Thực hiện tốt các khâu trong quy trình quản lý thu thuế đối vớ

Một phần của tài liệu Quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện lâm thao, tỉnh phú thọ (Trang 78 - 80)

7. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

3.2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU

3.2.3. Thực hiện tốt các khâu trong quy trình quản lý thu thuế đối vớ

DNNQD trên địa bàn

Một là, đổi mới các nội dung trong quy trình quản lý kê khai và tính thuế. Trước hết cơ quan thuế các cấp phải đổi mới các nội dung trong quy trình quản lý kê khai tính thuế, cải tiến các thủ tục kê khai; tăng cường công tác hỗ trợ, tư vấn cho ĐTNT; rút ngắn thời gian xử lý tờ khai thuế...

Về thủ tục kê khai, tăng cường trợ giúp DNNQD ngay từ khâu kê khai tính thuế đến chuyển hồ sơ khai thuế đến nơi nhận và thủ tục tiếp nhận. Đa dạng hoá các hình thức kê khai tính thuế xu hướng cơ bản là kê khai thuế điện tử.

Về hỗ trợ và tư vấn, cơ quan thuế cần có một đội ngũ chuyên sâu, chuyên nghiệp về tư vấn thuế cho DN, nắm chắc nghiệp vụ chính sách và thành thạo về kỹ năng kỹ thuật, sẵn sàng làm mẫu, làm thử khi cần thiết, địa điểm tại cơ quan thuế hoặc đến trụ sở DN, đồng thời có phẩm chất nghề nghiệp, tinh thần phục vụ cao miễn phí, coi DN là bạn đồng hành, là khách hàng sẵn sàng chăm sóc phục vụ.

Hai là, hoàn thiện quản lý thu - nộp thuế.

Đây là khâu công việc mang tính kỹ thuật cụ thể, có số lượng lớn và chiếm nhiều thời gian đối với cơ quan thuế, có liên quan trực tiếp đến DN trong việc đối chiếu công nợ, vì vậy được coi là khâu trung tâm của hoạt động quản lý thu thuế và cần được quan tâm hoàn thiện bao gồm: cải tiến quy trình và cách thức

thông báo số thuế, đổi mới kế toán thuế, tăng cường quản lý nợ, thực hiện các biện pháp cưỡng chế thuế.

Về thông báo số thuế: hiện nay thực hiện cơ chế tự khai, tự nộp, việc nộp thuế thường phát sinh đồng thời với việc kê khai và tính thuế cho nên ít phát sinh và không nhất thiết phải phát hành thông báo nộp thuế đối với số thuế còn trong thời hạn nộp theo luật định. Thông báo thuế do đó được chuyển thành hình thức thông báo nợ thuế (tức số thuế đã quá hạn nộp), như vậy thông báo nộp thuế phải bảo đảm chính xác, rõ ràng và phát hành vào thời điểm thích hợp.

Về kế toán thuế: có thể nói kế toán thuế là khâu cung cấp, phản ánh thông tin kết quả của quản lý thuế trong công tác quản lý thu thuế. Kế toán thuế vừa phải tuân thủ các nguyên tắc của kế toán nói chung (quy định của Luật Kế toán) vừa mang nét đặc thù riêng, phương pháp cơ bản nhất là theo dõi số thuế phát sinh phải nộp, số thuế đã nộp và số thuế còn phải nộp theo công thức chung là :

Số thuế còn phải nộp = Số thuế phải nộp - Số thuế đã nộp.

Cho đến nay, kế toán thuế vẫn theo phương pháp ghi đơn trên sổ mà không sử dụng phương pháp tài khoản, do đó hạn chế khi một DN phát sinh nhiều khoản tăng giảm theo dõi không kịp thời khó phản ánh, dẫn đến số liệu sai lệch.

Để hoàn thiện kế toán thuế, giải pháp đặt ra là phải áp dụng phương pháp tài khoản kế toán - ghi sổ kép. Tài khoản sử dụng chính ở đây là tài khoản Phải thu thuế, có thể mở cấp hai theo loại đối tượng và mỗi loại chi tiết đến từng DN, tổ chức cá nhân nộp thuế. Chẳng hạn, bên nợ ghi số thuế phát sinh phải nộp, bên có ghi số thuế đã nộp, dư nợ hoặc có, nếu dư nợ là DN còn nợ thuế, nếu dư có tức DN nộp thừa thuế.

Về quản lý thu nợ và cưỡng chế thuế, đây là một khâu công việc quan trọng. Từ khi Luật Quản lý thuế có hiệu lực, trong điều kiện KTTH, việc nợ thuế là khó tránh khỏi.

Để thu nợ hiệu quả, cần phân tích và phân loại nợ kết hợp với phân tích tài chính DN; xác định nguyên nhân, tình trạng nợ của DN. Từ đó có kế hoạch, biện pháp thu nợ phù hợp.

Ba là, đổi mới hoạt động kiểm tra, thanh tra thuế đối với DNNQD.

Với số lượng DNNQD tăng nhanh, cơ quan thuế không thể thanh tra, kiểm tra tất cả DN, vì thế phải giới hạn phạm vi. Phạm vi đó bao gồm những DN có mức độ rủi ro về thuế cao tức có những biểu hiện ẩn lậu, trốn lậu thuế nhằm không gây phiền hà, cản trở công việc kinh doanh của ĐTNT, không làm tốn kém không cần thiết cho cơ quan thuế. Theo các mô hình sau:

- Chuyển đổi từ việc thanh tra theo diện rộng sang thanh tra theo hệ thống tiêu thức lựa chọn, đi vào chiều sâu theo mức độ vi phạm.

- Chuyển hoạt động thanh tra, kiểm tra chủ yếu tiến hành tại cơ sở kinh doanh sang thanh tra, kiểm tra chủ yếu tiến hành tại cơ quan thuế.

- Chuyển từ thanh tra, kiểm tra toàn diện sang thanh tra, kiểm tra theo chuyên đề và nội dung vi phạm. Chẳng hạn, lập các tổ thanh tra, kiểm tra theo chuyên đề: chống chuyển giá, kê khai thuế của các Chi nhánh, ngăn chặn sử dụng hoá đơn bất hợp pháp, kinh doanh ga, thuế TNCN đối với hoạt động kinh doanh cơ sở hạ tầng và phát triển nhà…

Để lập được kế hoạch thanh tra, kiểm tra theo rủi ro thì phải phân tích từ những thông tin mà DN báo cáo, các thông tin thông thường cần quan tâm như: số liệu tăng giảm đột biến giữa các kỳ tính thuế, số liệu không phù hợp với điều kiện thực tế, số liệu mâu thuẫn nhau...từ đó lên kế hoạch thanh tra và tiến hành thanh tra, kiểm tra theo đúng quy trình.

Một phần của tài liệu Quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện lâm thao, tỉnh phú thọ (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)