7. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
3.1.2. Phương hướng đổi mới công tác quản lý thu thuế đối với DNNQD
Xuất phát từ chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hoá (CNH, HĐH) đất nước trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu, rộng mà lĩnh vực thuế phải tiếp tục được cải cách. Chiến lược cải cách thuế đã tác động trực tiếp đến triển khai thực hiện nhiệm vụ của toàn ngành thuế nói chung và ngành thuế tỉnh Phú Thọ nói riêng, đặc biệt là những chủ trương, chính sách khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X đã chỉ rõ: Hoàn thiện chính sách thuế, xây dựng các sắc thuế công bằng, thống nhất, đơn giản, thuận tiện cho mọi chủ thể kinh doanh, từng bước giảm ĐTNT theo mức khoán; chống thất thu thuế đi đôi với nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu.
Hoàn thiện quản lý thu thuế đối với DNNQD theo hướng đơn giản hoá, công khai, minh bạch, hiện đại hoá... cụ thể như sau:
Một là, hoàn thiện quản lý thuế phải gắn với cải cách hệ thống thuế.
Xây dựng hệ thống chính sách thuế đồng bộ, có cơ cấu hợp lý phù hợp với nền KTTH định hướng xã hội chủ nghĩa và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế đồng thời với hiện đại hoá công tác quản lý thuế nhằm đảm bảo chính sách động viên thu nhập quốc dân của Đảng và Nhà nước, đảm bảo nguồn lực tài chính phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước; góp phần thực hiện bình đẳng, công bằng xã hội.
Hệ thống chính sách thuế phải tạo điều kiện thúc đẩy cải cách hành chính và hiện đại hóa công tác quản lý thuế. Đặc biệt, các quy định về thủ tục hành chính thuế phải đảm bảo phù hợp với yêu cầu cải cách hành chính của Nhà nước, vừa đáp ứng các yêu cầu quản lý thuế của Nhà nước, vừa không gây phiền hà, tốn kém cho cả tổ chức, cá nhân nộp thuế và cơ quan thuế.
điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước về đổi mới quản lý thuế, phát triển DN, các quy trình được xây dựng chi tiết cụ thể, rõ ràng đến từng khâu công việc và luôn được bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với thực tế.
Hai là, hoàn thiện quản lý thuế phải gắn với cải cách hành chính về thủ tục đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, ấn định thuế.
Quản lý thuế là một bộ phận của quản lý hành chính Nhà nước. Vì vậy, các quy trình quản lý thuế phải gắn với chương trình tổng thể về cải cách hành chính Nhà nước đặc biệt là vấn đề cải cách thủ tục hành chính thực hiện tốt cơ chế một cửa giải quyết các thủ tục hành chính.
Kê khai thuế hiện đại, chính xác, kịp thời: việc kê khai thuế của DNNQD sẽ được áp dụng công nghệ tin học hiện đại để đảm bảo chính xác, kịp thời; đồng thời giảm bớt hao phí lao động cho cả NNT và cơ quan thuế trong thủ tục nộp tờ khai và nhập tờ khai vào máy tính.
Nộp thuế qua KBNN: xu hướng chuyển tất cả các đối tượng đi nộp thuế trực tiếp tại KBNN, cơ quan KBNN cần phải bố trí những điểm thu thuế thuận lợi để phục vụ các ĐTNT đến nộp thuế.
Ba là, hoàn thiện quản lý thu thuế theo hướng nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý.
Tất cả các khâu, từ tổ chức bộ máy, cán bộ tới cơ chế quản lý thu, quy trình, thủ tục quản lý thu thuế cần phải được tiến hành đồng bộ.
Tổ chức bộ máy phải hợp lý, gọn nhẹ, thực hiện chủ yếu theo mô hình chức năng, đảm bảo thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thuế, nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý và năng lực chỉ đạo của cơ quan thuế từ Trung ương đến địa phương. Mô hình chức năng là mô hình lấy chức năng quản lý thuế làm nguyên tắc bao trùm. Theo đó, cơ cấu tổ chức bao gồm các bộ phận thực hiện một hoặc một số chức năng nhất định trong quy trình quản lý thuế như: Phòng Tuyên truyền và hỗ trợ ĐTNT, Phòng Quản lý tờ khai và kế toán thuế, Phòng Cưỡng chế và quản lý thu nợ, Phòng Thanh tra thuế...).
vụ về thuế: NTT căn cứ các quy định tại các luật thuế để xác định nghĩa vụ thuế của mình, kê khai chính xác, nộp tờ khai thuế và nộp thuế đúng thời hạn. Cơ quan thuế không can thiệp vào việc thực hiện nghĩa vụ thuế của NTT nếu NTT tự giác tuân thủ nghĩa vụ. Cơ quan thuế có trách nhiệm tuyên truyền, hỗ trợ, hướng dẫn để NTT hiểu rõ và tự giác thực hiện nghĩa vụ thuế, đồng thời giám sát chặt chẽ việc tuân thủ nghĩa vụ thuế của NTT và thông qua công tác kiểm tra, thanh tra để phát hiện, xử lý kịp thời, đúng đắn những hành vi gian lận, trốn thuế của NTT. Quy trình nghiệp vụ, quy trình xử lý các thủ tục hành chính thuế sẽ phải được chuẩn hoá, công khai, minh bạch theo quy định của Luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Bốn là, hoàn thiện quản lý thu thuế đối với DNNQD theo hướng hiện đại hoá. Việt Nam đang thực hiện sự nghiệp CNH, HĐH có tác động sâu rộng đến tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội. Do vậy, quản lý thuế được hoàn thiện theo hướng hiện đại hoá. Quản lý thu thuế trong điều kiện hiện nay sẽ phải gắn chặt với ứng dụng CNTT - nội dung trung tâm của hiện đại hoá. Chẳng hạn, xây dựng hệ thống thông tin CSDL về tổ chức, cá nhân nộp thuế từ các nguồn thông tin trong và ngoài ngành thuế, phù hợp với chuẩn mực quốc tế; đáp ứng được các yêu cầu quản lý thuế, phân tích, dự báo thu NSNN, công tác chỉ đạo điều hành. Hệ thống thông tin CSDL về tổ chức cá nhân nộp thuế phải đầy đủ các thông tin đáp ứng yêu cầu quản lý thuế và được cập nhật, xử lý, lưu trữ đầy đủ, chính xác, kịp thời.