữa chi phí quản lý thuế so với kết quả thuế thu được là thấp nhất. Suy rộng ra, chi phí quản lý thuế bao gồm chi phí xã hội, tức là bao gồm cả chi phí của DN và chi phí của Nhà nước cho cơ quan thuế. Để quản lý thuế có hiệu quả thì phải cải cách các thủ tục hành chính
theo hướng đơn giản hoá, dễ thực hiện và cơ quan thuế phải tổ chức phù hợp để tạo mọi điều kiện thuận lợi cho DN chi phí cho việc đăng ký, kê khai, nộp thuế là ít nhất, đồng thời tránh mọi hành vi đặt thêm thủ tục trái với quy định, sách nhiễu, gây phiền hà cho DN.